Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcChủ nhân giải VinFuture 2023 chia sẻ cách vượt sợ thất bại...

Chủ nhân giải VinFuture 2023 chia sẻ cách vượt sợ thất bại trong nghiên cứu


Sau lễ vinh danh giải VinFuture 2023, sáng 21/12, các nhà khoa học đạt giải có buổi gặp mặt giao lưu truyền cảm hứng tại trường Đại học VinUni.

Buổi giao lưu “Chung sức toàn cầu” diễn ra với hàng trăm khán giả là sinh viên, các nhà khoa học trẻ. Tại đây, các chủ nhân Giải thưởng chia sẻ về những thách thức phải đối mặt trong hành trình khoa học của mình và những bài học đến thành công. Qua câu chuyện cho thấy họ đều có điểm chung là biết cách “tự tạo động lực để duy trì nghiên cứu khoa học”.

Mở đầu buổi giao lưu, trên màn hình rộng, bức ảnh một cô gái chụp cùng đàn chim cánh cụt khiến nhiều khán giả thích thú. Đó là GS Susan Solomon đến từ Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, người vừa giành giải đặc biệt cho nhà khoa học nữ với đóng góp đột phá giúp mở rộng hiểu biết của nhân loại về hiện tượng suy giảm tầng ozone và vai trò của chất chlorofluorocarbons (CFC) trong quá trình đó.





Các nhà khoa học tham gia gia giao lưu và trên màn hình trình chiếu là ảnh GS Susan Solomon đến Nam Cực khi bà còn trẻ. Ảnh: Phước Văn

Các nhà khoa học tham gia giao lưu và trên màn hình trình chiếu là ảnh GS Susan Solomon đến Nam Cực khi bà còn trẻ. Ảnh: Phước Văn

Kể về hành trình bản thân, cuối mùa đông năm 1986, GS Susan khi ấy mới 30 tuổi, dẫn đầu đoàn thám hiểm 16 người du hành đến Nam Cực. Chuyến thực nghiệm của nhóm nhà khoa học Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) được khởi nguồn từ những tính toán của GS Mario Molina và Sherwood Rowland năm 1974, giả thuyết về tác động của CFC lên tầng ozone. Nhưng trong nhiều năm quy mô của sự suy giảm khiến các nhà khoa học bối rối. Điều này đã thôi thúc bà cùng cộng sự quyết định đưa giả thuyết vào thử nghiệm.

GS Susan bảo có khoảng thời gian tuyệt vời ở Nam Cực, vùng đất tuyệt đẹp, trắng muốt, hoang sơ với những sinh vật đáng yêu như chim cánh cụt. Nhưng Nam Cực hoang sơ như vậy vẫn bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. “Phát hiện lỗ hổng tầng ozone là cú sốc với nhân loại”, bà nói.

Các nhà khoa học đo đạc kích thước lỗ thủng, phát hiện thấy mức độ chlorine dioxide cao hơn một trăm lần so với dự đoán. Đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên chỉ ra chất chlorofluorocarbons (CFC), chất sử dụng nhiều trong tủ lạnh, điều hòa, bình xịt tóc, là nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng ozone. Dựa theo thành phần hóa học có tỉ lệ các chất bất thường trong thành phần lỗ hổng sinh ra, giúp chứng minh được tác động do con người. Cuối cùng nghiên cứu của bà và đồng nghiệp đã góp phần thúc đẩy Nghị định thư Montreal, một nỗ lực quan trọng giúp giảm lượng lớn phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

GS người Nhật Bản Akira Yoshino, một trong 4 nhà khoa học nhận Giải chính VinFuture Grand Prize trị giá lớn nhất (3 triệu USD), với công trình tiên phong trong việc sử dụng muội than ở cực âm của pin Lithium-ion. Trước khi bắt đầu nghiên cứu về pin vào 1981 khi đã 33 tuổi, GS Akira theo đuổi lĩnh vực vật liệu mới. Ông chưa từng nghiên cứu về pin trước đó mà chỉ tình cờ phát hiện vật liệu tìm ra hoàn toàn có thể áp dụng với pin. “Tôi nghĩ động lực là luôn duy trì nghiên cứu. Công nghệ hay nghiên cứu này sẽ mang tới thành công tương lai không, đó là phần quan trọng nhà nghiên cứu cần hướng tới để tạo ra động lực”, ông nói.

