Trang chủNewsThời sựChương trình giáo dục phổ thông 2018: Đổi mới công tác hướng...

Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đổi mới công tác hướng nghiệp để hỗ trợ thí sinh


Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 có nhiều điểm mới, như học sinh phải chọn các tổ hợp môn học từ lớp 10, các môn thi tốt nghiệp có thêm tin học, công nghệ… Do đó, công tác hướng nghiệp cũng như công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cũng có sự thay đổi để kịp thời hỗ trợ thí sinh.

H1a.jpg
Học sinh tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Sớm đẩy mạnh hướng nghiệp

Theo ThS Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học (ĐH) Tài chính Marketing TPHCM, với những thay đổi của chương trình GDPT mới, công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT cần thực hiện càng sớm càng tốt, bắt đầu từ khi các em học sinh chuẩn bị vào lớp 10. Điều này giúp các em định hướng ngành nghề từ sớm để có thể quyết định lựa chọn tổ hợp môn học phù hợp năng lực của mình.

ThS Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Phát triển kỹ năng và hướng nghiệp, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM, cho rằng: Với những thay đổi trong chương trình GDPT mới, cần thực hiện các chương trình hoạt động hướng nghiệp chuyên sâu cho học sinh, ứng dụng công nghệ số trong tư vấn, tăng cường các chương trình tư vấn trực tuyến của các đơn vị trường ĐH, đơn vị chuyên môn, đơn vị truyền thông uy tín với đội ngũ chuyên gia có sự am hiểu và chuyên môn cao về ngành nghề… nhằm tư vấn, định hướng nghề nghiệp sát với từng học sinh. Điều quan trọng là các trường THPT phải giúp học sinh tham quan trải nghiệm thực tế nghề nghiệp, trải nghiệm công tác đào tạo ngành nghề tại các trường ĐH.

Nhìn thực tế ở công tác quản lý, bà Trần Đức Hạnh Quỳnh, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận 1 (TPHCM), cho biết, với đặc thù một quận ở trung tâm thành phố, công tác phân luồng học sinh gặp nhiều khó khăn do đa phần phụ huynh muốn con em phải vào ĐH hoặc cao đẳng. Nhiều phụ huynh cho rằng độ tuổi sau THCS, thậm chí sau tốt nghiệp THPT, là lứa tuổi chưa trưởng thành, chưa muốn con em đi học nghề.

Một số khác lại quan niệm các trường nghề hiện nay có giáo trình đào tạo lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội, học sinh học nghề sau khi ra trường khó tìm được việc làm nên “bằng mọi giá” phải vào đại học để có cơ hội việc làm tốt hơn. Do đó, để thực hiện hiệu quả chính sách phân luồng học sinh, công tác tư vấn hướng nghiệp phải được kết hợp từ nhiều phía, gồm nhà trường, gia đình, xã hội, doanh nghiệp, chính quyền và đoàn thể.

Các cơ sở giáo dục cần thường xuyên tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trước, trong và sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập, qua đó giúp học sinh sớm nhận thức về ngành nghề để xác định phương hướng và lộ trình học tập từ cuối cấp THCS.

Nâng chất công tác hướng nghiệp

I4e.jpg
Học sinh lớp 12 Trường THPT Võ Thị Sáu (TPHCM) đặt câu hỏi trong chương trình tư vấn tuyển sinh. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính theo tỷ lệ dân số, số sinh viên ĐH theo học các lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) của Việt Nam chỉ đạt khoảng 55 sinh viên/10.000 dân, thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực và châu Âu. Tỷ lệ sinh viên theo học các lĩnh vực STEM tính trên tổng số sinh viên ĐH của Việt Nam những năm gần đây dao động trong khoảng từ 27%-30%. Riêng đối với các ngành khoa học tự nhiên và toán, tỷ lệ sinh viên theo học ở Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 1,5%, bằng 1/3 so với Phần Lan, 1/4 so với Hàn Quốc, 1/5 so với Singapore và Đức. Trong khi đó, quy mô đào tạo các các ngành khối kinh tế lại rất lớn.

