Trang chủNewsChính trịChú trọng yếu tố lịch sử, thể hiện xu thế hội nhập

Chú trọng yếu tố lịch sử, thể hiện xu thế hội nhập

Với việc giảm gần 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và 60 – 70% đơn vị hành chính cấp xã, tên của các đơn vị sau sắp xếp đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tên gọi không đơn thuần chỉ là địa danh đơn vị hành chính mà còn nhiều vấn đề liên quan đến đời sống của người dân.

Anh CV
Sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và việc chọn tên gọi sau sáp nhập đang là vấn đề được nhân dân và dư luận quan tâm. (Trong ảnh: Một góc TP Hải Phòng). Ảnh: Quang Vinh.

Chú trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Tên gọi của một tỉnh, một xã không đơn thuần chỉ là đơn vị hành chính mà còn nhiều vấn đề liên quan đến người dân như: giấy khai sinh, căn cước công dân, bảo hiểm y tế, con dấu, biển hiệu và các thủ tục hành chính có liên quan.

Cũng chính vì lẽ đó, khi Ban Thường vụ Đảng uỷ Chính phủ cho ý kiến về Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý: “Việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa. Việc chọn trung tâm hành chính – chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập”.

PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, về tên của cấp xã sau sáp nhập, cố gắng giữ được các tên cổ. Vì địa danh cổ gắn với ký ức chung. Thế giới có “địa danh học” chính là các địa danh cổ, bởi nó khơi gợi lên nhiều ký ức lịch sử. “Do đó cố giữ càng nhiều tên địa danh cổ càng tốt. Bên cạnh đó cần đặt những tên dễ nhớ, thuận lợi trong giao tiếp và truyền thông. Đối với tên của các tỉnh, thành sau sắp xếp, những tỉnh ở vùng văn hoá lớn, tiêu biểu thì nên cố gắng giữ lại để gắn với vùng văn hoá đó, đừng để mất đi” – ông Bài nói.

GS.TS Vũ Văn Hiền – nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nêu ra 4 quan điểm. Theo đó, có thể lắp ghép tên của 2 tỉnh, “anh này với anh kia” thành một tên ghép nhưng phải căn cứ vào tính tương thích của hai bên. Thứ hai, quan tâm tới yếu tố lịch sử của 2 tỉnh đó có điểm gì chung, gắn với nhau không? Nếu tên ghép không hay thì có thể lấy tính lịch sử của 2-3 tỉnh thành một tên mới để các bên “cùng thấy hay”. Nghĩa là tạo được sự đồng thuận của các tỉnh do liên quan đến yếu tố văn hoá. Thứ ba, có thể dùng một tên mới. Thứ tư, là lấy tên của một nơi mà nơi đó có tiềm năng hơn, bản thân có bước phát triển hơn so với “các anh” kia. Ví dụ sáp nhập tỉnh Bắc Ninh với tỉnh Bắc Giang thì để tên Bắc Ninh. Nghĩa là lấy theo tên địa danh có tính dẫn dắt.

Từ góc độ nhà sử học, GS. TS Đỗ Quang Hưng – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận định, tên của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập ưu tiên số một vẫn là tên gợi đến truyền thống mà không triệt tiêu các đơn vị đã có. “Giữ được tên truyền thống là tốt nhất, cao nhất của ngôn ngữ, gợi được nét truyền thống vốn có” – ông Hưng nói và lưu ý làm sao ưu tiên cho tên truyền thống, tâm tình dân tộc, đất đai quê hương.

Ưu tiên số hai, theo ông Hưng là có thể giữ 1 trong 2 tên để đại diện chung. Ưu tiên số ba là lắp ghép để thành một tên mới. Vì nếu 2 tỉnh chưa thoả mãn thì có thể hình thành một tên mới, đó là “phương án không chiều ai, không nịnh ai cả” để nhập 2 tỉnh thành 1 tên, nhưng tên mới ghép đó phải thuận về mặt ngôn ngữ.

Theo ông Bùi Hoài Sơn – ĐBQH Đoàn TP Hà Nội, việc lựa chọn tên mới khi sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là một quyết định hành chính mà còn là vấn đề của lịch sử, văn hóa và bản sắc. Tên gọi của một địa phương không chỉ là một danh xưng, mà còn gắn liền với ký ức, niềm tự hào và sự gắn bó của người dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, việc giữ lại tên cũ hay chọn một tên gọi mới cần được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên sự đồng thuận của cộng đồng và phù hợp với xu hướng phát triển.

