Trang chủNewsThời sựChương trình MTQG giảm nghèo bền vững tạo chuyển biến lớn về...

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tạo chuyển biến lớn về kinh tế – xã hội ở nông thôn, vùng khó khăn huyện Văn Lãng

Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng về việc triển khai và những kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.Thời gian qua, thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn các huyện khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng như Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong đời sống dân sinh. Góp phần hiện thực hóa chính sách vào cuộc sống, có sự đóng góp không nhỏ từ đội ngũ những Người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn.Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo.Thời gian qua, thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn các huyện khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng như Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong đời sống dân sinh. Góp phần hiện thực hóa chính sách vào cuộc sống, có sự đóng góp không nhỏ từ đội ngũ những Người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn.Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng về việc triển khai và những kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.Được hỗ trợ kinh phí mua con giống, hướng dẫn cách làm chuồng, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, nhiều hộ đồng bào dân tộc Cờ Lao trên địa bàn xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang có thêm sinh kế từng bước vươn lên thoát nghèo.Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ 2021 – 2025, Hội LHPN huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những rào cản về định kiến giới, thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới và giúp cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS phát triển toàn diện, có cuộc sống tốt đẹp hơn.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 19/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Xây dựng Khu di tích Plei Ơi thành sản phẩm du lịch đặc thù. Lúa ngô dệt mùa no ấm. Du lịch nông thôn ở huyện Ðạ Huoai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Công an huyện Bảo Lâm, Cao Bằng vừa bắt giữ hai đối tượng có biểu hiện manh động mang súng tự chế và dao đe dọa cướp tài sản của người dân.Nắng vừa mới hé, bầu trời như được ai đó nhấc bổng lên cao vút. Từng đám mây trắng ngần rải rác như những hòn đảo nhỏ trên vòm trời. Tôi ngồi cạnh già Thông, ông ôn tồn bảo: Hạnh phúc là xóm thôn hài hoà, mỗi người đều nghĩ cho người khác, nghĩ cho nhau. Hạnh phúc là một người vì mọi người, mọi người vì một người, những nếp nhà có thể xa nhau nhưng nếp nghĩ phải gần nhau, vì nhau…Chương trình Giáo dục mầm non mới có nhiều điểm đổi mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cần phải thay đổi để đáp ứng trước những yêu cầu của chương trình.Theo báo cáo của Tạp chí danh tiếng Mỹ US News & World Report, Việt Nam đã xuất sắc được xếp hạng thứ 36 trong danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024. Bảng xếp hạng này dựa trên ý kiến đánh giá từ hơn 17.000 du khách và chuyên gia khắp nơi trên thế giới.UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.

Bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng
Bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng tại buổi chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển

PV: Xin Phó Chủ tịch cho biết đặc điểm tình hình vùng đồng bào DTTS và tầm quan trọng trong việc triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện?

Bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Văn Lãng:  Huyện miền núi biên giới Văn Lãng, có 17 đơn vị hành chính (16 xã và 1 thị trấn); trong đó có 5 xã biên giới tiếp giáp với Thị Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây, Trung Quốc. Huyện có 8 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I; có 8 xã khu vực III; 161 thôn, khu phố và có 54 thôn đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện trên 50 nghìn người, có 4 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, Hoa và một số ít dân tộc khác cùng sinh sống. Theo kết quả sơ bộ điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024: hộ nghèo 616 hộ, chiếm tỷ lệ 4,53%, giảm 3% so với năm 2023; hộ cận nghèo 1.278 hộ, chiếm tỷ lệ 9,39%.

Với tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào các xã biên giới, do đó việc thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giữ vững lòng dân, để người dân tin vào đường lối của Đảng, Nhà nước, nỗ lực cùng Nhà nước giữ gìn biên giới quốc gia.

PV: Việc triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện được thực hiện như thế nào, thưa bà?

Bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Văn Lãng: Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện, do đó, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện được thực hiện tích cực, trong quá trình triển khai kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện, báo cáo, kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành kịp thời tháo gỡ.

Ủy ban Nhân dân huyện đã chủ động tích cực, tổ chức triển khai quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ về giảm nghèo; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện và giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan tham mưu trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.

