Trang chủDu lịchẨm thựcChuyện chủ quán đứng quầy từ sáng tới tối

Chuyện chủ quán đứng quầy từ sáng tới tối


Là thế hệ thứ 3 kế thừa quán phở gia đình, chị Trần Thị Phúc Thịnh, chủ quán chia sẻ lý do luôn đứng ở quầy làm món từ sáng tới tối mà không để bất kỳ ai thay thế.

“Michelin vực dậy quán phở nhà tôi!”

Theo đó, quán phở của gia đình chị Thịnh năm thứ 2 được Michelin Guide gọi tên trong hạng mục Bib Gourmand, kèm theo lời nhận xét:

“Quán ăn giản đơn này đã tự hào phục vụ món phở truyền thống của Việt Nam, kể từ năm 1958. Thực đơn chỉ có 2 món gồm phở gà và phở bò. Bạn có thể thoải mái gọi thêm các thành phần như da gà, lòng đỏ trứng, ức bò và gân bò. Nước lèo trong, đậm đà và có vị ngọt hài hòa”.

Quán 'phở Michelin' ở TP.HCM mở từ năm 1958: Chuyện chủ quán đứng quầy từ sáng tới tối- Ảnh 1.

Chị Thịnh kế thừa quán phở truyền thống của gia đình

Buổi sáng cuối tuần, chúng tôi ghé quán phở nói trên, nằm ở mặt tiền đắc địa trên đường Võ Thị Sáu (Q.3). Chị Thịnh hối hả, tất bật làm món cho khách liên tục đến quán thưởng thức.

Tâm sự với PV, chị chủ cho biết kể từ khi nhận được sự công nhận của Michelin vào năm ngoái, việc buôn bán của quán trở nên thuận lợi hơn, quán đón nhiều khách hơn, đặc biệt là khách nước ngoài.

“Bình thường, quán tôi chỉ đông vào thời điểm cuối tuần, nhưng 1 năm qua, hầu như các ngày trong tuần vẫn đều đặn khách ghé. Nhờ có Michelin, không chỉ khách mới mà nhiều khách cũ cũng tìm lại quán ủng hộ. Michelin đã vực dậy quán phở của gia đình tôi!”, chị Thịnh bày tỏ.

Sở dĩ chị nói vậy, bởi có một giai đoạn ngắn khi chị kế thừa quán từ mẹ mình, nhiều khách quen đã “quay lưng” với quán khi vị phở không còn giống ngày xưa. Từ nỗi băn khoăn đó, chị đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để tìm lại vị phở xưa của quán từ thời ông bà, bằng cách xem lại công thức và gia giảm nguyên liệu. Giờ đây, chị tự hào khi đã tìm lại được vị phở năm nào, được thực khách đánh giá cao.

Quán 'phở Michelin' ở TP.HCM mở từ năm 1958: Chuyện chủ quán đứng quầy từ sáng tới tối- Ảnh 2.

Khách liên tục ghé quán

Quán 'phở Michelin' ở TP.HCM mở từ năm 1958: Chuyện chủ quán đứng quầy từ sáng tới tối- Ảnh 3.
Quán 'phở Michelin' ở TP.HCM mở từ năm 1958: Chuyện chủ quán đứng quầy từ sáng tới tối- Ảnh 4.

Phở bò và phở gà nổi tiếng ở quán Hương Bình

Theo lời chị chủ, quán phở được bà nội chị, cụ Đoàn Thị Rản (đã mất) mở vào năm 1958, khi thời điểm đó nhiều quán phở mọc lên san sát nhau ở con đường này. Gia đình chị vừa kinh doanh phụ tùng xe máy, xe đạp, vừa bán phở. Sau này, khi ông chị tuổi đã cao, họ tập trung hoàn toàn cho việc buôn bán quán ăn, khi được nhiều khách ủng hộ.

Đến nay, quán phở đã truyền tới đời thứ 3, từ đời của ông bà nội đến đời của cha mẹ chị, rồi đến đời của anh em chị. Là cô con gái duy nhất trong nhà có 4 anh em, chị Thịnh kế thừa quán phở của gia đình và dành nhiều tâm huyết cho quán ăn được ông bà, cha mẹ gây dựng nên.

Vì sao chị chủ luôn ở quầy làm món?

Trưa trưa, quán phở đón một đoàn khách đông đúc. Một người trong đoàn khách này cho biết đã ăn phở ở quán này hơn 20 năm nay. Vì thích hương vị phở ở quán, đặc biệt là nước lèo nên thường tới ăn cũng như rủ thêm người thân.

Trong khi đó, anh Quang Nhật (27 tuổi), tới quán ăn phở một mình thì nói rằng anh đến đây lần đầu tiên, khi vừa theo dõi danh sách của Michelin công bố. Tiện đường qua đây hôm nay, anh gọi một phần phở gà ăn thử.

