Trang chủNewsKinh tếChữ ký tươi đặc biệt của Thủ tướng và 'mệnh lệnh dẫn...

Chữ ký tươi đặc biệt của Thủ tướng và ‘mệnh lệnh dẫn đại bàng’ sải cánh tới Việt Nam

Những thế hệ phóng viên đối ngoại vào nghề chừng hơn 10 năm trước như chúng tôi thường rất quen thuộc và cảm phục cái tên Hoàng Anh Tuấn ở mỗi bài bình luận quốc tế sắc sảo, đa chiều, đọc mỗi bài bình luận với bút danh Hoàng Anh Tuấn là mỗi lần mở mang, là một bài để học… 10 năm sau đó (có thể nói là hơn một năm trở lại đây), chúng tôi lại “kháo” nhau về một Hoàng Anh Tuấn – Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco dẫn “đại bàng” Mỹ về Việt Nam, dường như mỗi tháng hay bất cứ khi nào có thể đều đi địa phương Mỹ, tìm hiểu thị trường, khám phá cơ hội hợp tác để “dẫn đường” cho các doanh nghiệp hai nước tìm ra nhau… Thiết nghĩ, ông là một “người lính” đối ngoại “thiện chiến” trên mọi mặt trận?

Nếu nói về mình thì tôi là người được đào tạo tương đối bài bản. Tốt nghiệp Đại học Ngoại giao, tôi đi học tiếp Thạc sĩ và Tiến sĩ ở Mỹ. Về mặt nghiên cứu, tôi đã có thời gian làm nghiên cứu ở 5 địa bàn khác nhau ở những thời điểm khác nhau, vì vậy, cũng có kinh nghiệm nghiên cứu ở nước ngoài.

Về công việc, tôi cũng được trải nghiệm đa dạng, ngoài công việc nghiên cứu trong nước khi tôi làm việc tại Học viện Ngoại giao thì tôi cũng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở nước ngoài, ví dụ như làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Washington DC từ năm 2007-2010, đảm nhiệm công việc theo dõi quan hệ của Việt Nam với Quốc hội Mỹ.

Công việc này đòi hỏi sự năng động, nhanh nhẹn, quyết đoán và quyết liệt bởi lẽ tính năng động và quyết liệt ở Quốc hội Mỹ rất cao, mọi thứ đều phải làm nhanh nếu chậm sẽ không thể theo kịp. Ngoài ra, Sứ quán khi đó chỉ có mình tôi đảm nhiệm việc theo dõi quốc hội trong khi Quốc hội Mỹ lại rất lớn, riêng văn phòng Hạ nghị sĩ có 435 văn phòng, chưa kể 100 văn phòng Thượng nghị sĩ. Tất nhiên, tôi không thể theo dõi hết tất cả và chỉ có thể tập trung vào những văn phòng chủ chốt song cũng cố gắng để không bỏ sót công việc và thúc đẩy công việc một cách nhanh chóng. Mỗi văn phòng nghị sĩ liên bang trong Quốc hội Mỹ có thể được xem như một trung tâm quyền lực thu nhỏ. Mỗi Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ, tùy vào vị trí của họ trong Quốc hội, có từ 20 đến 80 nhân viên phục vụ khác nhau.

Có thể nói, đây chính là giai đoạn đã giúp tôi phát triển và rèn luyện kỹ năng “thực chiến”.

Bên cạnh đó, tôi còn từng phụ trách Viện nghiên cứu chiến lược (Học viện Ngoại giao) từ năm 2010-2015. Do đảm nhiệm vị trí Viện trưởng nên tôi cũng có cách nhìn và tư duy chiến lược để phục vụ lại công việc của mình, về các mặt như thực tiễn và nghiên cứu, tầm nhìn; đánh giá và chiến lược.

Đa dạng các vị trí và vai trò như vậy, làm thế nào để Đại sứ có thể làm tốt ở mỗi công việc mình đảm nhận?

Ví dụ, khi phụ trách theo dõi Quốc hội Mỹ ở Đại sứ quán, tôi đã tập trung và hoàn thành tốt công việc này, góp phần tạo ra nhiều dấu ấn trong quan hệ nghị viện giữa Việt Nam và Mỹ. Trên cơ sở làm tốt công việc được giao, tôi vẫn tiếp tục tham gia vào các công việc khác với nguyện vọng muốn học hỏi để tự khám phá bản thân, nhằm phục vụ công việc tốt hơn trong tương lai. Tôi đã tham gia vào các công việc nghiên cứu và trao đổi với các cơ quan hành pháp, như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng; thúc đẩy quan hệ nghiên cứu giữa Đại sứ quán, các viện nghiên cứu của Việt Nam và các viện nghiên cứu của Mỹ trong giai đoạn đó. Tất cả những điều này đã giúp tôi tăng cường năng lực nghiên cứu và tăng sự hiểu biết, không chỉ về lĩnh vực hẹp mà tôi phụ trách mà mình còn biết về các lĩnh vực rộng lớn hơn. Giai đoạn đó tôi vẫn thường xuyên tham gia viết bài bình luận trên báo dưới nhiều bút danh khác nhau.Hay khi làm công việc phụ trách nghiên cứu, tôi luôn cố gắng làm tốt công việc nghiên cứu và đánh giá về các vấn đề như chuyển động trong quan hệ giữa các nước lớn, chính sách đối ngoại của các nước lớn, ASEAN hay về chính sách đối ngoại của Việt Nam. Những nỗ lực của tôi cũng góp phần tạo ra các bước đột phá trong nghiên cứu chiến lược của Học viện Ngoại giao. Thời điểm đó, tôi thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng với tư cách là một nhà phân tích và nghiên cứu chiến lược.

