Trang chủDi sảnChung tay bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật...

Chung tay bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Tỉnh Nam Định có kho tàng đồ sộ di sản văn hóa, trong đó nhiều di sản văn hóa phi vật thể được quốc tế, quốc gia công nhận, ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được chính quyền và cộng đồng dân cư quan tâm, có đóng góp tích cực làm phong phú thêm các giá trị văn hóa, đời sống tinh thần và công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của người dân nơi đây.
Thực hành nghệ thuật kéo chữ tại Lễ hội Phủ Dầy (huyện Vụ Bản, Nam Định) năm 2024.
Thực hành nghệ thuật kéo chữ tại Lễ hội Phủ Dầy (huyện Vụ Bản, Nam Định) năm 2024.

Bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định cho biết: Địa phương hiện có gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu, trong đó quần thể Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) với hơn 20 công trình đền, đình, phủ, tiêu biểu như: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu Hạnh, được coi là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Nghi lễ chầu văn, một phần cốt lõi của tín ngưỡng này, đã phát triển mạnh tại Nam Định từ thế kỷ XVII, lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố khác. Chầu văn là kho tàng văn hóa dân gian phong phú, kết hợp huyền thoại, truyền thuyết và các giá trị đạo đức, ca ngợi công trạng của các nhân thần, thiên thần. Từ nghi lễ này hình thành nghệ thuật hát văn và hầu đồng, hòa quyện các lớp diễn xướng, dân ca, dân vũ trên nền nhạc cụ truyền thống, tái hiện hình tượng các vị Thánh sống động và đầy sức hút.

Thời gian qua, Hội Bảo vệ và Phát huy di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định đã tích cực phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học, trưng bày, triển lãm, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” nói riêng.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng đẩy mạnh xã hội hóa tạo nguồn lực bảo đảm cho các hoạt động, trong đó có hỗ trợ hội viên thực hành, trao truyền di sản theo đúng nghi thức cổ truyền và quy định của pháp luật; đấu tranh, phê phán những hành động làm sai lệch, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của di sản; đề xuất với các cơ quan nhà nước các giải pháp nâng cao công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo tinh thần của Luật Di sản văn hóa.

Cùng với di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, tỉnh Nam Định tự hào là vùng đất lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt như: Nghệ thuật hát Ca trù, từng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp; Phở Nam Định, một biểu tượng ẩm thực nổi tiếng, đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương để trở thành thương hiệu quốc gia; nghề sơn mài Cát Đằng là nghề thủ công truyền thống độc đáo được trao truyền qua nhiều thế hệ…

Bên cạnh đó là các lễ hội truyền thống nổi tiếng, giàu giá trị lịch sử và văn hóa, góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của nhân dân và khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của vùng đất Nam Định như: Lễ hội Đền Trần, chùa Keo Hành Thiện, chùa Đại Bi, Thái Bình Xướng Ca…, tái hiện sống động những phong tục, tập quán lâu đời, đồng thời truyền tải các giá trị nhân văn và tinh thần gắn kết cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, cùng với cộng đồng dân cư thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản, từ năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh đến năm 2030”; lồng ghép trong quy hoạch phát triển du lịch, văn hóa và di sản của tỉnh, góp phần thực thi nhiệm vụ trong Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mà Chính phủ cam kết với UNESCO sau khi di sản được ghi danh.

Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của Nam Định thực hiện nhiều dự án nghiên cứu và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể. Tiêu biểu như sưu tầm tài liệu về nghi lễ Chầu văn; quy trình chế tác sơn mài; nguồn gốc và sự phát triển của phở Nam Định; ngành văn hóa phối hợp ngành giáo dục truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ thông qua các chương trình giảng dạy tại trường và các buổi học ngoại khóa tại các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng tỉnh…

Bên cạnh đó, việc tôn vinh và hỗ trợ nghệ nhân cũng được đặc biệt quan tâm; qua ba lần tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Nam Định đã có 13 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng các danh hiệu.

Theo bà Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hội Bảo vệ và Phát huy di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định, các nghệ nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành và truyền dạy di sản, được đề xuất kịp thời xét tặng danh hiệu nghệ nhân là động lực để các nghệ nhân tiếp tục cống hiến và góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nam Định.