“Thực sự món phở hợp khẩu vị với mình, thịt gà tươi ngon, giữ được độ ẩm, dai, mềm. Điều giá trị nhất trong tô phở là nước lèo hài hòa, vị thanh, độ ngọt vừa phải, hợp khẩu vị của mình. Sợi phở ở đây cũng lạ. Vì làm việc ở Q.3 nên mình sẽ thường ghé đây ăn”, vị khách bày tỏ.

Quán 'phở Michelin' ở TP.HCM mở từ năm 1958: Chuyện chủ quán đứng quầy từ sáng tới tối- Ảnh 5.

Chị Thịnh luôn ở quầy phục vụ khách

[CLIP]: Quán “phở Michelin” ở TP.HCM mở từ năm 1958

Đến quán, nhiều người sẽ thấy chị chủ liên tục ở khu vực quầy, cạnh nồi nước lèo từ sáng tới tối muộn để làm món cho khách chứ không để nhân viên thay thế. Nói về điều này, chị Thịnh bày tỏ trước đây nhiều khách đến ăn nhận xét món phở giữa chị làm và những người phụ làm có vị không giống nhau.

“Kể từ đó, mình luôn là người đứng ở quầy làm món cho khách, mọi người phụ bưng bê, gọi món, làm rau… Khi mình làm món mới ra đúng vị phở mà khách quen mong muốn”, chị bày tỏ.

Từ năm 13 tuổi đã bắt đầu phụ gia đình trong công việc buôn bán, quán ăn với chị Thịnh là ký ức tuổi thơ đặc biệt. Mỗi ngày, chị vẫn miệt mài mang những phần phở tâm huyết, được truyền qua nhiều thế hệ gia đình đến với thực khách đến quán ủng hộ…




Nguồn: https://thanhnien.vn/quan-pho-michelin-o-tphcm-mo-tu-nam-1958-chuyen-chu-quan-dung-quay-tu-sang-toi-toi-185240623141009651.htm

Cùng chủ đề

Nấu phở bò tại nhà theo cách quán Michelin, Tết này mê tít

Michelin Guide mách các bà nội trợ có thể nấu phở Hà Nội đơn giản tại nhà theo phong cách Phở Tư Lùn (hay còn gọi Phở bò Ấu Triệu) nổi tiếng ở Hà Nội. Cách nấu phở đơn giản:1. Rửa sạch xương bò,...

Phở sa tế Chợ Lớn kể câu chuyện văn hóa táo bạo

Michelin Guide vừa có bài giới thiệu món phở sa tế của Oryz Saigon, nơi phở Việt Nam và hủ tiếu sa tế Triều Châu kết hợp với nhau một cách táo bạo. Theo đầu bếp người Singapore này, trong cách nấu ăn truyền...

Món duy nhất của Việt Nam trong danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới

Trang chuyên về ẩm thực TasteAtlas công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024, trong đó có đại diện duy nhất của Việt Nam. Đây là danh sách được công bố thông lệ vào mỗi cuối năm và tiếp tục gây tranh cãi khi những nền ẩm thực hàng đầu thế giới vắng mặt món ngon và một số món ăn dẫn đầu danh sách được cho là không xứng. Tờ New York Post bình luận: "TasteAtlas đã...

Phở Hà Nội trở thành Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia

Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hoá ẩm thực của Hà Nội. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL đưa vào Danh mục...

Phở Thìn Bờ Hồ lên Làng Nủ: Ấm áp vị phở, vị yêu thương

Dù công việc tại hai quán phở Thìn Bờ Hồ (61 Đinh Tiên Hoàng và trên phố Kim Mã) rất bận rộn, cần đến sự coi sóc trực tiếp, nhưng cả hai vợ chồng chị Thu và mẹ đều sẽ lên với bà con Làng Nủ đợt này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm khuyết vị trí này. Tân hiệu trưởng 53 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ tại Cộng hòa Czech. ...

Quần tây, quần jeans và áo cardigan, trang phục hoàn hảo cho mọi dịp

Dưới đây là cách mặc quần tây, quần jeans và áo cardigan nên thử ngay vào mùa xuân...

Bài đọc nhiều

Phở bò Wagyu, gan ngỗng dát vàng đắt đỏ nhất Việt Nam lên báo Mỹ

Theo CNN Travel, số tiền mà khách hàng phải trả cho một bát phở như vậy vào khoảng 170 USD (4,1 triệu đồng Việt Nam). Tọa lạc ở một trong những khách sạn cao nhất Việt Nam, nhà hàng này cho biết mỗi ngày họ chỉ phục vụ đúng năm bát phở đặc biệt. “Phở là món ăn dân tộc của Việt Nam, được thưởng thức ở mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày và tôi muốn bày tỏ...