Còn GS Gurdev Singh Khush, người Mỹ gốc Ấn Độ – chủ nhân giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển – chia sẻ, động lực của ông là “tạo ra nhiều giống lúa, nhiều thực phẩm hơn để nhà nào cũng đủ đồ ăn”. Ông sinh ra trong gia đình làm nông nghiệp vào những năm 1960 – 1970, thiếu đói nhiều nơi đặc biệt các nước châu Á. Tại Ấn Độ, 10 triệu tấn ngũ cốc được nhập mỗi năm để cung cấp lương thực cho người dân. Động lực ấy thôi thúc ông tìm cách thay đổi các giống cây trồng để tạo ra năng suất cao hơn, rút ngắn thời gian sinh trưởng để tăng khai mùa vụ và tăng cơ hội toàn cầu.

35 năm gắn bó với Viện nghiên cứu giống lúa quốc tế IRRI suốt 35 năm, ông được mệnh danh là “phù thuỷ cây lúa” với nghiên cứu hàng loạt hàng dòng IR (như IR36, IR64) cho năng suất cao và kháng sâu bệnh, giúp phần giải quyết các thách thức thực tế nguy cơ xảy ra nạn đói ở châu Á. Giống GS Gurdev, GS Võ Tòng Xuân, Trường Đại học Nam Cần Thơ cũng “dành cả đời cho lúa gạo”. Ông tiên phong trong cuộc cách mạng nông nghiệp, phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh, góp phần củng cố an ninh lương thực toàn cầu.

“Giỏi nhất là thất bại”

Trong nghiên cứu không phải lúc nào cũng thành công. Minh họa rõ nhất đến từ câu chuyện của GS Daniel Joshua Drucker, người Canada, chủ nhân Giải Đặc biệt dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới, mô tả bản thân “giỏi nhất là thất bại”.

Ông kể bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu khoa học sau khi tốt nghiệp ngành y. Trước đó, ông chưa làm dự án nghiên cứu nào, chưa đi học thạc sĩ, tiến sĩ nên khi vào phòng lab thậm chí còn không biết làm gì. “Phần lớn thí nghiệm của ông không ra kết quả, ngày nào về nhà cũng thấy chán nản”, nhưng ông cho hay thất bại là điều không thể tránh khỏi. Ông cổ vũ các nhà khoa học trẻ luôn vững tin và quyết tâm, có thể giải tỏa bằng cách tìm kiếm niềm vui từ gia đình, bạn bè, sẽ trở thành đệm đỡ khi vấp ngã.

PGS Svetlana Mojsov (Đại học Rockefeller, Mỹ) người cùng giải với GS Daniel Joshua Drucker đồng tình, cần phải tìm ra đam mê nhiệt huyết và đừng nản lòng. Chia sẻ về hành trình đầy khó khăn suốt hơn bốn thập kỷ theo đuổi về hormone GLP-1 giúp giảm cân, điều trị tiểu đường, bà khuyên người trẻ hãy mạnh dạn chia sẻ về những đóng góp, thành tựu của mình. “Chúng ta làm tốt vai trò của mình, viết được các bài báo, nghiên cứu, đồng thời cũng suy nghĩ về đóng góp của nhóm vào công trình nào đó, không chỉ là cá nhân”, bà nói.

GS Stanley Whittingham,Đại học Binghamton, Đại học bang New York, Mỹ, chủ nhân giải chính chia sẻ kinh nghiệm về việc luôn giữ hợp tác trong khoa học. Ông kể “vẫn giữ liên lạc với hầu hết sinh viên” thậm chí hàng tuần qua zoom, từ học sinh thời phổ thông sau này thành giáo sư hóa học, hay sinh viên từ Mỹ, Trung Quốc để trao đổi công nghệ. “Các câu hỏi khó không nhất định tới từ người nhiều kinh nghiệm, đôi khi câu hỏi từ trẻ con cũng khiến ta suy nghĩ nhiều. Điều ấy khiến tôi phải tiếp tục tìm tòi, đó là động lực từ những người trẻ”, ông nói.