Ông Sơn nêu quan điểm, nếu một cái tên đã gắn bó lâu đời, mang giá trị lịch sử sâu sắc và được nhân dân yêu quý, thì việc tiếp tục sử dụng là một lựa chọn hợp lý để đảm bảo tính kế thừa. Tuy nhiên, nếu việc sáp nhập mở ra một giai đoạn phát triển mới, việc tìm kiếm một cái tên phản ánh đầy đủ hơn về đặc trưng địa lý, văn hóa và tiềm năng của vùng đất cũng là điều đáng cân nhắc. Khi lựa chọn tên mới, cần phải cân nhắc đến những yếu tố quan trọng để vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Tên gọi của địa phương nên phản ánh được bề dày truyền thống, những sự kiện quan trọng hoặc những giá trị đặc trưng đã định hình nên bản sắc vùng đất đó. Nếu có sự thay đổi trong tên gọi, cần tìm ra một cái tên mang ý nghĩa rộng mở, đại diện cho tinh thần chung của toàn khu vực thay vì chỉ phản ánh một phần của địa phương trước đó.

ảnh to bài chính
Khi sáp nhập các tỉnh và lựa chọn một tên mới, cần đảm bảo tính kế thừa và phù hợp với giai đoạn phát triển mới. (Trong ảnh: Địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau). Ảnh: Quang Vinh.

Chọn tên để tránh phải làm lại nhiều giấy tờ gây tốn kém, lãng phí

TS Nguyễn Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, nên có nguyên tắc trong đặt tên sau sáp nhập. Theo đó, một là giữ được truyền thống, làm sao đỡ tốn kém cho xã hội. “Bây giờ thay đổi tên, con dấu, biển hiệu, các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. Do đó có thể giữ một tên vì có nhiều tên rất truyền thống” – ông Quân nói đồng thời nêu ví dụ: “3 tỉnh sáp nhập thành 1 thì lấy tên 1 tỉnh để ít nhất có 1 tỉnh không phải làm lại con dấu, giấy tờ của người dân. Do đó nên chọn phương án giữ lấy 1 tỉnh. Chứ còn lấy tên mới thì coi như phải làm lại giấy tờ của cả 3 tỉnh, như vậy là lãng phí khủng khiếp về mặt thủ tục hành chính”.

Trong tên gọi sau sáp nhập, ông Quân cũng cho rằng, cần phải hướng và nghĩ vì cái chung. Nói như Tổng Bí thư Tô Lâm là, chúng ta không sợ mất tên, mà chỉ sợ nhất là đất nước nghèo, lạc hậu. Điều đó là đúng vì trong sáp nhập thì không thể giữ được hết các tên. Ngày xưa chúng ta đã thay đi đổi lại nhiều lần rồi nhưng vẫn tốt như Hà Nam Ninh, Bình Trị Thiên.

PGS.TS Đặng Văn Bài cũng đề xuất, đặt các tên tỉnh mới phải tránh việc thay đổi quá nhiều dẫn đến tình trạng phải làm lại nhiều giấy tờ, thủ tục, gây tốn kém lãng phí xã hội.

“Ví dụ Đồng Tháp sáp nhập với An Giang thì giữ lại tên Đồng Tháp, như thế chỉ phải làm lại giấy tờ của An Giang, không nên hình thành một cái tên mới để phải làm lại giấy tờ của cả 2 tỉnh. Như hồi xưa Hoàng Liên Sơn chia ra 2 tỉnh (Yên Bái, Lào Cai) thì đã phải thay đổi giấy tờ của cả 2 tỉnh. Hay Tuyên QuangHà Giang nhập lại thành Hà Tuyên thì phải làm lại giấy tờ của 2 tỉnh. Nhưng lấy tên tỉnh là Tuyên Quang thì chỉ làm giấy tờ của 1 tỉnh. Chúng ta ưu tiên Tuyên Quang vì yếu tố lịch sử, nơi đây có Tân Trào, chiến khu ATK” – ông Bài phân tích và cho rằng nên giữ lại tên của một tỉnh để tạo thuận tiện trong giao dịch. Hoặc đối với những tỉnh có dân số đông hơn thì có thể giữa lại và lấy tên theo tỉnh đông hơn để đỡ phải làm lại nhiều giấy tờ có liên quan.

GS.TS Đỗ Quang Hưng cũng phân tích, nếu chọn tên là nơi có nhiều di tích lịch sử thì phải thuộc “trường hợp thật đặc biệt”. Bởi đã là quê hương, bản quán thì phải bình đẳng. “Ông có thiêng liêng thì tôi cũng có thiêng liêng”, trừ trường hợp quá đặc biệt. Ví dụ Hà Nội nhập với một tỉnh X nào đó mà biến mất hoàn toàn từ Hà Nội hay Thăng Long thì rất không nên vì Hà Nội là Thủ đô, địa danh lớn của cả nước. Do đó cần phải ưu tiên những trường hợp thật đặc biệt.