Việt Nam là một trong 20 nền ẩm thực ngon nhất thế giới

Theo chuyên trang ẩm thực TasteAtlas, ẩm thực Việt Nam đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng 100 nền ẩm thực ngon nhất thế giới năm 2024. Nguồn: https://tuoitre.vn/viet-nam-la-mot-trong-20-nen-am-thuc-ngon-nhat-the-gioi-20241231100335196.htm

'Kiếp nạn thứ 82' của cây đu đủ: Thân muối chua kho cá cực tốn cơm

Đã từ lâu, những món ăn được chế biến từ quả, lá, hoa đu đủ... được nhiều người biết đến và yêu thích. Thế nhưng, việc dùng phần lõi thân cây đu đủ để làm thực phẩm thì có lẽ không nhiều người biết tới. Mới đây, chị Lê Tình (SN 1987, Hà Tĩnh) khiến cộng đồng người yêu thích trồng rau sạch tại nhà "tròn mắt" trước món ăn mà theo chị rất tốn cơm vào mùa đông....

Quán chè nổi tiếng Hà Nội bội thu nhờ ‘món đậu đỏ thoát ế’ ngày Thất tịch

Sáng sớm ngày 22/8 (tức 7/7 âm lịch), Lại Thu Hiền (Thanh Xuân, Hà Nội) dậy sớm hơn mọi khi. Cô gái 24 tuổi tranh thủ rẽ ngang khu chợ gần nhà để mua một cốc chè đậu đỏ mang đi làm, với mong muốn "sớm thoát cảnh độc thân". Hiền cho biết, từ vài ngày trước, cô và đồng nghiệp đã hẹn nhau ăn chè đậu đỏ. Những người trẻ này có niềm tin rằng, "ăn đậu đỏ...

Cùng chuyên mục

Hành muối nước mía ngon lạ miệng, ăn kèm bánh chưng chuẩn vị

Hành muối nước mía là món ăn đặc trưng của người dân Nghệ An, Hà Tĩnh vào dịp tết Nguyên đán. Hành muối bằng cách này sẽ chua ngọt, giòn rôm rốp, không mặn như vị truyền thống. Cận Tết, chị Hoàng Thị Hà ở Nghệ An lại nhớ đến món hành muối nước mía. Đây là món ăn đặc trưng của người dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, chị thường thấy mẹ đem hành muối với nước mía để...

Cách luộc gà cúng ngon và đẹp

Gà cúng giao thừa, cúng tổ tiên là lễ vật quan trọng dịp Tết. Dưới đây là cách luộc gà ngon, không bị nứt da trong các mâm cỗ cúng và đãi khách ngày tết Nguyên đán để một năm luôn may mắn, bình an. Xem nhanh: • 1. Chuẩn bị luộc gà • 2. Cách luộc gà cúng ngon và đẹp • 3. Luộc gà bao nhiêu phút? 1. Chuẩn bị luộc gà Để luộc được con gà cúng ngon với làn...

Cách làm hành muối trắng giòn cho ngày Tết Nguyên đán

Hành muối là món ăn 'chống ngán' trong những bữa cơm ngày Tết. Bạn đã biết cách làm hành muối đúng chuẩn cho ngày Tết chưa? Cùng VietNamNet  tìm hiểu cách làm như dưới đây. Xem nhanh: • 1. Nguyên liệu muối dưa hành • 2. Cách làm hành muối ngon cho ngày Tết • 3. Lưu ý khi làm và bảo quản dưa hành 1. Nguyên liệu muối dưa hành Hành củ: 1kg Nước mắm: 1 bát Đường: 4 muỗng Giấm: 1 bát Muối: 2 muỗng Ớt:...

Cách làm su hào, cà rốt muối xổi ngon miễn chê

Cách làm su hào, cà rốt muối xổi giòn ngọt chống ngán rất đơn giản. Chỉ cần thực hiện vào bước đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ, bạn đã có được đĩa su hào, cà rốt muối xổi chua, giòn ngọt ngon miễn chê.   Nguyên liệu làm su hào, cà rốt muối xổi   - 1 củ su hào to - 1 củ cà rốt vừa - 1/2 thìa ớt băm. - 1 củ tỏi to - Đường, dấm, muối, mắm, hạt...

Cách làm mứt dừa non dẻo và hấp dẫn cho ngày tết Ất Tỵ 2025

Mứt dừa là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Hướng dẫn cách làm mứt dừa non dẻo thơm và đơn giản cho dịp tết Nguyên đán. Cùng vào bếp với VietNamNet để thực hiện món mứt ngon này. Xem nhanh: • 1. Nguyên liệu làm mứt dừa non • 2. Cách làm mứt dừa non dẻo ngon • 3. Cách bảo quản mứt dừa non không bị chảy nước 1. Nguyên liệu làm mứt dừa non Cùi dừa...

Mới nhất

Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1

Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều nay 24-1 tại Hà Nội. ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Tọa đàm Hạ tầng số

(MPI) - Trưa ngày 22/01/2025, theo giờ địa phương, tại Davos, Thuỵ Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tập đoàn Sovico tổ chức Tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới về chủ đề "Hạ tầng số - Năng lượng xanh: Vươn mình trong kỷ nguyên...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Mới nhất