Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPChương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Mở hướng phát triển...

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Mở hướng phát triển mới cho Ba Vì

Ba Vì là một trong những địa phương ở Hà Nội sở hữu nhiều sản vật nổi tiếng. Những sản phẩm đặc trưng, mang đậm dấu ấn địa phương như chè búp khô, sữa bò, thịt và giò đà điểu, gà đồi, mật ong, miến dong… từ lâu đã trở thành thế mạnh riêng của vùng.

Đặc biệt, các sản vật này ngày càng được nâng tầm khi được đưa vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để phát triển bền vững.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Mở hướng phát triển mới cho Ba Vì
Giò đậu xanh Tám Lập sản phẩm OCOP 3 sao của xã Phong Vân huyện Ba Vì được giới thiệu quảng bá tới người tiêu dùng

Khẳng định giá trị nhờ OCOP

Xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) là một trong số rất ít địa phương mà người dân có nghề chăn nuôi đà điểu. Anh Phan Ngọc Tú, một hộ chăn nuôi đà điểu ở xã Vân Hòa chia sẻ, nghề này phát triển mạnh nhờ vào sự hiện diện của Trạm Nghiên cứu chăn nuôi Đà điểu Ba Vì, thuộc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi). Nhờ trạm nghiên cứu này, người dân dễ dàng tiếp cận con giống và kỹ thuật để phát triển chăn nuôi tại gia đình. Khi nghề chăn nuôi đà điểu khởi sắc, người dân Vân Hòa đã mở rộng thêm dịch vụ bán thịt, trứng và giò đà điểu ra thị trường. Hiện nay, dọc tuyến đường Tản Lĩnh – Yên Bài qua địa phận Vân Hòa đã hình thành hàng chục cửa hàng chuyên bán và giới thiệu thịt, giò đà điểu, thu hút sự chú ý của du khách.

Gia đình anh Phan Ngọc Tú đã liên kết với khoảng 10 hộ nuôi đà điểu ở xã trong khâu tiêu thụ sản phẩm. “Trung bình mỗi ngày tôi thịt 1 con đà điểu có trọng lượng từ 100kg – 150kg vừa để bán thịt, vừa để làm giò. Sản phẩm giò đà điểu mang nhãn hiệu Tú Hường của gia đình tôi đã tham gia đánh giá, phân hạng và được chứng nhận sản phẩm OCOP” – anh Tú chia sẻ.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Mở hướng phát triển mới cho Ba Vì
Vùng nguyên liệu dong riềng ở xã Minh Quang huyện Ba Vì

Không chỉ có lợi thế chăn nuôi đà điểu, nhắc tới Ba Vì là nhắc tới nghề chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa bò thành các sản phẩm sữa tươi, sữa chua, bánh sữa… Chị Phạm Thị Thanh Huyền, Giám đốc Công ty cổ phần Sữa Chị Vàng (xã Tản Lĩnh) chia sẻ: “Tiềm năng chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì, đặc biệt là tại các xã miền núi như Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh là rất lớn, nhưng việc tiêu thụ sữa bò lại gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, tôi quyết tâm theo đuổi lĩnh vực chế biến sữa để phát triển bền vững hơn”.

Hiện nay, mỗi ngày Công ty cổ phần Sữa Chị Vàng thu mua từ 5 – 6 tấn sữa tươi của hơn 100 hộ dân trong xã Tản Lĩnh để chế biến hơn 20 loại sản phẩm. Đến nay, đã có 20 sản phẩm của Công ty tham gia đánh giá, phân hạng và được chứng nhận OCOP.

Tại xã Ba Vì, nơi có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc Dao, người dân đã tận dụng kinh nghiệm trồng, thu hái và chế biến dược liệu để phát triển các sản phẩm OCOP. Lương y Lý Thị Bích Phượng và Lý Thị Bích Huệ đã khuyến khích cộng đồng người Dao cùng chung tay thành lập Hợp tác xã Thảo dược Dân tộc Dao Phượng Huệ. Hợp tác xã đã thành công trong việc phát triển và bào chế 4 loại trà đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, gồm: Trà thìa canh, trà cà gai leo, trà lá khôi, trà dây gắm… Tại xã Ba Trại, nơi diện tích sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây chè, người dân đã phát triển sản phẩm OCOP chè búp khô…

Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Nguyễn Giáp Đông cho biết, Ba Vì có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ở 7 xã miền núi có đất đai rộng, khí hậu mát mẻ. Những năm qua, huyện Ba Vì đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng thương hiệu cho nhiều sản phẩm OCOP địa phương. Đến nay, huyện có gần 200 sản phẩm OCOP, trong đó có nhiều sản phẩm là đặc sản của Ba Vì, như mật ong hoa rừng, tinh bột nghệ nếp đỏ, bưởi Yên Bài, rượu mơ Tản Viên, các sản phẩm thịt – giò đà điểu, gà đồi, sữa bò, dê…

Làm giàu cho người dân

Chương trình OCOP đã hỗ trợ người dân nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bài, cho biết xã hiện có 2 sản phẩm OCOP là bưởi và chè. Đặc biệt, thôn Phú Yên của xã có 200 hộ dân, mỗi gia đình đều sở hữu một vườn bưởi. Nhiều hộ gia đình còn kết hợp xen canh, trồng bưởi trên, chè dưới, giúp thu nhập mỗi năm của mỗi hộ lên tới hàng trăm triệu đồng.

Anh Bùi Văn Lập, chủ vườn bưởi 7.000m² với 300 cây sai trĩu quả ở thôn Phú Yên, chia sẻ: “Gia đình tôi trồng bưởi Tam Vân (chín sớm) và bưởi Diễn (chín muộn) theo quy trình VietGAP. Tôi tự ủ phân bón từ phân chuồng hoai mục, ngâm các loại đỗ tương, ngô, cá… để bổ sung đạm hữu cơ cho cây. Vì trồng nhiều giống bưởi nên từ tháng Tám âm lịch, gia đình đã bắt đầu thu hoạch bưởi bán dần cho đến Tết Nguyên đán, tránh tình trạng dồn ép vào cuối năm. Quá trình tiêu thụ không gặp áp lực như khi chỉ trồng một giống”.

Mới đây, Minh Quang là xã đầu tiên trong 7 xã vùng dân tộc miền núi của huyện Ba Vì được Đoàn thẩm định nông thôn mới của thành phố đánh giá đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Theo Chủ tịch UBND xã Minh Quang Nguyễn Tiến Tha, người dân trong xã phát triển nhiều nghề, trong đó có nghề trồng dong riềng và làm miến. Đây là mô hình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị kinh tế, văn hóa và môi trường. Hiện nay, diện tích trồng dong riềng ở Minh Quang lên tới 180ha, thu hút 175/289 hộ ở thôn Minh Hồng tham gia. Sản phẩm miến dong Minh Hồng đã được thành phố và huyện Ba Vì công nhận OCOP năm 2020 và đánh giá lại năm 2023. Từ khi được chứng nhận, miến dong Minh Hồng được hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất, bao bì đẹp, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, có kênh phân phối ổn định. Theo đánh giá của xã, thu nhập của các hộ trồng dong riềng và làm miến cao hơn 15 – 20 lần so với trồng lúa.

Ông Trần Quang Khuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì khẳng định, Chương trình OCOP không chỉ tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, mà còn góp phần quan trọng nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. OCOP giúp thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới, từ đó từng bước thay đổi tập quán sản xuất, định hướng người dân tham gia vào nền kinh tế thị trường, mở ra hướng đi mới cho các sản phẩm truyền thống địa phương, hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Ông Trần Quang Khuyên đề nghị các chủ thể có sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP tiếp tục đầu tư, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời đẩy mạnh quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, Ba Vì vẫn còn rất nhiều sản phẩm nông sản và đặc sản gắn liền với các làng quê, đó là tiềm năng lớn để phát triển chương trình OCOP. Trong thời gian tới, huyện Ba Vì tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các chủ thể lựa chọn sản phẩm tham gia chương trình. Đồng thời, huyện sẽ tăng cường xây dựng các chuỗi liên kết và phát triển các vùng nguyên liệu quy mô lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm OCOP. Huyện cũng sẽ chú trọng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ các chủ thể xây dựng thương hiệu, phấn đấu đưa sản phẩm OCOP của huyện ra thị trường xuất khẩu.

nguồn: https://hanoimoi.vn/chuong-trinh-moi-xa-mot-san-pham-ocop-mo-huong-phat-trien-moi-cho-ba-vi-687685.html

Cùng chủ đề

‘R&D – chìa khóa để nông nghiệp Việt xây dựng vị thế’

Ngày 25-3, TTC AgriS (Cty CP Thành Thành Công - Biên Hòa) đã ký bản ghi nhớ với Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) làm thành viên của Singapore Agri-Food Innovation Lab (SAIL). ...