Niềm vui của bà Hứa Thị Oai, xã Bắc La khi nhận được nông cụ sản xuất
Niềm vui của bà Hứa Thị Oai, xã Bắc La khi nhận được nông cụ sản xuất

Tính đến thời điểm hiện tại, các văn bản hướng dẫn của Trung ương cơ bản đã đầy đủ, làm cơ sở để triển khai thực hiện và góp phần đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án.

PV: Xin bà chia sẻ thêm về việc huy động, phân b, sử dụng nguồn vốn và hiệu quả của việc triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo trên địa bàn huyện?

Bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Văn Lãng: Giai đoạn 2021 – 2024, ngân sách Trung ương phân bổ vốn sự nghiệp cho Chương trình, là 19 tỷ 074 triệu đồng (trong đó năm 2022 là 3 tỷ 878 triệu đồng; năm 2023 là 8 tỷ 758 triệu đồng; năm 2024 là 6 tỷ 438 triệu đồng). Vốn huy động từ nguồn cho vay tín dụng ưu đãi, với 4.729 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo vay vốn, nguồn vốn cho vay 303 tỷ 854 triệu đồng.

Từ nguồn vốn trên, huyện Văn Lãng triển khai thực hiện 5 dự án, gồm: Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Dự án 3 về Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Dự án 4 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Dự án 6 về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Dự án 7 về Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.

Kết quả thực hiện Chương trình đảm bảo giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội; đa dạng hóa kinh kế, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập tốt cho người nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững…

Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mỗi năm từ 3% trở lên: kết quả năm 2021, hộ nghèo 1.892 hộ, tỷ lệ 15,01%; năm 2022, hộ nghèo 1.334 hộ, tỷ lệ 10,64% giảm 4,47% so với năm 2021; Năm 2023 hộ nghèo 1.025 hộ, tỷ lệ 7,53% giảm 3,11% so với năm 2022.

Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội có những kết quả nổi bật. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế chủ yếu bình quân hằng năm đạt 7,05%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2023 là 62,4%. Tạo thêm nhiều việc làm mới cho hàng ngàn người lao động: năm 2021 là 650 lao động đạt 68,4% kế hoạch; năm 2022 là 816 lao động, đạt 102% kế hoạch; năm 2023 là 824 lao động, đạt 103% kế hoạch…

Có thể đánh giá, Chương trình đã thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin…), góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả huyện từ 3% trở lên.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Công tác giảm nghèo huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh các hoạt động cải thiện dinh dưỡng trong vùng đồng bào DTTS (Bài 3)





Nguồn: https://baodantoc.vn/chuong-trinh-mtqg-giam-ngheo-ben-vung-tao-chuyen-bien-lon-ve-kinh-te-xa-hoi-o-nong-thon-vung-kho-khan-huyen-van-lang-1734670782587.htm

Cùng chủ đề

Lan tỏa mạnh mẽ sản phẩm ocop Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều gợi mở nhiều giải pháp giúp nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm OCOP của địa phương. Sản phẩm muối tinh và muối hạt Bạc Liêu đang hoàn thành thủ tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) công nhận đạt OCOP 5 sao. Thông tin trên không chỉ mang lại niềm vui cho chủ thể sản phẩm OCOP mà còn là nguồn động viên rất...

Sản phẩm OCOP thay đổi diện mạo nông thôn

Tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ; đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Ngày 19-2-2024, ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, Phó trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 của tỉnh - đã ký Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

Tín dụng chính sách trở thành điểm tựa cho hộ gia đình khó khăn

Sáng ngày 7/1/2025, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quận Liên Chiểu đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Không khí hội nghị rộn ràng, đầy niềm tin và sự lạc quan trước những kết quả tích cực trong năm 2024, với những con số biết nói đã phản ánh một năm lao động...

Quản Bạ (Hà Giang): Nâng cao đời sống nhờ phát triển các sản phẩm OCOP

(TN&MT) - Với ý nghĩa lớn nhất của Chương trình là tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, từng bước thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững... Kể từ khi triển khai đến nay, Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đang tạo ra làn sóng rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, huyện Quản Bạ...

Từ chính sách đến hành động

Thúc đẩy, lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu về giảm nghèo có ý nghĩa to lớn hơn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm và chúc Tết đồng bào DTTS tỉnh Cao Bằng

Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn, đã tới thăm, chúc Tết các tập thể có thành tích, đóng góp cho công tác dân tộc, Người có uy tín và đồng bào các dân tộc các huyện Bảo Lạc, Hà Quảng và Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng.Trong các ngày từ 20 - 22/01/2025, Ban Dân tộc tỉnh...