Hiện nay, tôi lại đảm nhiệm một cương vị khác hơn, đó là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco với công việc chính là thúc đẩy công tác cộng đồng.

Khu vực bờ Tây nước Mỹ mà tôi phụ trách có hơn 1,2 triệu Việt kiều, do vậy, công tác cộng đồng ở đây rất quan trọng. Ngoài ra, tôi còn phải quan tâm đến nhiều lĩnh vực quan trọng khác, đặc biệt là công nghệ.

San Francisco nằm sát cạnh Thung lũng Silicon (Silicon Valley) – thủ phủ công nghệ của nước Mỹ và thế giới. Tôi mong muốn biến mình thành một đại sứ công nghệ. Điều này đòi hỏi tôi phải hiểu rõ các vấn đề công nghệ và nắm bắt được những xu hướng công nghệ lớn đang diễn ra ở California và Mỹ. Từ đó, tôi có thể đưa ra các dự báo cho Bộ Ngoại giao và cả đất nước. Việc đánh giá đúng được xu hướng, đặc biệt là xu hướng công nghệ sẽ giúp tạo ra bước phát triển đột phá cho Việt Nam trong thời gian tới.

Đó là sứ mệnh mà tôi đang thực hiện và tôi cố gắng thể hiện nổi bật nhất vai trò của mình ở vị trí này. Dĩ nhiên, tôi vẫn cố gắng hoàn thành tốt các lĩnh vực khác để đảm bảo rằng tôi đang thực hiện trách nhiệm của mình một cách toàn diện nhất.

Liệu rằng có “bí kíp” nào hay không hay chỉ đơn giản là làm hết mình mọi nhiệm vụ được giao phó, thưa Đại sứ?

Tôi tin rằng, dù ở vị trí nào, tôi cũng thấy có những điểm để tạo ra những bước đột phá. Như khi giữ vai trò Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, bước đột phá ở đây là việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Indonesia lên một tầm cao mới. Trước đó, việc thu xếp, tổ chức chuyến thăm của Tổng Bí thư Việt Nam sang Indonesia gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi là Đại sứ đầu tiên hiện thực hóa được chuyến thăm của Tổng Bí thư sang Indonesia với tư cách là người đứng đầu hệ thống chính trị của Việt Nam và được nước bạn tiếp đón ở mức cao nhất. Điều này chưa từng xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử 62 năm quan hệ Việt Nam-Indonesia cho đến thời điểm đó và do đó đã tạo ra bước đột phá mới trong quan hệ hai nước.

Hay khi làm việc tại Viện nghiên cứu chiến lược, tôi nhận thấy có rất nhiều điểm cần chú trọng. Đó là việc nắm bắt các xu hướng lớn trên thế giới, hiểu rõ các vấn đề chiến lược của các quốc gia. Chiến lược ở đây không chỉ liên quan đến chính trị mà còn bao gồm an ninh, kinh tế, khoa học công nghệ, các chính sách lớn; chiến lược của các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ trong quan hệ của họ với nhau, trong chính sách đối ngoại của họ, và tác động đối với Việt Nam như thế nào để chúng ta có thể đưa ra các đối sách phù hợp. Tôi đã phát hiện ra rất nhiều điểm mới và đóng góp cho nghiên cứu chiến lược chung của Việt Nam, cũng như trong việc định hình chính sách đối ngoại, cách chúng ta ứng xử với các vấn đề khu vực và trong mối quan hệ với các nước lớn.

Làm việc trong môi trường đa phương – Ban thư ký ASEAN, tôi cũng có những phát hiện mới để nâng cao năng lực nghiên cứu, phát hiện vấn đề, tổ chức và giải quyết vấn đề nhằm nâng cao vị thế và vai trò của Ban thư ký ASEAN trong việc phục vụ các nước thành viên.

Do đó, điều tôi muốn nhấn mạnh là công việc ở đâu thì tôi cũng luôn tìm tòi và luôn phát hiện được các cái mới.Với vị trí hiện tại cũng vậy, tôi nhận thấy khoa học công nghệ là yếu tố then chốt cho mọi quốc gia, đặc biệt là đối với Việt Nam. Nếu Việt Nam muốn tăng GDP từ 400 tỷ USD lên 1.000 tỷ USD, không có bước đột phá nào nhanh hơn là đột phá trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Bằng việc tìm hiểu các xu hướng khoa học công nghệ, ta có thể rút ngắn khoảng cách phát triển của Việt Nam rất nhiều.

