Trang chủNewsThời sựChúng tôi mong muốn góp phần đưa chính sách nhân văn thực...

Chúng tôi mong muốn góp phần đưa chính sách nhân văn thực sự đi vào cuộc sống…

(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?… Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” – nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng – “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.

Tháo gỡ khó khăn trong đào tạo giáo viên phục vụ việc đổi mới giáo dục

+ Thưa chị, được biết, ý tưởng của nhóm tác giả bắt đầu từ cuối năm 2023, khi làm 1 đề tài về tác động của Nghị định 116 đến đặt hàng đào tạo giáo viên cũng như thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Vậy những vướng mắc nào trong quá trình thực hiện Nghị định là lí do quan trọng để nhóm tác giả triển khai loạt bài này?

– Vâng, đúng như vậy. Ý tưởng của loạt bài này bắt đầu từ cuối năm 2023, khi chúng tôi thực hiện 1 talk về câu chuyện hàng nghìn sinh viên sư phạm bị nợ tiền hỗ trợ. Nghị định 116/2020 của Chính phủ khi mới ban hành được xem như một giải pháp có tính đột phá để giải quyết câu chuyện thiếu giáo viên trên cả nước, thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Thực tiễn triển khai Nghị định 116 đã đạt được một số kết quả nhất định. Số lượng thí sinh quan tâm tới các chuyên ngành sư phạm tăng qua từng năm học. Tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường, điểm chuẩn và tỷ lệ thí sinh nhập học đều tăng mạnh. Đây là cơ hội để các cơ sở đào tạo có thêm nhiều lựa chọn trong việc xét tuyển, đồng thời đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng đào tạo của nhà trường.

Thế nhưng, gần 4 năm kể từ khi có hiệu lực, chính sách nhân văn này bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế, cho thấy “độ vênh” giữa chính sách với thực tiễn. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là việc chậm chi hỗ trợ sinh hoạt phí cho người học. Đáng chú ý, cho đến đầu năm 2023 chỉ có 12/58 trường trực thuộc địa phương được các địa phương giao nhiệm vụ triển khai và chi trả học phí, sinh hoạt phí cho sinh viên. Nhưng nhiều trường CĐ, ĐH đào tạo sư phạm thuộc địa phương chưa nhận được kinh phí hỗ trợ sinh hoạt phí cho người học. Thống kê của Bộ GD – ĐT cũng cho thấy có một số trường được địa phương sở tại hoặc lân cận đặt hàng nhưng chưa hoặc mới chi trả một phần kinh phí rất nhỏ… Từ thực tế đó, thôi thúc chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao một chính sách nhân văn như vậy, nhằm thu hút sinh viên giỏi vào học ngành sư phạm thông qua cơ chế đặt hàng đào tạo lại “tắc” khi triển khai?

chung toi mong muon gop phan dua chinh sach nhan van thuc su di vao cuoc song hinh 1

Nhà báo Lê Thu nhận giải đặc biệt.

+ Nhằm thuyết phục công chúng về vấn đề này, nhóm tác giả đã xây dựng tuyến bài và khai thác thông tin như thế nào để hiệu quả từ quá trình đặt vấn đề, lựa chọn phỏng vấn và các giải pháp tháo gỡ, thưa nhà báo?

– Chúng tôi xây dựng loạt bài: “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng – “Cầu” thờ ơ”, đi theo mạch 3 bài: Bài 1: Chính sách nhân văn, vì sao lại “tắc”? Bài 2: Thiếu giáo viên trầm trọng, địa phương vẫn thờ ơ. Bài 3: Khơi thông “cung” – “cầu”, tạo sức hút từ chính sách. Ở bài 1, chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao hàng nghìn sinh viên sư phạm bị nợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt, quyền lợi chính đáng của nhiều sinh viên sư phạm đang bị “bỏ quên”. Bài 2, chúng tôi đi sâu vào câu chuyện tương quan giữa cơ chế đặt hàng đào tạo và vấn đề thiếu giáo viên ở các địa phương. Và lý giải cho câu hỏi vì sao nhiều địa phương thiếu giáo viên, nhưng chưa mặn mà đặt hàng các trường sư phạm. Trong đó nhìn thấy khó khăn chủ yếu là do các địa phương không đặt hàng đào tạo theo Nghị định 116, việc xử lý kinh phí đào tạo còn vướng, nhiều ngành khó tuyển. Muốn đào tạo nhưng không có đơn đặt hàng từ địa phương, hay nói cách khác có “cung” mà thiếu “cầu”…

