Trang chủNewsThời sựchưa có đột phá trong chính sách thu hút nhà giáo

chưa có đột phá trong chính sách thu hút nhà giáo

Kinhtedothi-Thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đề nghị xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi; xây dựng môi trường làm việc an toàn giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến.

Ngày 9/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Dự thảo đã đề cập đến nhiều điểm mới về chính sách đối với nhà giáo để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý Nhà nước về nhà giáo.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 13 - Ảnh: Media.quochoi.vn
Quang cảnh thảo luận tại tổ 13 – Ảnh: Media.quochoi.vn

Chính sách thu hút nhà giáo còn chung chung

Tham gia thảo luận, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn) cho biết, về chính sách thu hút nhà giáo (khoản 1, điều 29 Dự thảo Luật quy định đối tượng hưởng chính sách thu hút gồm: người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo”.

Đại biểu cho rằng, về cơ bản, các chính sách thu hút nhà giáo là cần thiết, tuy nhiên, nội dung tại điều 29 còn chung chung, chưa có đột phá để tạo sức hấp dẫn; chưa đủ sức thuyết phục để thu hút người có trình độ cao, người có tài về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn.

“Nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng, việc thu hút nhà giáo như mục tiêu, mong muốn của Dự thảo Luật khi đề ra quy định này sẽ rất khó thực hiện” – đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn) - Ảnh: Media.quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn) – Ảnh: Media.quochoi.vn

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng chưa làm rõ như thế nào gọi là người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt. Do đó, đại biểu đề nghị quy định rõ về các đối tượng này để tạo thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế.

Quan tâm đến chính sách thu hút nhà giáo, đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An) đề nghị bổ sung 2 đối tượng, đó là: những học sinh phổ thông có học lực xuất sắc, đạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được tuyển thẳng vào ngành sư phạm; những sinh viên đại học tốt nghiệp xuất sắc được giữ lại trường làm giảng viên.

“Những đội ngũ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở tất cả cấp học, bậc học và hệ thống giáo dục quốc dân” – đại biểu Thái Văn Thành nêu.

Về chế độ, chính sách đối với nhà giáo, đại biểu Thái Văn Thành đề nghị xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo (như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi…), trong đó nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để bảo đảm Luật khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.

Đại biểu Lương Văn Hùng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi) cho rằng, Dự thảo Luật chưa có quy định về bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp; thiếu các chính sách để xây dựng một môi trường làm việc an toàn giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến và hoạt động nghề nghiệp hiệu quả. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định nhà giáo được quyền tổ chức dạy thêm theo quy định của pháp luật.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 1  (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội). Ảnh: Như Ý
Quang cảnh thảo luận tại tổ 1  (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội). Ảnh: Như Ý

Làm rõ quyền tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà giáo

Tham gia thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) quan tâm đến quy định về quyền của nhà giáo và đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát làm rõ, thống nhất quy định tại điểm d khoản 1 điều 11 của Dự thảo Luật Nhà giáo và quy định tại điểm b khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Cụ thể, tại điểm d khoản 1 điều 11 Dự thảo Luật quy định nhà giáo: “Được nghiên cứu khoa học và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật về nghiên cứu khoa học và sở hữu trí tuệ; được tham gia hoạt động ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ”. Đại biểu cho rằng, đây là một quy phạm cho phép, được hiểu là nhà giáo được trao quyền nghiên cứu khoa học và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học; đồng thời, được tham gia hoạt động ở các cơ sở sản xuất – kinh doanh phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) - Ảnh: Như Ý
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) – Ảnh: Như Ý

Đại biểu chỉ ra, theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

“Cần làm rõ nhà giáo được tham gia hoạt động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ là được tham gia những hoạt động nào, khâu nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh? Nhà giáo có được thành lập hoặc tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp không?” – đại biểu Nguyễn Thị Lan nêu.

Theo đại biểu, nếu không làm rõ, sẽ dẫn đến việc hiểu luật không giống nhau giữa, khó thực hiện trong thực tế, có thể vô tình vi phạm quy định của pháp luật.

Hợp đồng lao động làm nhà giáo thuộc loại hợp đồng nào?

Phát biểu thảo luận, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho biết, tại điểm d, khoản 3, điều 16 quy định: “Người đã có thời gian hợp đồng lao động làm nhà giáo trong cơ sở giáo dục từ 2 năm trở lên” thuộc đối tượng được đặc cách, ưu tiên trong tuyển dụng nhà giáo”.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) - Ảnh: Như Ý
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) – Ảnh: Như Ý

Đại biểu cho rằng, cần làm rõ “hợp đồng lao động làm nhà giáo” thuộc loại hợp đồng nào, vì Hợp đồng đối với nhà giáo được quy định tại khoản 1, điều 19 của Dự thảo Luật gồm: hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về viên chức và hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong đó, hợp đồng làm việc được chia thành 2 loại: hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (khoản 2 và khoản 3 điều 19). Còn hợp đồng lao động áp dụng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhà giáo là người nước ngoài (khoản 4, điều 19).