Nhận định về thực trạng này, TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho rằng, xu thế học sinh chọn ngành của nước ta hiện nay rất giống với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực cách đây nhiều năm. Điều này cũng phản ánh quy luật cung – cầu, xã hội có nhu cầu thì người học cứ theo học.

Tuy nhiên, điều mà thí sinh không để ý là liệu ngành mình chọn ở thời điểm này đang rất “nóng” nhưng lúc ra trường, khoảng 4-5 năm sau, nhu cầu của ngành đó có còn cao hay sẽ bão hòa? Đây không phải lỗi ở thí sinh mà là lỗi của ngành giáo dục, do công tác hướng nghiệp bị bỏ trống hoặc có thực hiện cũng chỉ qua loa. Tuy nhiên, trên thực tế, để làm tốt công tác hướng nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều.

Theo đại diện nhiều trường ĐH, để công tác hướng nghiệp thật sự có chất lượng và đúng nghĩa, cần sự phối hợp giữa giáo dục phổ thông, giáo dục ĐH và cả giáo dục nghề nghiệp. Công tác hướng nghiệp cần thực hiện bài bản, phải có chuyên gia am hiểu, thiết kế chương trình hướng nghiệp khoa học thì mới có thể hướng nghiệp và phân luồng học sinh được phù hợp, hiệu quả.

Ông NGUYỄN BẢO QUỐC, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM:

Mở rộng đối tượng tham gia tư vấn hướng nghiệp

Năm học 2024-2025, công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đây là năm đầu tiên học sinh lớp 12 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018. Những thay đổi về quy chế thi tốt nghiệp THPT, phương thức xét tuyển của các trường ĐH có tác động rất lớn đến định hướng lựa chọn môn học của học sinh.

Ngoài ra, Chương trình GDPT 2018 có điểm mới so với chương trình trước đây, đó là hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được triển khai từ năm lớp 10, sau đó tiếp tục mở rộng nội dung kiến thức ở lớp 11 và lớp 12. Trong khi đó, hầu hết chương trình tư vấn hướng nghiệp hiện nay chỉ dành cho học sinh lớp 12.

Tôi cho rằng cần mở rộng đối tượng tham gia tư vấn hướng nghiệp, giúp học sinh có lựa chọn môn học phù hợp từ năm lớp 10, từ đó có lộ trình học tập ổn định trong 3 năm học THPT, hạn chế tối đa tình trạng chuyển đổi môn học sau năm lớp 10 hoặc lớp 11.

TS HOÀNG NGỌC VINH, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp

(Bộ GD-ĐT):

Vừa cung cấp kiến thức phổ thông vừa muốn hướng nghiệp chọn ĐH là quá tham vọng

Công tác giáo dục hướng nghiệp trên thế giới đã thay đổi nhiều trong 2 thập niên qua, nhưng Việt Nam chưa có sự thay đổi nhiều. Người ta giáo dục hướng nghiệp ở THPT là đã dạy cho học sinh những kỹ năng nghề và được công nhận trên thị trường lao động.

Nhưng ở ta thì chương trình thiết kế thiếu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp của ngành nghề, trang thiết bị không có, trường nghề thì tách ra khỏi hệ thống các trường THPT ở địa phương.

Với Chương trình GDPT 2018, người ta nói có tính hướng nghiệp, nhưng thực chất lại là “phân ban” và “hướng thi” để xét vào định hướng khoa học tự nhiên và khoa học xã hội… Hàng ngàn ngành học khác nhau ở bậc giáo dục ĐH, làm sao mà chương trình phổ thông mới có tham vọng hướng nghiệp?

Đó chỉ là “hướng luồng” để chọn môn thi và xét tuyển sao cho dễ có cơ hội vào học ĐH… Vì thế, mục tiêu kép vừa cung cấp kiến thức phổ thông nền tảng vừa muốn hướng nghiệp chọn học ĐH trong Chương trình GDPT 2018 là quá tham vọng, thiếu thực tế. Hậu quả của hình thức “hướng nghiệp” mà thực chất là “hướng thi” đã làm cho mục tiêu GDPT bị lệch lạc do học lệch, dạy lệch. Dạy học không phải vì sự học mà dạy học chỉ để cho “thi” rất cần được điều chỉnh ngay trong kỳ thi năm 2025.