GS Võ Tòng Xuân (thứ hai từ phải qua) cùng các nhà khoa học chia sẻ về cách theo đuổi đam mê trong nghiên cứu. Ảnh: Phước Văn

GS Võ Tòng Xuân (thứ hai từ phải qua) cùng các nhà khoa học chia sẻ về cách theo đuổi đam mê trong nghiên cứu. Ảnh: Phước Văn

Nhắc về trở ngại nhà nghiên cứu trẻ đối mặt, GS Daniel Joshua Drucker nhấn mạnh mức lương còn thấp, nhiều nghiên cứu sinh làm việc nhiều giờ đồng hồ chưa được trả công xứng đáng. Ông cho hay các chính sách khuyến khích có thể giúp thúc đẩy ngành nghiên cứu hấp dẫn hơn trong tương lai.

Song ông nhấn mạnh thực tế rất khó để tìm ra cơ quan, viện nghiên cứu phù hợp và mang đến sự hài lòng. Bên cạnh việc kết nối tìm hiểu thông tin để tìm môi trường làm việc lý tưởng, GS Daniel cũng gợi ý tận dụng thành công đến từ nghiên cứu như kết hợp doanh nghiệp làm nghiên cứu. Các kết quả tạo ra được doanh nghiệp sử dụng nếu có lợi nhuận sẽ đầu tư ngược lại, trong khi nghiên cứu thành công có thể lan tỏa cộng đồng, các trường, nghiên cứu và giúp huy động nguồn tài trợ.

Trong suốt gần ba giờ đồng hồ trao đổi với các sinh viên và nhà khoa học trẻ, các chủ nhân của giải VinFuture 2023 đều bày tỏ sự hạnh phúc và biết ơn khi được đến Việt Nam và vinh dự được nhận giải. “Tôi đã dành 40 năm làm việc với các nhà khoa học và những nhà lãnh đạo của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển lúa gạo. Nhờ sự kết hợp này, khi tôi nhận được giải thưởng này, cảm xúc biết ơn rất nhiều”, GS. Gurdev Singh Khush nói.

Giải thưởng do Quỹ VinFuture được khởi xướng từ năm 2020 và trao hàng năm cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Sau ba mùa giải đã có 27 nhà khoa học được tôn vinh.

Như Quỳnh




Source link

Cùng chủ đề

Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỉ phú Phạm Nhật Vượng nắm nhiều vị trí tại thành viên Vingroup

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng (sinh năm 2000) là con trai thứ 2 của tỉ phú Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương. Dù chỉ mới 25 tuổi, ông Minh Hoàng đã giữ nhiều vai trò quan trọng trong các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Vingroup. ...

VinFuture chính thức khởi động mùa giải năm 2025

Giải thưởng VinFuture mới đây đã chính thức khởi động mùa giải năm 2025. Theo thông tin được công bố, mùa giải năm nay sẽ nhận đề cử đến 14h00 ngày 17/4/2025 (theo giờ Việt Nam). ...

Chính thức triển khai chương trình ‘mang những trí tuệ hàng đầu thế giới’ đến Việt Nam

Nét mới của mùa giải VinFuture 2025 là mở rộng quy mô chương trình cầu nối khoa học InnovaConnect, mời những nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu thế giới đến giảng bài ở khắp các viện nghiên cứu, trường đại học trên...

Trao giải cuộc vận động sáng tác “TP HCM – 50 năm tự hào bản anh hùng ca”

Cuộc vận động do UBND TP HCM tổ chức và phát động từ tháng 7-2023, sau hơn 1 năm phát động đã tiếp nhận 630 tác phẩm của 434 tác giả ...