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đặt vấn đề: “hợp đồng lao động làm nhà giáo ở Điều 16 có phải là hợp đồng lao động được quy định tại điều 19 không?. “Nếu đúng thì tôi cho rằng, chính sách ưu tiên tuyển dụng nhà giáo áp dụng cho người đã có thời gian hợp đồng lao động làm nhà giáo là chưa phù hợp”.

Lý giải điều này, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết, bởi đối tượng được ưu tiên chỉ là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài; còn nếu hợp đồng lao động làm nhà giáo trong Dự thảo này thuộc loại hợp đồng lao động thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2022 về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, thì cũng cần làm rõ.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/dai-bieu-quoc-hoi-chua-co-dot-pha-trong-chinh-sach-thu-hut-nha-giao.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các Nghị quyết về công tác cán bộ

(NLĐO) - Phê chuẩn kết quả bầu ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, giữ chức vụ Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc ...

Chung sức, chung lòng thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các ĐBQH, cán bộ, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội nỗ lực phấn đấu nhân đôi thành tích của năm 2024 ...

Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các vấn đề văn hóa, Quốc hội Na Uy cho biết, Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực. Sáng 20/1, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong và Đoàn nghị sĩ Quốc hội Na Uy do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các...

Cho thôi làm nhiệm vụ với một đại biểu Quốc hội

NLĐO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết cho ông Dương Văn An, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội ...

Các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân lĩnh án

(NLĐO) - Sau thời gian nghị án kéo dài, sáng 13-1, HĐXX TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên án đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng 3 đồng phạm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Cùng dự Lễ dâng hương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc; các...

so sánh hiệu năng, giá cả và độ tin cậy

Với bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn so sánh để hiểu rõ hơn về 2 dịch vụ này. VPS là gì? VPS là một dạng máy chủ ảo được tạo ra thông qua phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau. Các máy chủ này đều có đầy đủ các thông số như CPU, Ram, bộ nhớ... Đặc biệt còn có sẵn hệ điều hành. Cloud VPS là gì? Cloud VPS cũng...

Đủ nguồn kinh phí để giải quyết các trường hợp nghỉ sau sắp xếp bộ máy

Kinhtedothi - Chiều 5/2, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã thông tin liên quan đến việc rà soát, đánh giá công chức, viên chức, người lao động sau khi tinh gọn bộ máy, nguồn kinh phí giải quyết các trường hợp nghỉ chế độ khi thực hiện sắp xếp. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết: Ngày 31/12/2024, Chính phủ đã ban...

Công bố đồ án quy hoạch, kêu gọi đầu tư 800.000 tỷ đồng vào Thủ Đức

Kinhtedothi - Tại Hội nghị TP Thủ Đức thuộc TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, TP Hồ Chí Minh sẽ kêu gọi nhà đầu tư vào TP Thủ Đức với tổng nguồn vốn trên 800.000 tỷ đồng. Vào lúc 8 giờ ngày mai (6/2), TP Thủ Đức sẽ tổ chức hội nghị công bố đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TP Hồ Chí Minh đến năm 2040 và xúc tiến mời gọi đầu tư vào TP Thủ Đức,...

Lễ hội ấm áp của Cộng đồng người Việt tại Bỉ

Ngày 2/2, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ, Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ (UGVB) đã tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán, thu hút đông đảo bà con kiều bào tại Bỉ cũng như từ các quốc gia lân cận đến chung vui. Như một nét đẹp truyền thống, mỗi dịp Tết đến, Trung tâm Văn hóa quận Woluwe Saint-Pierre ở thủ đô Brussels lại trở thành điểm hội ngộ ấm áp của cộng đồng người Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Cùng chuyên mục

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng. Tối 5/2, nguồn tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Nguyện vọng của ông Tùng đã được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng ý. Ông Tùng (58 tuổi) còn gần 5 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu. Ông giữ chức Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH từ năm 2016. Theo kế hoạch sắp...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Cùng dự Lễ dâng hương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc; các...

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH xin nghỉ hưu trước 4 năm

(NLĐO) - Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cùng 4 cán bộ thuộc cơ quan này xin nghỉ hưu trước tuổi để góp phần tạo thuận lợi cho công tác tinh gọn bộ máy ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các Nghị quyết về công tác cán bộ

(NLĐO) - Phê chuẩn kết quả bầu ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, giữ chức vụ Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc ...

Mới nhất

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình...

Mỹ chuẩn bị kế hoạch rút quân khỏi Syria?

Bộ Quốc phòng Mỹ được cho là đang xây dựng kế hoạch rút quân khỏi Syria theo ý kiến của Tổng thống Donald...

5 tỉnh có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân lớn ở Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, 5 tỉnh ở nước ta có tiềm năng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn. Các địa phương này tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực...

Nghênh đón Thần Tài Ất Tỵ – Khai Xuân hồng phát

VietinBank Gold & Jewellery ra mắt các sản phẩm đồng xu vàng được thiết kế tinh xảo mang ý nghĩa sâu sắc, thay cho lời chúc khai niên hưng vượng, thành công tới khách hàng nhân Ngày vía Thần tài năm Ất Tỵ. Sản phẩm hiện đang được cung cấp trên toàn hệ thống bán hàng của VietinBank...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Văn Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Thạch Hà, Hà Tĩnh đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, mặc dù còn hơn 9 năm công tác. ...

Mới nhất