Tôi đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng ở Thung lũng Silicon của Mỹ, có rất nhiều công ty “kỳ lân” – những công ty “tỷ đô” phát triển rất nhanh, trong thời gian ngắn từ 2-5 năm với nguồn lực hạn chế từ vài chục đến vài trăm người. Họ đã biến công ty của mình thành công ty “tỷ đô” và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ.

Đối với mọi quốc gia, nếu tìm được hướng đi phù hợp thì đều có thể thúc đẩy không chỉ khoa học công nghệ mà còn vị thế của mình trên bản đồ công nghệ thế giới, đưa GDP từ mức thấp lên cao, ví dụ như Việt Nam từ 400 tỷ USD lên 1.000 tỷ USD trong thời gian tới.

Với những hành trình quý giá đó, cảm thấy rằng, nghề đã cho Đại sứ thật nhiều điều may mắn và ông cũng đang cố gắng thật nhiều để “trả ơn” những may mắn đó bằng đam mê, tình yêu Tổ quốc, sứ mệnh ở mỗi vị trí khác nhau!

Vâng, có lẽ là như vậy!

Ở đây nếu đặt trong một khuôn chung thì bao giờ tôi cũng nhìn nhận các vấn đề theo hướng: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Đặt trong bối cảnh chung thì may mắn của tôi chính là đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình và cất cánh. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng là doanh nghiệp lớn mạnh và có tư duy muốn vượt ra khỏi phạm vi đất nước, mở rộng ảnh hưởng và quan hệ với đối tác khu vực và toàn cầu. Đặc biệt, chúng ta thấy được tầm nhìn và sự khát khao của lãnh đạo trong việc đưa Việt Nam phát triển, đưa Việt Nam đuổi kịp với các quốc gia khác để cất cánh trong thời gian tới. Tôi nhận thấy khát vọng to lớn từ lãnh đạo, doanh nghiệp và người dân. Họ đều mong muốn những thay đổi tích cực.

Một lợi thế khác là mỗi nơi tôi đến công tác thì đều cho thấy những điều kiện thuận lợi. Ví dụ khi tôi làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, Thời điểm đó, quan hệ Việt-Mỹ đang có nhiều khoảng trống, có cơ hội để thúc đẩy và phát triển. Mỹ muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và Việt Nam cũng có lợi ích và muốn tăng cường quan hệ với Mỹ. Do đó, công việc của tôi là làm sao thúc đẩy để những mong muốn đó thành hiện thực. Tôi nhận ra rằng mảng quan hệ quốc hội còn nhiều “đất trống”, trong khi Quốc hội Mỹ có vai trò và ảnh hưởng lớn trong việc đưa ra quyết sách trong các vấn đề đối ngoại, đặc biệt là với Việt Nam. Do đó, công việc của tôi là kế thừa kết quả tích cực từ các cán bộ tiền nhiệm, tiếp tục tăng cường mảng quan hệ quốc hội góp phần thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ trong giai đoạn đó, tạo đà cho các giai đoạn sau.

Còn ở đất nước vạn đảo, tôi nhận thấy rằng mối quan hệ giữa Việt Nam với Indonesia rất tốt trên nhiều phương diện, nhưng vẫn chưa có chuyến thăm nào của Tổng Bí thư đến Indonesia. Tôi có may mắn là quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia đã được ký kết vào năm 2013, do vậy, khi tôi nhận nhiệm kỳ công tác năm 2015 thì nền tảng quan hệ đã được hình thành và nhiệm vụ của tôi là tìm ra điểm yếu khiến quan hệ song phương chưa tạo ra được sức bật. Khi tìm ra được nút thắt và tháo gỡ nó thì mọi thứ sẽ được đẩy mạnh.

Với cương vị công tác hiện nay – Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, khi tôi sang nhận nhiệm vụ cũng có sự may mắn là lĩnh vực công nghệ đang trở thành điểm nhấn mà tất cả các quốc gia, công ty, doanh nghiệp lớn đều muốn phát triển và muốn tạo ra những bứt phá nhờ công nghệ. Tôi may mắn được đi tới nơi được coi là cái nôi, trung tâm công nghệ của thế giới hiện nay, nơi có rất nhiều công nghệ lớn của Mỹ. Hiện tại, có 5 công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ và thế giới, trị giá từ 1,6-3 nghìn tỷ USD đều có trụ sở tại Silicon Valley.