Nên lấy ý kiến nhân dân, nhà khoa học

Vừa qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025. Trong đó quy định: Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Luật cũng quy định: Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải có báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

GS.TS Vũ Văn Hiền cũng cho rằng, việc lấy tên như thế nào nên lấy ý kiến nhân dân. Cùng quan điểm, PGS.TS Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an cho hay, tên gọi trước khi quyết định nên lấy ý kiến nhân dân và các nhà khoa học. Nhất là người dân nằm trong diện sáp nhập xã, tỉnh để nêu ra các phương án, thể hiện ý nguyện của người dân. Trên cơ sở đó thì cơ quan nhà nước có quyền quyết định. Đồng thời giải thích cho dân hiểu tại sao lấy tên này mà không lấy tên kia? Bởi hiện nay chúng ta vẫn đang có thời gian vì Quốc hội quyết định sáp nhập và lấy tên tỉnh. “Nhưng trước khi Quốc hội quyết định thì nên thông báo rộng rãi tới người dân và tranh thủ xin ý kiến của dân. Bên cạnh đó, 2-3 tỉnh sáp nhập lại có thể mời các học giả, nhà khoa học đến lấy ý kiến. Sau đó Quốc hội đưa ra quyết định thì sẽ hợp lý hơn” – ông Cương nói và đề nghị việc này cần tiến hành nhanh.

“Dù lựa chọn theo hướng nào, điều quan trọng nhất là phải có sự tham vấn rộng rãi, lắng nghe ý kiến của nhân dân, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa và quản lý để đảm bảo rằng tên gọi mới không chỉ hợp lý về mặt hành chính mà còn tạo được sự đồng thuận, niềm tự hào và cảm giác gắn kết cho người dân trong vùng” – ĐBQH Bùi Hoài Sơn (Đoàn TP Hà Nội) nói và nhấn mạnh rằng, tên gọi của một địa phương mới cũng cần có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai. Một cái tên không chỉ gợi nhắc quá khứ mà còn phải thể hiện được khát vọng vươn lên, sự kết nối với xu thế hiện đại và hội nhập.

TS Nguyễn Thị Sửu – Ủy viên Hội đồng dân tộc của Quốc hội: Xác định mức độ ưu tiên để lựa chọn tên

bac.png

Khi sáp nhập 2-3 tỉnh thành một tỉnh thì tên không có nghĩa phải nối dài tiếng trong các địa danh mà chọn điển hình nhất có được trong 2-3 địa danh, điển hình nhất ở góc độ văn hoá, kinh tế, ngoại giao, an ninh quốc phòng. Vì các mối quan hệ trên đều quan trọng. Cho nên tuỳ từng vị trí mà có thể đưa ra mức độ ưu tiên phù hợp.

Bên cạnh đó, cần phân tích kỹ nếu nhập 2-3 tỉnh mà mang tên 1 tỉnh thì được gì và mất gì, mang tên ghép của cả 2 tỉnh thì được gì và mất gì. Chúng ta phải có tiêu chí, vì đặt tên cho một đơn vị hành chính càng ngắn gọn, càng xúc tích thì càng thuận lợi. Bởi hiện nay tên gọi không đơn thuần chỉ cho riêng mình mà còn liên quan đến toàn cầu, liên quan đến câu chuyện của hội nhập, ngoại giao. Nếu tên dài quá sẽ khó nhớ. Đây là vấn đề cần có sự phân tích và định hướng của Đảng một cách đồng bộ, toàn diện và khách quan.

Ông Lê Văn Cuông – nguyên Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá: Lấy ý kiến để “ý Đảng hợp lòng dân”

cuong.png

Nên tổ chức hội thảo, lấy ý kiến nhân dân về tên gọi sau sáp nhập để người dân tham gia, góp ý kiến. Qua nhiều kênh thông tin để nắm được cái lợi và cái chưa lợi, có sáng kiến gì hay không để từ đó Trung ương đưa ra quyết định. Như vậy sẽ khách quan và tốt hơn, tránh việc suy nghĩ thiên lệch khi tỉnh này được giữ lại tên, còn tỉnh kia thì mất tên. Việc có nhiều ý kiến của nhân dân và các nhà khoa học hiến kế nhằm xem phương án nào hay nhất để lựa chọn. Quyết định lựa chọn là cơ quan có thẩm quyền nhưng người dân cảm thấy thoả mãn khi được tham gia góp ý kiến. Chúng ta “lấy dân làm gốc”, “dựa vào dân” thì bây giờ nhân dân có ý kiến, còn ở trên quyết định, làm sao để ý Đảng hợp với lòng dân là tốt nhất.



Nguồn: https://daidoanket.vn/ten-goi-sau-sap-nhap-tinh-xa-chu-trong-yeu-to-lich-su-the-hien-xu-the-hoi-nhap-10301835.html

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa bàn. Một trong những dấu ấn nổi bật và mang lại hiệu quả rõ rệt là việc đẩy mạnh chuyển đổi...

Chi tiết về 52 tỉnh, thành trong diện đề xuất sáp nhập

Trong số 52 tỉnh thành thuộc diện đề xuất sáp nhập, nếu chia theo 3 miền thì miền Bắc và miền Nam 38 tỉnh, thành còn lại miền Trung có 14 tỉnh, thành. ...

Sáp nhập Quảng Nam, Đà Nẵng, cơ hội lịch sử để vùng đất Quảng

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng xây dựng Đà Nẵng - Quảng Nam mới bảo đảm trở thành cực tăng trưởng của Việt Nam ...

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

(NLĐO) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý sắp xếp, tinh gọn tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp và kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện ...

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sáp nhập tỉnh mới

Thực hiện chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy và sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Lào Cai đang nỗ lực triển khai các bước chuẩn bị để sẵn sàng sáp nhập tỉnh mới. Thời điểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Nhớ Lời Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn của Bác 60 năm trước

Ðây là Thiếp Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn 1964 cách đây 60 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng Báo Nhân Dân số ra ngày 1/1/1964. Trong Lời Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ðồng bào thân mến, 1964 là năm thứ tư của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Ðể hoàn thành thắng lợi kế hoạch, đồng bào miền Bắc hãy hăng hái thi đua yêu nước,...

Thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện giữa Việt Nam và Congo trên các lĩnh vực

NDO - Chiều 22/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo Vital Kamerhe tại thành phố Cần Thơ. Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22/1, tại thành phố Cần Thơ,...

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

NDO - Ngày 5/2, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc,  Đảng ủy Việt Nam tại Trung Quốc long trọng tổ chức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025). Lễ kỷ niệm có sự tham dự của lãnh đạo Đảng ủy, Đại sứ quán cùng toàn thể đảng viên, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh Đại...

Thủ tướng Việt Nam, Belarus đi uống cà phê, ngắm Cột cờ Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko tham quan Cột cờ Hà Nội, một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến thủ đô, rồi cùng chuyện trò bên tách cà phê nóng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko thưởng thức cà phê Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Trưa 8-12, sau cuộc hội đàm tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Belarus Roman...

Thủ tướng dâng hương các nguyên lãnh đạo Chính phủ

Nhân Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930 và đón Tết Cổ truyền dân tộc Giáp Thìn 2024, ngày 3/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, và chúc Tết gia đình các đồng chí. Vnews Source link

Cùng chuyên mục

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt

Tại phiên họp tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "phải vượt qua giới hạn của chính mình, xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt." Bộ Xây dựng xây dựng Nghị định quy định tiêu chí...

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. ...

Mới nhất

COVERINGS 2025 CHÍNH THỨC KHAI MẠC – VIGLACERA GÂY NGẠC NHIÊN TẠI TRIỂN LÃM LỚN NHẤT BẮC MỸ CHUYÊN NGÀNH GẠCH MEN & ĐÁ...

Ngày 29/4/2025, lúc này là 21h30 theo giờ Việt Nam, bên kia bán cầu, tại Orlando, Florida nước Mỹ, Triển lãm lớn nhất tại Bắc Mỹ chuyên ngành gạch men và đá tự nhiên Coverings 2025 chính thức khai mạc. Chúng tôi đã ngay lập tức nhận được những tin tức mới nhất gửi về từ ông Mai...

Hội Kiến trúc sư Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với Cuba và mở rộng kết nối quốc tế – Tổng công...

Đầu tháng 5/2025, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam và các KTS đã có chuyến công tác chính thức tại Cuba nhằm thúc đẩy hợp tác nghề nghiệp, giao lưu học thuật và phát triển mạng lưới kiến trúc sư trẻ giữa hai quốc gia có mối quan hệ hữu nghị...

NOVAGROUP ĐỒNG HÀNH CÙNG THỂ THAO CÔNG AN NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN CÁC BỘ MÔN THỂ THAO TRỌNG ĐIỂM, NÂNG CAO VỊ THẾ THỂ...

Lễ kết nạp Hội viên tổ chức và Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác có sự tham dự của: Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn – Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác...

Tăng trưởng vượt bậc, vươn tầm quốc tế

Thị trường GPU dành cho trí tuệ nhân tạo (AI GPU) đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc, do nhu cầu triển khai khối lượng công việc AI tại các trung tâm dữ liệu ngày càng gia tăng. Theo dự báo của Gartner, doanh thu từ GPU AI toàn cầu sẽ tăng từ 13,1 tỷ USD...

Nỗ lực kết nối số quốc gia & phát triển AI vì người Việt

Năm 2024, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, khi 78,8% dân số sử dụng Internet và 75,2% tham gia mạng xã hội, vượt xa mức trung bình toàn cầu 63,9%, theo báo cáo We Are Social 2025.  Trong bối cảnh này, Zalo tiếp tục giữ vững vị thế là công...

Mới nhất