Trao giải Cuộc vận động “TP HCM – 50 năm tự hào bản anh hùng ca”

(NLĐO) - Nhiều giải thưởng được trao cho các tác giả, nhóm tác giả cho sáng tác hưởng ứng Cuộc vận động chủ đề "TP HCM - 50 năm tự hào bản anh hùng ca". ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

DeepSeek bị tấn công mạng, ngừng cho đăng ký người dùng mới

Gây tiếng vang với mô hình AI giá rẻ, DeepSeek của Trung Quốc ghi nhận nhanh chón làn sóng người dùng mới muốn trải nghiệm sản phẩm "ngon, bổ, rẻ" nhưng vừa hứng chịu cả các cuộc tấn công mạng. Trong thông báo cuối...

Cá voi sát thủ lấy bánh lái sau khi tấn công du thuyền

Tây Ban NhaĐàn cá voi sát thủ tập trung vào bánh lái của du thuyền và đuổi theo nạn nhân vào tận bờ trong cuộc tấn công trên eo biển Gibraltar. Cá voi sát thủ lấy bánh lái sau khi tấn công du thuyền Cá voi sát thủ chơi đùa với mảnh vỡ từ bánh lái du thuyền. Video: Catamaran Guru Những con cá voi sát thủ tấn công một du thuyền ở eo biển Gibraltar cắn rời hai bánh lái...

Thúc đẩy công nghệ cơ khí và tự động hóa

Hiện nay, công nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Do đó, việc tìm “đòn bẩy” khoa học và công nghệ nhằm phát triển lĩnh vực chủ lực này đang được Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương triển khai. Xác định rõ những khó khăn cần tìm giải pháp tối ưu, Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc...

Hạ viện Mỹ cảnh báo các văn phòng Quốc hội không dùng DeepSeek của Trung Quốc

Ngày 30-1, trang tin Axios (Mỹ) cho biết các văn phòng Quốc hội Mỹ đã nhận được cảnh báo không sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek của Trung Quốc. Trang Axios dẫn lại thông báo của lãnh đạo hành chính Hạ...

Kinh hãi 3 “quái xà” đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước

(NLĐO) - Năm ngoái, hóa thạch một quái xà dài 15 m đã gây sốc khi lộ diện tại Ấn Độ, soán ngôi vương của trăn khổng lồ Titanoboa. ...

Cùng chuyên mục

Khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”

Ngày 3/2, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định; Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Xuân Trường quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh tổ chức khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường...

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

Mẫu vật ngoài Trái Đất tàu Mỹ đem về chứa 19 yếu tố sự sống

(NLĐO) - Các "khối xây dựng sự sống" từ mẫu vật tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về Trái Đất hứa hẹn viết lại lịch sử hệ Mặt Trời. ...

AI thua chuột khi nhận diện vật thể bị che khuất

Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến đã có thể tạo ra mã máy tính và giúp khám phá các loại dược phẩm mới. Nhưng khi nói đến việc nhận diện các vật thể đơn giản, chúng vẫn còn phải học hỏi từ những chú chuột nhỏ bé. ...

Phát hiện cấu trúc “quái vật” có thể chứa 30 dải Ngân Hà

(NLĐO) - Kính thiên văn vô tuyến MeerKAT ở Nam Phi vừa tìm ra Inkathazo, đại diện của một nhóm "quái vật vũ trụ" cực kỳ to lớn nhưng khó nắm bắt. ...

Mới nhất

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... ...

Cơ bản hoàn thành sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể TW

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đến nay chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể ở Trung ương, đây chính là tiền đề vững chắc để chúng ta tiếp tục hoàn thành...

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Hòa cùng không khí cả nước, sáng 3/2, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã khẩn trương bắt nhịp sản xuất trở lại, sẵn sàng tăng tốc trong năm mới 2025. Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) – thông tin,...

Giá vàng trong nước tăng mạnh, đã tiến sát 90 triệu đồng/lượng

Chiều nay 3-2, sau khi giá vàng thế giới hồi phục về ngưỡng 2.800 USD/ounce, giá vàng miếng SJC được đẩy lên mức 89,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng phi mã. ...

Mới nhất