Và sau khi đặt hàng đào tạo nếu sinh viên không thực hiện đúng cam kết thì cũng chưa có chế tài. Một bất cập nữa là sinh viên được đào tạo theo hình thức đặt hàng nhưng sau khi tốt nghiệp muốn được công tác trong ngành giáo dục vẫn phải vượt qua kỳ thi tuyển dụng viên chức. Đây là một trong những lo ngại khiến cho cả sinh viên và địa phương ngần ngại tham gia đề án đặt hàng đào tạo giáo viên.

Sự khác biệt trong xác định tiêu chí cũng như hàng loạt vướng mắc trong quá trình thực hiện việc đặt hàng đào tạo giáo viên khiến một chính sách nhân văn của Chính phủ chưa thể phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần sớm có giải pháp “khơi thông” Nghị định 116 cho nhiệm vụ đặt hàng đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, nếu chỉ sửa đổi Nghị định mà không có thêm các giải pháp khác thì sẽ rất khó để tháo gỡ triệt để những khó khăn trong công tác đào tạo giáo viên phục vụ nhiệm vụ đổi mới giáo dục nước ta những năm tới. Nội dung này chúng tôi tập trung giải quyết ở bài 3 cũng là bài cuối trong loạt bài.

chung toi mong muon gop phan dua chinh sach nhan van thuc su di vao cuoc song hinh 2

Nhà báo Lê Thu và nhà báo Hữu Hưng chụp ảnh cùng các cô giáo khi tác nghiệp loạt bài.

Không dễ để người trong cuộc lên tiếng…

+ Triển khai một đề tài vĩ mô, tháo gỡ một bài toán khó và thậm chí là “không dễ để người trong cuộc lên tiếng”, vậy đâu là thách thức lớn của nhóm tác giả khi thực hiện tác phẩm, thưa chị?

– “Không dễ để người trong cuộc lên tiếng”, đúng như chị nói, đó cũng là thách thức của nhóm tác giả. Với loại hình phát thanh, truyền hình thì để nhân vật lên tiếng còn thách thức hơn. Có thể khi nói chuyện, trao đổi bình thường họ sẽ thoải mái chia sẻ, nhưng khi chúng tôi muốn ghi âm để lấy tiếng thì họ sẽ e dè hơn. Ví dụ như chúng tôi phỏng vấn hiệu trưởng một Trường ĐH Sư phạm, họ rất thoải mái nêu khó khăn, bất cập khi các địa phương không mặn mà đặt hàng đào tạo, nhưng từ chối nêu cụ thể tỉnh nào. Bởi vì họ vẫn ở trong thế “chào hàng” bằng cách gửi thư mời tới các địa phương… Vì thế, thách thức nhất vẫn là thuyết phục để làm sao nhân vật chúng tôi muốn phỏng vấn có thể nói những thông tin cần thiết cho loạt bài, cũng như cung cấp các con số cụ thể.

Thách thức nữa chính là việc đặt tít. Báo in và báo điện tử có lẽ đã quá quen và “siêu” trong việc đặt tít để thu hút bạn đọc. Còn với phát thanh thì thực sự là thách thức, làm sao để tên phải bao trùm vấn đề mình viết, nhưng cũng phải mang hiệu ứng âm thanh, từ ngữ. Chị Lê Hằng là lãnh đạo và chỉ đạo chúng tôi viết loạt này đã gợi ý rằng làm sao để nêu ý tứ là: trong khi các trường sư phạm rất sốt sắng để đào tạo sinh viên, sẵn sàng cung cấp nguồn giáo viên cho các địa phương, nhưng ngược lại các địa phương lại thờ ơ, không mặn mà trong việc đặt hàng. Giống như là hai phía đối nghịch: trên nóng – dưới lạnh… Từ đó tít của loạt bài ra đời trên cơ sở sự bàn bạc, góp ý của các thành viên trong nhóm.