Một điểm khác nữa là khi tôi đến đây, quan hệ Việt-Mỹ đã được đẩy mạnh với việc hai bên nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược toàn diện. Điều này tạo ra bước ngoặt mới với nhiều quan tâm mới. Do đó, tôi luôn trăn trở làm sao có thể tận dụng tốt nhất những điều kiện “thiên thời, địa lợi” đó để thúc đẩy quan hệ đạt được như kỳ vọng.

Tôi luôn nghĩ rằng, “trời ban” những điều kiện thuận lợi như vậy, nếu không thúc đẩy và làm chậm tiến trình này là bản thân mình có lỗi. Điều đó thôi thúc tôi học hỏi rất nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ để làm sao có thể hiểu được ngôn ngữ hết sức chuyên ngành về công nghệ. Khi nói chuyện với các đối tác Mỹ và Việt Nam, có thể bằng chính ngôn ngữ chuyên ngành của họ, để họ thấy được mình có chuyên môn nhất định về lĩnh vực mà Việt Nam cần tranh thủ. Khi họ sang đầu tư ở Việt Nam thì sẽ có những đối tác có thể nói chuyện một cách ngang vai, dần dần trở thành đối tác tin cậy.

Lúc này, nếu ở “vai” một nhà bình luận, ông nghĩ như thế nào về ý nghĩa của trường phái “ngoại giao cây tre Việt Nam”? Với cá nhân ông, tư tưởng ấy có ý nghĩa như thế nào khi công tác tại Mỹ, một đối tác có nhiều nét đặc biệt trong quan hệ với Việt Nam?

Thực ra trường phái ngoại giao Việt Nam đã hình thành từ xa xưa gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Chúng ta có thể thấy các nhà ngoại giao Việt Nam đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước, hòa hiếu, nhân văn và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc bằng mọi giá, vì vậy đều là những người hết sức mềm dẻo, linh hoạt trên cơ sở bám giữ nguyên tắc của mình.

Tôi nghĩ rằng tất cả các nhà ngoại giao Việt Nam và tất cả những trang sử, các kinh nghiệm về ngoại giao của cha ông ta từ ngàn xưa đến nay đều thể hiện đúng tinh thần ngoại giao Việt Nam. Chúng tôi – các nhà ngoại giao Việt Nam khi công tác trên “thực địa” cũng đều thực hành dựa trên những cơ sở đó. Hiện nay, tất cả những nét đặc trưng, cốt cách của ngoại giao Việt Nam được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát hóa và nhấn mạnh trong thời gian gần đây qua trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam. Cả ngàn năm nay, cây tre gắn với con người, gắn với làng quê, gắn với đất nước Việt Nam, hình tượng cây tre là một hình tượng rất gần gũi, thân thuộc với tất cả mọi người cũng như các nhà ngoại giao Việt Nam. Việc gắn những nét đặc trưng của ngoại giao Việt Nam với cây tre Việt Nam thể hiện rất rõ và cũng làm cho mọi người dễ nhớ.

Ví dụ sự vững mạnh của đất nước chính là thân của cây tre, nguyên tắc của chúng ta chính là gốc của cây tre. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng chưa bao giờ thế và lực của đất nước ta vững mạnh như hiện nay, điều đó cũng tạo điều kiện để chúng ta lan tỏa sức hấp dẫn của ngoại giao Việt Nam. Các nhà ngoại giao Việt Nam do đó có nhiều công cụ hơn trong việc thúc đẩy công việc của mình để đảm bảo tốt nhất cho lợi ích quốc gia, dân tộc. Khi các nhà ngoại giao đã làm tốt công việc của mình tức là “cành đã uyển chuyển” theo xu thế, theo tình hình thực tiễn. Thế nhưng, gốc vẫn vững vàng và không thay đổi, gốc vững sẽ làm cho cây tre ngày một mạnh hơn và ngày một lớn hơn. Khi cái gốc đã vững chắc thì các tác động bên ngoài sẽ khó có thể ảnh hưởng đến vị thế. Nó chỉ làm cho vị thế của chúng ta ngày một vững chắc hơn, tạo thế và lực ngày một mạnh hơn.

Với những nội hàm như vậy, “ngoại giao cây tre” ở Mỹ thì sao, thưa Đại sứ?

Đất nước phải mạnh và phải bảo vệ được lợi ích quốc gia, với cá nhân tôi, “sứ mệnh” lúc này là đẩy mạnh câu chuyện về công nghệ. Có rất nhiều loại công nghệ khác nhau nhưng quan trọng là phải tìm được loại công nghệ cốt lõi. Tất cả các loại công nghệ đều phục vụ cho nhu cầu phát triển, tuy nhiên thực chất chúng ta cần hai loại là công nghệ bán dẫn và công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đây là hai bước đột phá lớn nhất về mặt công nghệ có thể giúp Việt Nam phát triển trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại công nghệ quan trọng khác nữa như công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ y học hay công nghệ về hàng không vũ trụ…

Vấn đề hiện tại mà chúng tôi đang giải quyết là tập trung vào thu hút nguồn lực, đầu tư, tài chính, công nghệ và sự quan tâm đối với Việt Nam. Không chỉ là sự quan tâm thể hiện trên lời nói và mà phải có cam kết như cam kết về đầu tư, cam kết về hợp

Tại Khai mạc Hội nghị Ngoại giao 32 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói về các chuyến thăm quan trọng vừa qua của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời nhấn mạnh rằng không chỉ là những nghi lễ xã giao thông thường, sự thân tình của cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc cho thấy Việt Nam đã chạm tới trái tim của họ. “Chạm đến trái tim” phải chăng là ở sự chân thành và sự yêu chuộng hòa bình, khao khát vươn lên?

Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là Việt Nam đã thể hiện được sự chân thành. Ví dụ như tại cuộc gặp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với lãnh đạo của công ty Nvidia (hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới) nhân chuyến thăm Mỹ tháng 9/2023, Thủ tướng đã chia sẽ rất thật rằng Việt Nam đang trong quá trình phát triển và Việt Nam khát khao muốn có tên của mình trên bản đồ công nghệ thế giới.

Sự khao khát này là có thực. Việt Nam không chỉ khao khát mà Việt Nam còn có tiềm lực, có cố gắng. Con người Việt Nam thông minh, cần cù, rất giỏi các môn khoa học tự nhiên và con người Việt Nam học về công nghệ rất nhanh vì chỉ trong vòng hơn 20 năm, từ một nước mới bắt đầu xuất khẩu phần mềm thì hiện nay Việt Nam đã đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu phần mềm, chỉ sau Ấn Độ.

Hiện nay Việt Nam có hơn một triệu kỹ sư công nghệ và cũng chỉ sau Ấn Độ. Đó là minh chứng cho câu chuyện chúng ta không chỉ có khao khát mà còn có thực lực.

Vì vậy, chúng ta cần một cú hích ở bên ngoài, đó là công nghệ và kinh nghiệm cũng như sự trợ giúp của Nvidia.

Qua trao đổi của Thủ tướng, Lãnh đạo Nvidia khi đó thấy được mong muốn và thực lực của Việt Nam, đồng thời họ thấy rằng việc đầu tư vào Việt Nam không chỉ giúp ích cho riêng Việt Nam mà còn có lợi cho Nvidia.

Chính sự công tâm và chân thành của Việt Nam mà cụ thể là của chính Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chạm đến trái tim của họ. Ngay lập tức, họ đã có những quyết sách đáp ứng được các yêu cầu của chúng ta.

Đối với Trung Quốc cũng như vậy. Khát khao của chúng ta, sự chân thành của chúng ta là mong muốn có hòa bình, độc lập và một nền kinh tế tự chủ. Chúng ta mong muốn phát triển để xây dựng các mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị với Trung Quốc trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trung Quốc hiểu được điều đó và Trung Quốc thấy đây là mong muốn và khát khao thực sự của Việt Nam. Do đó, họ cũng có các hành động để đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam.

Tôi nghĩ là sự công tâm và chân thành của Việt Nam đã tạo ra một thông điệp rất lớn. Việt Nam là người bạn thủy chung, khát khao hòa bình và sống có nguyên tắc, có ước mơ, có hoài bão, có chân thành. Việt Nam không làm tổn thương ai và sẽ không để ai làm tổn thương mình.

Việt Nam và Mỹ đã nâng mối quan hệ lên cấp cao nhất – Đối tác chiến lược toàn diện, con đường phía trước “thênh thang” đến vậy, theo ông, những cánh cửa lớn nào sẽ mở ra sớm nhất?

Tôi nghĩ về lý thuyết và về mặt chính trị thì cánh cửa hiện nay đang mở rộng, nhưng quan trọng nhất là phải hiện thực hóa nó. Hiện thực hóa là việc hành động và thúc đẩy quan hệ kinh tế, biến những tuyên bố chính trị thành lợi ích cho người dân. Người dân sẽ đặt câu hỏi mình được lợi gì từ việc hai nước nâng cấp quan hệ, do đó, việc hiện thực hóa các cơ hội thành những cam kết đầu tư cụ thể từ Mỹ vào Việt Nam là việc chúng tôi cần phải làm. Đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực công nghệ để giúp Việt Nam cất cánh và tạo được bước đột phá trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục, đưa được sinh viên Việt Nam sang học tập tại các trường tốt nhất ở Mỹ, tạo ra các chương trình hợp tác liên kết giữa các trường đại học của Việt Nam và các trường ở Mỹ…

Ngoài ra còn cần mở rộng hơn nữa thị trường của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hiện thực hóa các mục tiêu hợp tác là khát vọng của người dân, của lãnh đạo hai nước trong việc đưa quan hệ phát triển thực chất hơn nữa.

Tôi nghĩ rằng nút thắt về chính trị cơ bản đã được gỡ, việc còn lại là do các nhà ngoại giao, các lãnh đạo của doanh nghiệp phải cố gắng để thúc đẩy, tạo được điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam, phát triển kinh tế của Mỹ, thúc đẩy quan hệ hai nước để người dân hai nước ngày càng thịnh vượng hơn. Khi họ thấy cuộc sống thịnh vượng hơn, được sống trong môi trường hòa bình hơn thì họ lại càng ủng hộ cho mối quan hệ giữa hai bên ngày càng chặt chẽ. Do đó, việc biến tuyên bố chung giữa hai nước thành những câu chuyện thực tế là rất quan trọng.

“Sứ mệnh” của những nhà ngoại giao, vì vậy có điều gì lớn lao hơn? Cá nhân ông có những ấp ủ gì lớn trong thời gian tới? Sau Chủ tịch Nvidia, sẽ có thêm những “cánh đại bàng” nào vượt nửa vòng trái đất tới Việt Nam?

Có thể thấy các công ty công nghệ lớn của Mỹ đều đã đặt chân tới Việt Nam. Ngay  cả Nvidia cũng đã có nhân sự ở Việt Nam. Trước khi Chủ tịch Nvidia có chuyến viếng thăm đến Việt Nam thời gian qua. Không chỉ Nvidia, các công ty lớn của Mỹ đã có đầu tư và hợp tác với các đối tác Việt Nam như Amazon, Microsoft, Apple, Google, Meta…

Điều quan trọng bây giờ là hướng họ đầu tư vào những lĩnh vực chúng ta cần, đặc biệt lĩnh vực mà chúng ta cần hiện nhất hiện nay là lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Tiếp theo, không chỉ tập trung trong lĩnh vực sản xuất, chúng ta phải tập trung để làm sao chuyển được trung tâm thiết kế từ nước ngoài như Mỹ để thiết kế ở Việt Nam và thu hút các nhân tài Việt Nam trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực quan trọng nữa cần thúc đẩy là nghiên cứu và phát triển (R&D), thể hiện các nhà đầu tư đã cam kết vào chuyện đầu tư lâu dài ở Việt Nam.

Ngoài ra, đào tạo nhân sự chất lượng cao của Việt Nam cũng là mảng cần chú trọng. Khi đội ngũ nhân sự của Việt Nam phát triển, có kinh nghiệm và kỹ năng thì có thể làm việc không chỉ cho các nhà đầu tư ở Việt Nam mà còn ở tầm khu vực và toàn cầu. Đội ngũ nhân sự tốt có thể giúp xây dựng một nền công nghệ của Việt Nam độc lập và phát triển, có chỗ đứng ở khu vực và toàn cầu. Song song đó các yếu tố như sản xuất, chuyển giao công nghệ cũng quan trọng không kém. Tôi luôn trăn trở làm sao phải tạo ra được một sự đồng bộ như vậy; hướng đầu tư, hợp tác của các công ty lớn của nước ngoài với các công ty ở Việt Nam thực chất hơn, hiệu quả hơn; đầu tư “ra tấm, ra món” để tạo ra bước phát triển đột phá, thay đổi nền công nghệ của Việt Nam. Khi Việt Nam và các tập đoàn công nghệ lớn đã có sự hợp tác chặt chẽ thì đây chính là thông điệp gửi đến Sillicon Valley và các công ty công nghệ khác ở Mỹ và trên thế giới rằng: Các công ty công nghệ hàng đầu đã sang Việt Nam thì không có lý do gì mà họ lại không hợp tác với Việt Nam. Khi Việt Nam càng lôi cuốn và thu hút các công ty công nghệ sẽ dễ tạo được một hệ sinh thái giúp Việt Nam phát triển ngành công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Đi sâu vào câu chuyện của Nvidia. Việc Chủ tịch Nvidia Jensen Huang thăm Việt Nam giữa tháng 12/2023 đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Chuyến thăm này liệu rằng sẽ tạo ra có huých thực sự cho khát vọng định vị trên bản đồ công nghệ của Việt Nam?

Điều quan trọng nhất để đón đại bàng về là phải có tâm thế, vị thế và cách tiếp cận của đại bang. Nên nhớ rằng đại bàng chỉ nói chuyện với đại bàng hoặc các đối tác có tư duy và tâm thế đại bàng. Chúng ta “nói” bằng ngôn ngữ của đại bàng rằng:   Chúng ta thực sự cầu thị, mong muốn đón “đại bàng” về.

Nvidia thực sự là “đại bàng” về công nghệ, điều này thể hiện ở một số điểm:

Thứ nhất, số vốn hóa của Nvidia trên thị trường chứng khoán Mỹ hiện có trị giá trên 1.500 tỷ USD (gần gấp 4 lần GDP của Việt Nam) và vãn tiếp tục tăng mạnh nhờ định vị mình là công ty hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI), chứ không chỉ là chip bán dẫn.

Thứ hai, trong các công ty sản xuất chip mà cụ thể là chip đồ họa GPU, Nvidia hiện tại đang đi đầu thế giới, sử dụng các loại chip tiên tiến nhất như A100, H100.