Sơn La: Người dân vùng cao có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ đào Tết

Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết cổ truyền Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Hàng trăm công nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các khu công nghiệp của...

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai: Gặp mặt, trao quà Tết cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Trong các ngày từ 20 - 22/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tổ chức các gặp mặt, trao quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.Trưa...

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang: Tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm...

Mới đây, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tỉnh tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, tặng quà Tết tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Ngày 22/1/2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho Người có uy tín, hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách tại các xã Yên Cường, Lạc Nông và Đường Hồng thuộc huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Tây Ban Nha điều tra vụ ảnh khỏa thân AI của các thiếu nữ

Một nhóm các bà mẹ ở Almendralejo, vùng Extremadura, cho biết con gái họ đã nhận được những bức ảnh khỏa thân của chính mình. Một trong những bà mẹ, Miriam Al Adib, đã đăng một video về vụ việc này lên tài khoản Instagram...

Khởi tố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh Đức và 6 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan. Thực hiện kế hoạch đấu tranh làm rõ các dấu hiệu lãng phí, thất thoát trong quản lý tài chính, thuế và làm rõ hành vi chiếm đoạt...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

(Dân trí) - Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu có tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng một thập kỷ, Hải Phòng lần đầu lọt top 5 có GRDP cao nhất. Trong khi đó, Bắc Giang vẫn dẫn đầu nhưng có tín hiệu giảm tốc. Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất...

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Mỹ quyết ngăn xung đột Israel

Xung đột Israel-Hamas Mỹ quyết ngăn chặn xung đột giữa Israel và Hezbollah. Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh, Mỹ quyết tâm ngăn chặn xung đột giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon. “Một trong những mục tiêu chính của chúng tôi kể từ tháng 10/2023 là đang làm mọi thứ có thể để ngăn chặn xung đột gia tăng và leo thang, bao gồm cả ở phía bắc Israel cũng như ở Lebanon và sau đó có...

Cùng chuyên mục

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to kèm theo gió lớn đã khiến hàng loạt chậu quất, đào ở điểm bán cây cảnh đổ la liệt. Nhiều tiểu thương ở Hà Tĩnh co ro trong gió rét chờ khách đến mua. Ngày 26/1 (tức 27 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các khu vực trong tỉnh Hà Tĩnh. Tại TP Hà Tĩnh xảy ra mưa to, gió lớn khiến hàng trăm chậu đào, quất cảnh ngã đổ la liệt. Nhiều tiểu...

Điện gió ngoài khơi mở “cánh cửa” mới cho hợp tác Việt Nam

Hợp tác Việt Nam - Na Uy trong năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đang mở ra cơ hội phát triển bền vững giữa 2 nước trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Na Uy đã có những bước phát triển đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2024, kim...

Ông Trump có thể cân nhắc tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới WHO

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố ông có thể xem xét việc tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ vài ngày sau khi quyết định rút Mỹ khỏi tổ chức này. ...

Vạn người ở Đồng Nai về Tết với “giá vé 0 đồng”

(NLĐO)-Dịp Tết, trên 10.000 đoàn viên, người lao động được đưa, đón trên các chuyến xe, tàu từ Đồng Nai về quê ăn Tết. ...

Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nước

Trong không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân, hân hoan đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng 26/1 (tức 27 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. ...

Mới nhất

Tháng đầu năm 2025, các KCN Cần Thơ thu hút vốn đầu tư gần 314 triệu USD

Tính đến nay, các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ có 257 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,256 tỷ USD, vốn thực hiện 1,295 tỷ USD. Tháng đầu năm 2025, các KCN Cần Thơ thu hút vốn đầu tư gần 314 triệu USDTính đến nay, các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ...

Công nghệ chip di động, gaming và AI

Các hãng sản xuất sẽ tiếp tục cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ phần cứng và phần mềm, trong khi người dùng cũng kỳ vọng vào những trải nghiệm sử dụng mượt mà và mạnh mẽ hơn. Dưới đây là những xu hướng chính sẽ định hình thị trường laptop trong năm 2025.

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Thanh Hóa cùng cả nước vươn mình bước vào kỷ nguyên giàu mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân hạnh phúc, ấm no. ...

Mới nhất