Nguồn: https://nhandan.vn/chung-tay-bao-ve-phat-huy-di-san-van-hoa-phi-vat-the-post856047.html

Cùng chủ đề

Hòa Phát mang “Xuân yêu thương” tới 13 tỉnh thành trên cả nước

Trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, Hòa Phát đã trao hơn 3.000 suất quà Tết cho người nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại nhiều địa phương trên cả nước như: Quảng Ngãi, Hải Dương, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh... Mỗi suất quà trị giá 400 nghìn đồng, bao gồm 200 nghìn đồng tiền mặt, còn lại là bánh,...

Cơ quan Đảng đầu tiên của Bình Thuận thực hiện hợp nhất

(NLĐO) - Chiều 3-2, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận ...

9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán xảy ra 153 vụ cháy, chủ yếu do chập điện

Thông tin từ Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an), trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 153 vụ cháy. Trong số này có 71 vụ cháy nhà dân, 15 vụ cháy tại cơ sở sản xuất, 7 vụ cháy phương tiện giao thông, 8 vụ cháy nhà ở kết hợp kinh doanh, 51 vụ loại hình khác và 1 vụ cháy rừng. Các vụ cháy đã làm 3 người bị thương, thiệt hại 3,4...

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những lặng thầm chưa nói

Tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển, năm 2015, Hoàng Ngọc Chung về làm nhiệm vụ điều hành các con tàu kiểm ngư, thuộc Kiểm ngư Việt Nam, lực lượng chuyên trách thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chung cho biết, ngoài nhiệm vụ điều hành con tàu, chở đại biểu đi thăm quần đảo Trường...

Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

NDO - Ngày 2/2, Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt khách về tham quan, chiêm bái. Theo ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài trong 9 ngày, thời tiết khá thuận lợi cho các hoạt động tri ân, tham quan, vui...

Tổng thu từ khách du lịch dịp Tết đạt 245 tỷ đồng, tăng 27% so cùng kỳ năm trước

NDO - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên dịp Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 29/1-2/2 (mùng 1 đến mùng 5 Tết) đạt 116.500 lượt khách, tăng 11% so cùng kỳ năm trước; trong đó có 980 khách quốc tế, tăng 51% so cùng kỳ năm trước. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh...

[Ảnh] Bến xe Hà Nội tất bật đón dòng người trở lại Thủ đô

NDO - Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại các bến xe Thủ đô, chuẩn bị cho những ngày làm việc, học tập sắp tới. NDO - Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại các bến xe Thủ đô, chuẩn bị cho những ngày làm việc, học tập...

Nhiều ca tai nạn do pháo nổ rất thương tâm

NDO - Trong 4 ngày nghỉ Tết (từ 30 đến mùng 3 Tết), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận 24 ca tai nạn do pháo nổ vào nhập viện, trong đó nhiều nhất vào ngày 30 Tết 13 ca, mùng 1 Tết 5 ca. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính chung trong 8 ngày nghỉ Tết đã có 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa. Mặc dù con...

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Di Sản Gốm Chu Đậu: Nét Đẹp Tinh Hoa Từ Đất và Lửa

“Gốm Chu Đậu- tinh hoa văn hóa Việt Nam”- Đây là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Những lời này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản gốm Chu Đậu mà còn khẳng định vị thế của nó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngược dòng thời gian, gốm Chu Đậu đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ XV tại Chu...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Nhiều trường đại học cho sinh viên học online tuần đầu tiên sau Tết

Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nhiều trường đại học cho sinh viên học online nhằm giảm áp lực tàu xe, đi lại. ...

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du...

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi...

Bóng đá Việt Nam liên tiếp đối đầu Indonesia đầu năm mới Ất Tỵ 2025

CLB Thanh Hóa lên đường sang Indonesia hôm nay (3/2) để chuẩn bị cho trận đấu quyết định suất đi tiếp tại giải Đông Nam Á. Thầy trò huấn luyện viên Velizar Popov trải qua hành trình di chuyển gần 12 tiếng, trong đó 5 tiếng ngồi máy bay và 1,5 giờ đi bằng ô tô đến địa...

Mới nhất