Thứ ba, đứng về mặt thị trường, Nvidia chiếm 80% thị trường GPU trên toàn thế giới để xây dựng hạ tầng về AI. Có thể nói Nvidia tạo lập được xu hướng trên thị trường, quyết định bán cho ai, bán cho đối tác nào, bán vào thời điểm nào, bán với giá cả bao nhiêu. Nvidia có vị thế gần như thống trị trên thị trường trong lĩnh vực cung cấp chip để tạo ra nền tảng hạ tầng cho sản xuất trí tuệ nhân tạo.

Việc đón được Nvidia vào Việt Nam sẽ tạo ra cho Việt Nam nhiều lợi thế. Trước hết, chính việc Nvidia vào Việt Nam và lãnh đạo cao nhất của Nvidia – Chủ tịch Jensen Huang đặt chân vào Việt Nam đã khiến các nước hay các công ty công nghệ lớn có mối quan tâm đến sản xuất chip trong và ngoài khu vực thấy rằng khi Nvidia đã quan tâm đến Việt Nam thì không lẽ gì mà họ lại không quan tâm đến đất nước này. Sẽ có một hiệu ứng nhất định quan tâm tới thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc ông Jensen Huang công bố sẽ đầu tư vào Việt Nam, chọn Việt Nam là “ngôi nhà thứ 2 của Nvidia” đã gửi đi một thông điệp rằng Việt Nam là nước có vai trò quan trọng ở khu vực và khi Nvidia hợp tác với Việt Nam chứng tỏ Việt Nam phải có sức mạnh nội tại để tạo ra sự hấp dẫn đối với cả Nvidia. Chính thông điệp đó cũng tạo ra một cú hích rất lớn để thu hút các công ty khác về đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo ra trí tuệ nhân tạo và tăng cường hợp tác với các đối tác quan trọng ở Việt Nam.

Không chỉ thế, các công ty công nghệ do Nvidia dẫn đầu sẽ giúp tạo ra một hệ sinh thái về công nghệ ở Việt Nam. Điều này rất quan trọng vì các công ty sẽ không đi đơn lẻ mà họ đi cùng với nhau để tạo ra các thành tố quan trọng. Họ cùng nhau tạo ra hệ sinh thái về nghiên cứu và phát triển, hệ sinh thái về thiết kế, sản xuất và đào tạo, từ đó tạo ra một sự khép kín và liên kết lẫn nhau giữa các công ty công nghệ ở trong nước với các đối tác bên ngoài hay giữa các công ty đầu tư tại Việt Nam. Qua đó giúp tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam trong phát triển công nghệ bán dẫn cũng như trí tuệ nhân tạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Nvidia nhân chuyến thăm Mỹ tháng 9/2023, chỉ 3 tháng sau đó, ông Jensen Huang thăm Việt Nam. Với một nhân vật được cho là “vip” không kém nguyên thủ quốc gia, rất nhiều lãnh đạo các nước muốn tranh thủ, rõ ràng đây là sự trao đổi đoàn khá đặc biệt?

Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Mỹ (tháng 9/2023) diễn ra vào thời điểm Chủ tịch Nvidia có dự định đi thăm Đông Á nhưng chưa có quyết định đi thăm Việt Nam. Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm một số tập đoàn công nghệ Mỹ tại thung lũng Silicon trong đó có Nvidia vào chiều ngày 18/9, chúng tôi cũng có tác động để Thủ tướng vận động Chủ tịch Nvidia Jensen Huang đi thăm Việt Nam. Với tư cách là Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, tôi nhận thấy có những thời cơ cần phải nắm bắt. Đó là Chủ tịch Nvidia đã tiếp Thủ tướng ta khi thăm Thung lũng Silicon, điều đó chứng tỏ Nvidia quan tâm cao tới Việt Nam. Thực tế để sắp xếp một cuộc gặp với Chủ tịch Nvidia rất khó, thậm chí khó hơn gặp Tổng thống hay Thủ tướng của các nước khác. Chủ tịch Nvidia là nhân vật mà tất cả các nước đều tranh thủ. Khi Chủ tịch Nvidia Jensen Huang quan tâm tới một đối tác hay một quốc gia nào đó thì có thể làm thay đổi số phận của đối tác đó, thậm chí là số phận của của quốc gia đó.

Mỗi quốc gia hiện nay nếu muốn phát triển, ngoài các cú hích về đầu tư hay thương mại thì quan trọng nhất là cú hích về công nghệ, bởi vì công nghệ có thể tạo ra bước đột phá. Nvidia cách đây hơn 1 năm, giá trị thị trường chỉ khoảng 400 tỷ USD, tức là tương đương với GDP của Việt Nam. Thế nhưng khi họ có bước thay đổi về công nghệ, đó là khi các con chip đồ họa xe (GPU) của họ được sử dụng trong các siêu máy tính của OPENAI, trong các ứng dụng Chat GPT, từ đó ảnh hưởng và vị thế của Nvidia tăng lên một cách nhanh chóng, doanh thu và trị giá của công ty cũng tăng theo cấp số nhân. Giá trị thị trường của Nvidia trong vòng 1 năm tăng gấp 3 lần.