+ Với loạt bài công phu này, nhóm tác giả mong muốn sẽ có những chuyển biến gì trong hành trình đổi mới giáo dục, đặc biệt là vấn đề đào tạo nhân lực thời gian tới, thưa chị?

– Trước những vướng mắc qua gần 4 năm triển khai, Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 116. Theo đó, dự thảo Nghị định mới sẽ không còn cơ chế đấu thầu mà chỉ còn giao nhiệm vụ đặt hàng cơ sở đào tạo nhưng không bắt buộc. Đối với kinh phí phục vụ đào tạo thay vì cấp tỉnh phải chi trả, Bộ GD&ĐT đề xuất ngân sách Trung ương chi trả toàn bộ, địa phương có trách nhiệm chi trả kinh phí đào tạo đối với các trường sư phạm do địa phương quản lý. Hiện nay, dự thảo sửa đổi Nghị định 116 đang được Bộ GD&ĐT trình Chính phủ xem xét và cho ý kiến. Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 116 thì nhiệm vụ “xác định nhu cầu đào tạo thuộc trách nhiệm địa phương (63 tỉnh/thành phố). Tuy nhiên, dự thảo chưa làm rõ thuật ngữ “nhu cầu đào tạo giáo viên” (thường do ngành Giáo dục tính toán) và “nhu cầu tuyển dụng giáo viên” (do ngành Nội vụ tính toán).

Chúng tôi mong muốn qua loạt bài này góp một tiếng nói cùng các cơ quan báo chí khác để chính sách nhân văn thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả tốt hơn trong thực tiễn. Trên tinh thần đó, các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động làm việc với chính quyền địa phương, đề xuất với cơ quan quản lý về việc giao nhiệm vụ đào tạo, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh thật sự hiệu quả. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành sư phạm, giúp một bộ phận sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận chính sách nhân văn của Nhà nước, nhất là trong bối cảnh hướng tới “Kỷ nguyên vươn mình” của đất nước, trong đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

+ Trân trọng cảm ơn nhà báo!

Hà Vân (Thực hiện)



Nguồn: https://www.congluan.vn/chung-toi-mong-muon-gop-phan-dua-chinh-sach-nhan-van-thuc-su-di-vao-cuoc-song-post322170.html

Cùng chủ đề

Đài Tiếng nói Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước G4 trong việc sản xuất các sản phẩm truyền thông

(CLO) Ngày 25/3, tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Phó Tổng Giám đốc Ngô Minh Hiển đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass, đồng thời là Chủ tịch luân phiên của nhóm Đại sứ...

Không gì chân thực thuyết phục bằng câu chuyện con người cụ thể

(NB&CL) Nhà báo Lê Tuyết và đồng nghiệp Đài Tiếng nói Việt Nam vừa liên tiếp đoạt giải A Giải Diên hồng và Giải Búa liềm vàng. Cuộc trò chuyện về “cú đúp” đặc biệt này cùng kĩ năng khai thác “Câu chuyện, câu chuyện và câu chuyện của nhân vật”…...

Nâng cao vai trò của phát thanh và biến đổi khí hậu

(CLO) Kỷ niệm ngày Phát thanh Thế giới năm nay, ngày 13/2, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề “Phát thanh và Biến đổi khí hậu”. Đây cũng là chủ đề được UNESCO lựa chọn cho ngày Phát thanh thế giới...

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) là ông Vũ Hải Quang và ông Phạm Mạnh Hùng. ...

Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện đồng bộ, hiệu quả theo đúng Đề án thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

(CLO) Ngày 6/1, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức hội nghị tổng kết công tác chuyên môn, công tác Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc du lịch Cát Bà

(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản). ...

Tổng thống lâm thời Syria công bố thành lập chính phủ chuyển tiếp

(CLO) Ngày 29/3, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố chính phủ chuyển tiếp với 23 bộ trưởng, đánh dấu giai đoạn mới sau khi chế độ của Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm ngoái. ...

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ba lần trong 24 giờ

(CLO) Trong vòng 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã ba lần tấn công nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ dẫn đầu tại Biển Đỏ. ...

Mùi tử khí và cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực động đất ở Myanmar

(CLO) Mùi tử khí nồng nặc lan khắp đường phố Mandalay, Myanmar vào ngày 30/3 khi người dân tuyệt vọng tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, hai ngày sau trận động đất khiến hơn 1.600 người thiệt mạng. ...

Nét văn hóa truyền thống độc đáo có tại Lễ hội điện Huệ Nam

(CLO) Sáng ngày 30/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế. ...

Bài đọc nhiều

Dân ‘du mục số’ đổ xô đến Việt Nam

Ở một quán cà phê bãi biển Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận), Sam bật laptop bắt đầu buổi dạy tiếng Anh cho bốn học viên. Chàng trai người Anh 33 tuổi từng đi qua 51 quốc gia nói có thể làm việc bất cứ đâu miễn là có Internet. Bốn năm trước, Sam lần đầu đến Việt Nam và thuê xe máy đi từ Cà Mau đến Hà Giang cùng 5 người bạn. Anh về nước và nhiều lần quay...

Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công du tới “xứ sở vạn đảo”

(Dân trí) - Dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Thủ đô Jakarta, Indonesia, Thủ tướng Phạm Minh Chính có những bài phát biểu quan trọng nhấn mạnh vai trò của ASEAN, đồng thời gặp gỡ lãnh đạo nhiều quốc gia. 10h30 ngày 4/9, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế Soekarno-Hatta của Thủ đô Jakarta, Indonesia, để tham dự Hội...

Việt – Mỹ trở thành hình mẫu trong quan hệ quốc tế về sự hàn gắn

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, ký Hiệp định thương mại song phương, trở thành Đối tác Chiến lược, nâng lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, Việt Nam - Mỹ được coi là hình mẫu trong quan hệ quốc tế. Chiều tối 22/9 theo giờ địa phương, tại trụ sở Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp mặt thân mật với các bạn...

Tăng cường tình hữu nghị anh em Việt Nam-Cuba

NDO - Tối 6/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Cuba tổ chức chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày đổ bộ của tàu Granma và thành lập các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba (2/12/1956- 2/12/2023), 63 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cuba (2/12/1960- 2/12/2023). Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện. Tới dự, có Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng-Bộ Quốc Phòng; Đại tá...

Thủ tướng: Cần kiểm soát quyền lực trong xây dựng luật

Ngày 29-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng luật. Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1-2024 - Ảnh: VGP Phiên họp đã thảo luận ba dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và hai đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Khai quật khảo cổ tại Lạc Câu sẽ mở ra nhiều kỳ vọng

VHO - Từ ngày 9-31.5, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Trước đó, ngày 6.5, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ- BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di...

MISA được vinh danh “Thương hiệu tiêu biểu” trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP...

Ngày 11/05/2025, tại Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (Hanoisme), MISA đã vinh dự...

Hyundai Care Day 2025 – Chuỗi sự kiện chăm sóc xe toàn diện, lan tỏa giá trị nhân văn – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội, ngày 09/05/2025 – Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức khởi động chuỗi sự kiện Hyundai Care Day 2025 tại 10 tỉnh thành trên cả nước, diễn ra từ 18/05/2025 đến 24/08/2025, dự kiến chăm sóc hơn 1.200 xe Hyundai. Hyundai Care Day là chương trình được tổ chức nhằm tri ân khách hàng, giới thiệu...

VIMC tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – Tổng công ty Hàng...

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở