Trang chủNewsThời sựChủ tịch nước thăm chính thức Nhật Bản: Điểm nhấn quan trọng...

Chủ tịch nước thăm chính thức Nhật Bản: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam


Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Nhật Bản. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, dấu ấn nổi bật trong năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (1973 – 2023), đánh dấu 9 năm hai nước nâng cấp thành Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á.

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian qua đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Các hoạt động trao đổi đoàn, trong đó có trao đổi đoàn cấp cao và các cấp được diễn ra và đẩy mạnh. Riêng trong năm 2023, cho đến nay hoạt động trao đổi đoàn cấp cao hai nước đã diễn ra sôi động: Phía Việt Nam có chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính (5/2023); Phía Nhật Bản có chuyến thăm của Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương (9/2023), Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Otsuji Hidehisa (9/2023).

Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, cung cấp viện trợ không hoàn lại ODA lớn nhất; đối tác lớn thứ hai về hợp tác lao động và thứ ba về đầu tư du lịch và thứ 4 về thương mại.

Hợp tác giữa các địa phương hai nước không ngừng được đẩy mạnh và cho đến nay, có khoảng 100 cặp quan hệ giữa các địa phương Việt Nam và Nhật Bản.

Các hoạt động giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giao lưu nhân dân cũng diễn ra sôi động. Nhiều sự kiện giao lưu văn hóa quy mô lớn được người dân hai nước mong đợi như Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, vở Opera “Công nữ Anio.”

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, Đại sứ Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản nhận định mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản trong suốt 50 năm qua đã không ngừng phát triển tốt đẹp. Đây là mối quan hệ được xây dựng trên nền mối lương duyên và giao lưu nhân dân giữa hai nước từ nhiều thế kỷ trước, để lại những di sản quý báu cho thế hệ hôm nay. Và kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố, vun đắp trên sự tin cậy chính trị cao và hợp tác kinh tế hiệu quả, thiết thực.

Nhật Bản hiện là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng – an ninh, văn hóa, giáo dục, lao động, du lịch… Nhật Bản là nước G7 đầu tiên: đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 cho đến nay, Việt Nam và Nhật Bản đã lần lượt xác lập khuôn khổ quan hệ từ Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài năm 2002 lên Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á năm 2009 và Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á năm 2014.

Theo Đại sứ Nguyễn Phú Bình, điều làm nên “chất keo” gắn kết hai nước trong suốt nửa thế kỷ qua đó là sự bổ sung lợi ích cho nhau.

Theo đó, quá trình đổi mới, phát triển đất nước của Việt Nam đòi hỏi cần có nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao và nguồn nhân lực chất lượng cũng như kinh nghiệm trong thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Và Nhật Bản là đối tác tin cậy, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam về vốn ODA (viện trợ phát triển chính thức), FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực cũng như chia sẻ kinh nghiệm phát triển đất nước thông qua giúp Việt Nam xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư.

Trong khi đó, Nhật Bản nhìn thấy ở Việt Nam là một đối tác thân thiện, có nhiều điểm chung, tương đồng, có thể bổ sung nguồn nhân lực, trong bối cảnh dân số Nhật Bản ngày càng già hóa. Việt Nam lại đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, sẵn sàng cung cấp lao động cũng như cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam cũng như tại Nhật Bản.

Là một nước hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản cần đến những đối tác như Việt Nam – một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp cũng như cung ứng các sản phẩm nông nghiệp như lương thực, thực phẩm.

Việt Nam cũng là đối tác mà Nhật Bản cần tăng cường hợp tác khi Việt Nam có một vị trí địa chính trị – địa kinh tế quan trọng, nằm trên một trục giao thông về hàng không, đường bộ, hàng hải quốc tế, lại ký kết nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới với nhiều đối tác lớn trên thế giới. Những ưu thế đó là cơ sở để Nhật Bản tăng cường đầu tư, xây dựng các nhà máy ở Việt Nam, và coi Việt Nam là cửa ngõ, con đường ngắn để hàng hóa Nhật Bản đi ra thế giới.