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. 29/03/2025 07:35 Ảnh minh hoạ. (PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện...

Ứng dụng công nghệ cao, gỡ đầu ra cho sản phẩm chủ lực

Với sự quyết tâm của tỉnh Điện Biên, từ việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là yếu tố then chốt gỡ khó đầu ra cho sản phẩm địa phương. Để hiểu hơn vấn đề này, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Thanh Xuân - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên. PV: Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp...

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.Theo đó, đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu có ít nhất 20% nhiệm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Phiên chợ nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản chất lượng cao, thân thiện với môi trường; sản phẩm OCOP và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống từ các huyện, thị xã trên địa bàn...

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11

Chiều 25-10, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”. Theo đó, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, từ ngày 31-10 đến ngày 4-11-2024, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên diễn ra triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Quy mô triển lãm...

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ. Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng...

Bài đọc nhiều

Quảng Ngãi tăng cường nuôi trồng thủy sản đảm bảo kế hoạch tăng trưởng

Để bảo đảm kế hoạch tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, phát triển sản xuất ổn định, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ngành chức năng và địa phương tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan hướng dẫn tiếp tục xuống giống thủy sản tại những vùng chủ động...

OCOP tăng thu nhập cho người dân Nghĩa Lộ

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng. Những sản phẩm này không chỉ góp phần hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất mà còn từng bước nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Cơ sở sản xuất thịt trâu sấy của gia đình chị Lường Thị Hoàn - thôn Đêu 2, xã...

Tuyên Quang chú trọng nông nghiệp hàng hóa

Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025 xác định phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong ba lĩnh vực đột phá. Các sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang tại Lễ xuất khẩu sản phẩm nông sản sang Vương quốc Anh. Cụ...

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng của đồng bào Cơ Tu

(Chinhphu.vn) - Sáng 15/8, tại huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra Lễ hội ớt A Riêu lần thứ I năm 2024, nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch và sản phẩm nông sản địa phương, đặc biệt là cây ớt A Riêu - sản phẩm OCOP 4 sao đặc trưng của đồng bào Cơ Tu.   Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (giữa) cùng lãnh đạo địa phương giới thiệu, quảng bá...

Đưa sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng dịp Tết

baophutho.vn Chỉ chưa đầy 20 hôm nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Những ngày này, không khí Tết đang náo nức, nhộn nhịp trên các nẻo đường, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Cẩm Khê tích cực sản xuất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Sản phẩm chè Đá Hen đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao phục vụ Tết Nguyên đán. Về HTX làng nghề sản xuất và chế...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa có sản phẩm OCOP 5 sao thứ 2 đến từ Công ty Lê Gia

Nước mắm Lê Gia là 1 trong 28 sản phẩm vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP Trung ương công nhận đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia đợt này. Sáng ngày, 16/1/2025, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm các sản phẩm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng ngày Tết

Sản phẩm OCOP không chỉ đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn mà còn nổi bật với chất lượng vượt trội, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, quà biếu ngày Tết. Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng dịp Tết. Ảnh: Trọng Linh.  Những năm trước, các giỏ quà Tết thường bao gồm các món truyền thống như bánh, kẹo, mứt, trà... Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các giỏ quà Tết đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt là với...

Hàng nghìn sản phẩm OCOP đổ bộ về phiên chợ Tết Xanh

Phiên chợ Tết Xanh - Quà Việt năm 2025 trưng bày và bày bán hơn 1.000 sản phẩm OCOP 3-5 sao, các đặc sản chỉ dẫn địa lý cùng các sản phẩm nông thôn tiêu biểu từ 49 tỉnh, thành trên cả nước.   Khách hàng tham quan gian hàng bánh chưng và đặc sản các địa phương - Ảnh: HỒNG PHÚC Tin tưởng vào uy tín của phiên chợ Khoảng 8 giờ sáng ngày 23-1 (nhằm 24 tháng chạp âm lịch), chị...

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Mới nhất

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động...

Mới nhất