ThS PHẠM THÁI SƠN, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Công thương TPHCM:

Nên tích hợp công tác hướng nghiệp vào chương trình phổ thông

Công tác hướng nghiệp không nên là một hoạt động riêng lẻ mà cần được tích hợp vào các môn học chính khóa, đặc biệt là những môn như Giáo dục công dân, Kỹ năng sống và các môn học tự chọn. Như vậy, học sinh sẽ được tiếp cận thông tin về nghề nghiệp ngay trong quá trình học tập, giúp học sinh lớp 10, lớp 11 có cái nhìn toàn diện hơn về các ngành nghề.

Cùng với đó, công tác hướng nghiệp nên đẩy mạnh từ sớm, bắt đầu từ các lớp cấp 2 với các hoạt động khám phá năng lực, sở thích và khả năng của học sinh chứ không chỉ tập trung vào lớp 12. Điều này giúp học sinh có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về hướng đi của mình.

Chương trình GDPT mới khuyến khích sự phát triển toàn diện, do đó công tác hướng nghiệp cần tập trung vào việc phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng “mềm”.

THANH HÙNG – THU TÂM





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018-doi-moi-cong-tac-huong-nghiep-de-ho-tro-thi-sinh-post762733.html

Cùng chủ đề

Giảm áp lực cho nhà trường, học sinh

Trước tình trạng một số trường “ép” phụ huynh đăng ký không cho con thi vào lớp 10 THPT, từ năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương quyết định tính điểm trung bình kỳ thi vào lớp 10 để xét thi đua của các địa phương và các nhà trường theo hướng xếp hạng theo tổng điểm/số học sinh tốt nghiệp THCS. ...

Thu hút người học từ bậc phổ thông

Khoảng 10 năm trở lại đây, STEM (Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật và Toán) được coi là nhóm ngành vô cùng tiềm năng. Nhưng thực tế cho thấy quy mô và tỷ lệ sinh viên đại học (ĐH) theo học các lĩnh vực STEM ở Việt Nam thấp hơn so với một số nước trong khu vực và châu Âu, đặc biệt thấp ở các ngành Khoa học và Toán học. ...

Niềm vui ngày cuối năm

Trước khi có Nghị định 73, nhiều giáo viên chỉ nhận thưởng Tết ở mức khoảng 500.000 đồng/người. Năm nay lần đầu tiên giáo viên được nhận thưởng Tết chính đáng theo quy định. Đến thời điểm hiện tại, hầu...

Khởi động kỳ thi riêng

Năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội đã mở màn cho các kỳ thi riêng do các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức. Khoảng 14.000 thí sinh đã tham dự kỳ thi đợt 1 trong 2 ngày 18 và 19/1. ...

Dạy thêm bằng chữ “tâm”

Quy định mới về siết dạy thêm - học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được nhiều người ủng hộ và đồng tình. Theo đó, đảm bảo môi trường dạy thêm, học thêm lành mạnh là điều cần thiết nhằm tạo sự công bằng giữa học sinh với học sinh; giữa các thầy cô giáo trong môi trường giáo dục. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn. Tối nay (24/1), một ô tô biển số Lâm Đồng đang đỗ tại ngã 3 Lê Hồng Phong trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Đức Trọng bất ngờ bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa đỏ rực nhanh chóng bao trùm toàn bộ chiếc xe. Khi xảy ra cháy, bên trong ô tô...

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

CSGT mở đường giúp bé trai thoát cơn nguy kịch trên cao tốc TP.HCM

Nhận được yêu cầu trợ giúp, Đội tuần tra cao tốc lập tức phân công 3 CSGT cùng 2 cảnh sát cơ động sử dụng phương tiện đặc chủng dẫn đường cho xe chở cháu bé vào Bệnh viện Nhi đồng 2. ...

Mới nhất

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Mới nhất