Còn theo Tiến sỹ Tomotaka Shoji, Giám đốc Ban nghiên cứu Khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng (NIDS) của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hai nước có thể thiết lập và duy trì mối quan hệ song phương bền chặt nhờ sự gần gũi về mặt địa lý, bổ sung về kinh tế và các lợi ích chiến lược hội tụ… Ông cho rằng, thế mạnh đầu tiên là hợp tác kinh tế, nhấn mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực này đã có sự tiến triển vô cùng mạnh mẽ. Nhật Bản từ lâu đã coi trọng hợp tác kinh tế trong chính sách ngoại giao.

Với mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, hiệu quả và không ngừng phát triển trên, chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được giới chuyên gia, học giả, dư luận hai nước kỳ vọng không những là một điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, mà còn mở ra một giai đoạn mới hết sức tốt đẹp trong quan hệ hai nước.

Đại sứ Nguyễn Phú Bình cho biết, ông kỳ vọng trong chuyến thăm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ có những trao đổi các biện pháp không chỉ củng cố những mối quan hệ hợp tác sẵn có mà còn mở ra những hợp tác trên các lĩnh vực mới mà hai bên cùng quan tâm như ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số…

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho rằng, ngoài việc nhìn lại những bước tiến trong quan hệ Nhật Bản – Việt Nam từ trước đến nay, chuyến thăm còn truyền đi thông điệp rằng sự hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam không chỉ là mối quan hệ song phương mà đang trở thành mối quan hệ có thể cùng đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, dự kiến trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio; hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản; hội kiến với các lãnh đạo cấp cao Nhật Bản, phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản và tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản cũng như tham dự một số hoạt động quan trọng khác.

Chia sẻ nhận định về sự kiện Chủ tịch nước sẽ phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản, Đại sứ Nguyễn Phú Bình cho biết, đây là một sự kiện rất đặc biệt. Mỗi năm, Quốc hội Nhật Bản thường chỉ thu xếp mời 1-2 nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao nước ngoài đến phát biểu. Do đó, việc phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản của Chủ tịch nước là dịp để lãnh đạo Việt Nam đưa ra những thông điệp quan trọng về quan hệ giữa hai nước đối với chính giới, dư luận Nhật Bản cũng như đối với thế giới.

Nửa thế kỷ qua, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên mọi lĩnh vực với sự tin cậy cao. Chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng một lần nữa khẳng định quyết tâm của lãnh đạo hai nước trong việc không ngừng phát triển, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước theo phương châm “Chân thành, Tình cảm và Tin cậy”.



Nguồn

Cùng chủ đề

BCH Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ

1. Đồng chí Võ Văn Thưởng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vừa qua theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được...

Các Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú thực sự là ‘vốn quý của đất nước’

Đợt Trao tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú lần thứ 10, Chủ tịch nước đã ký Quyết định tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân” cho 125 Nghệ sỹ Ưu tú; tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Ưu tú” cho 264 nghệ sỹ.Trong đó, Nghệ sỹ Nhân dân cao tuổi nhất là nghệ sĩ Hùng Minh, diễn viên cải lương Thành phố Hồ Chí Minh, sinh năm 1930); trẻ tuổi...

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng nền biên phòng toàn dân

Theo Chủ tịch nước, thành công của Ngày Biên phòng toàn dân một lần nữa khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Đảng, hợp lòng dân, phù hợp với thực tế đất nước, huy động được sức mạnh tổng hợp của...

Sức mạnh của dân tộc nằm ở những con người có trí tuệ và phẩm giá

Chiều 29/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024. Dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Cùng dự còn có Bí thư Trung ương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Ngày 25/1, trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đề...

Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 28/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 09km trên địa bàn tỉnh Thái Bình. ...

Loại bỏ người bàn lùi, xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long Thành

Sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ...

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai. ...

Ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh

Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 1823-QĐNS/TW ngày 17/1/2025 của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Thanh Nghị, sinh ngày 12/8/1976. Quê quán tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Trình độ: Tiến sĩ Khoa học kỹ thuật xây dựng; Cao...

Bài đọc nhiều

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Pakistan cấm vào công viên, sở thú vì ô nhiễm không khí ngày càng nặng

(CLO) Tỉnh Punjab của Pakistan đã cấm vào nhiều không gian công cộng từ ngày 8/11, bao gồm các công viên và sở thú, khi chính quyền tìm cách bảo vệ người dân khỏi tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở một số khu vực thuộc tỉnh phía đông....

Tây Ban Nha điều tra vụ ảnh khỏa thân AI của các thiếu nữ

Một nhóm các bà mẹ ở Almendralejo, vùng Extremadura, cho biết con gái họ đã nhận được những bức ảnh khỏa thân của chính mình. Một trong những bà mẹ, Miriam Al Adib, đã đăng một video về vụ việc này lên tài khoản Instagram...

Phát triển Kon Tum toàn diện tạo động lực tăng trưởng khu vực Tây Nguyên

Ngày 10/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của Kon Tum, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho khu vực Tây Nguyên. Thi công kết cấu hạ tầng ở Kon Tum. (Ảnh: Thanh Hưng)  Với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Khởi tố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh Đức và 6 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan. Thực hiện kế hoạch đấu tranh làm rõ các dấu hiệu lãng phí, thất thoát trong quản lý tài chính, thuế và làm rõ hành vi chiếm đoạt...

Cùng chuyên mục

Không để gia đình nào không có Tết

Công tác chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người nghèo… luôn được TP. Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh quan tâm để địa phương không gia đình nào không có Tết. Mùa Xuân ấm áp hơn trong những ngôi nhà mới Với phương châm “Không để gia đình nào không có Tết, không có gia đình nào bị bỏ lại phía sau”, thành phố Đông Triều luôn quan tâm, hỗ trợ,...

Đề nghị công an vào cuộc vụ thanh niên hít xà đơn trên tàu metro số 1

Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 vừa đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý theo quy định pháp luật vụ việc thanh niên hít xà đơn phản cảm trên tàu điện. Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC1) vừa có văn bản kiến nghị Công an TPHCM hỗ trợ xử lý các hành vi chưa đúng chuẩn mực khi tham gia di chuyển trên tàu metro Bến...

Trên “đại công trường” sân bay Long Thành ngày cuối năm

(NLĐO)- Hàng ngàn chuyên gia, kỹ sư, người lao động thi công xuyên Tết trên "đại công trường" sân bay Long Thành những ngày cuối năm ...

Thái Lan và Trung Quốc hợp tác chống mạng lưới lừa đảo qua điện thoại

(CLO) Thái Lan và Trung Quốc sẽ phối hợp thành lập trung tâm điều phối để đối phó với các mạng lưới lừa đảo qua điện thoại đang phát triển nhanh chóng dọc biên giới Thái Lan với Myanmar và Campuchia. ...

Đời thợ trên những công trường giao thông

Công trường dự án giao thông trọng điểm những ngày cuối năm, không khí thi công diễn ra rất khẩn trương. Những người thợ vẫn cần mẫn ngày đêm, dù không khí Tết đang cận kề. ...

Mới nhất

Cherry đắt đỏ vẫn ‘cháy hàng’, bất ngờ với ‘sầu riêng giải cứu’ 50.000 đồng/kg

Cherry nhập khẩu đắt đỏ chưa từng thấy, 2 triệu đồng/kg vẫn "cháy hàng" ở chợ Tết Ất Tỵ. Trong khi đó, sầu riêng “giải cứu” được bán với giá chỉ 50.000 đồng/kg. Đắt đỏ chưa từng thấy, 2 triệu đồng/kg cherry vẫn ‘cháy hàng’ ở chợ Tết Ất Tỵ Cherry là loại trái cây nhập khẩu đã xuất hiện nhiều...

Bộ Công an công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực năm 2025: Nhiều điểm mới

TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. ...

Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình

Tết Nguyên Đán là thời điểm mọi người mong đợi để quây quần bên gia đình, bạn bè, tận hưởng không khí vui tươi, ấm áp và đón chào năm mới. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là dịp dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm. Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe...

Món ngon trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc

Món ăn trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc thường chú trọng hương vị thơm ngon, đầy đủ sắc màu. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là dịp để mọi người thưởng thức mâm cỗ đoàn viên, tận hưởng không khí ấm áp tình thân. Tùy theo sản vật và phong tục của vùng miền, mâm cỗ...

Mới nhất

Lộ diện iPhone 17 Air