Đối với quốc gia cũng thế. Nếu như quốc gia nào đón bắt được công nghệ thì sẽ tạo ra một cú hích để thúc đẩy tăng trưởng không phải ở cấp số cộng mà là sự đột phá tăng trưởng cả về chất lẫn lượng.

Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp ông Jensen Huang đã mời ông sang thăm Việt Nam và nhận được sự đồng ý. Tôi suy nghĩ rằng làm sao phải biến câu chuyện này thành hiện thực. Ngay khi tiễn Thủ tướng ra sân bay, tôi đã soạn một bức thư để Thủ tướng mời Chủ tịch Jensen Huang thăm Việt Nam. Khi Thủ tướng rời San Francisco để tới Washington thì chúng tôi đã soạn xong thư để Thủ tướng ký “tươi”. Ngay khi Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn còn đang ở Mỹ, chúng tôi trang trọng mang bức thư đó đến đại bản doanh của Nvidia trực tiếp trao cho Chủ tịch Jensen Huang khiến ông vô cùng cảm động. Không phải đợi lâu, chỉ trong vòng nửa ngày Chủ tịch Nvidia đã phản hồi lại là ông ấy sẽ đi thăm Việt Nam trong chuyến thăm Đông Á của mình.

Chúng tôi cũng cố gắng thu xếp với họ để làm sao có chuyến thăm tốt nhất và thật bất ngờ là chuyến thăm tới Việt Nam chiếm 3 ngày trong tổng hành trình 8 ngày tới Đông Á (Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Việt Nam) của ông Jensen Huang. Chúng tôi cũng phải nghiên cứu rất kỹ về công ty Nvidia và bản thân ông Jensen Huang để đưa ra những kiến nghị đặc biệt trong quá trình tiếp đón ông tại Việt Nam. Về vấn đề an ninh, chúng tôi cũng chủ động đề nghị bố trí xe cảnh sát dẫn đường, đảm bảo an ninh tiếp cận giống như đón các chính khách cấp cao của nước ngoài khi thăm Việt Nam để Chủ tịch Nvidia thấy mình được tiếp đón trọng thị. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã đề xuất với Thủ tướng các nội dung trao đổi trong buổi tiếp để chứng tỏ thực lực của Việt Nam và Việt Nam sẽ là một đối tác mà Nvidia có thể tin tưởng được. Chúng ta muốn Chủ tịch Nvidia hiểu rằng không chỉ về mặt tình cảm và thái độ chân thành mà Việt Nam còn có thực lực thực sự, có thể là đối tác tin cậy và quan trọng rằng khi Nvidia hợp tác với Việt Nam, chính họ cũng sẽ có lợi.

Trong trao đổi với ông Jensen Huang, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề cập tới việc Việt Nam chỉ mới bắt đầu xuất khẩu về phần mềm cách đây khoảng trên 20 năm, đến nay Việt Nam đã là nước lớn thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu phần mềm. Số lượng kỹ sư công nghệ của Việt Nam hiện nay khoảng 1 triệu người, thuộc top đầu trên thế giới. Thủ tướng cũng nói rằng người Việt Nam rất thông minh và bản thân ông Jensen Huang ở Silicon Valley cũng thấy được điều đó khi người Việt Nam làm việc trong các cái công ty lớn như Google, Facebook và kể cả cho Nvidia. Một điểm mạnh của người Việt Nam đó là rất giỏi về khoa học tự nhiên. Hơn nữa, người Việt Nam rất khao khát sáng tạo và làm chủ về khoa học công nghệ. Từ Thủ tướng Chính phủ cho đến các lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, từ cấp cao đến cấp thấp đi tới đâu cũng nói đến câu chuyện chuyển đổi số, đến chuyện khao khát phát triển công nghệ chip bán dẫn, khao khát đưa Việt Nam có tên trong bản đồ công nghệ ở khu vực và trên thế giới.

Thêm vào đó, qua trao đổi, Thủ tướng cũng nói với lãnh đạo Nvidia rằng Việt Nam có những công ty hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, ví dụ như công ty FPT, Viettel, VNG và các công ty công nghệ khác lọt top trong khu vực và trên thế giới. Họ hoàn toàn có thể là đối tác mà Nvidia có thể tin tưởng, có thể đầu tư và hợp tác. Ngoài ra cũng có một điểm mạnh nữa mà Thủ tướng cũng có đề cập tới là ở Silicon Valley mà Nvidia đặt đại bản doanh có 150.000 người Việt Nam sinh sống và có rất nhiều người là kĩ sư, đây cũng chính là một thế mạnh mà không phải nước nào cũng có được.

Như vậy, qua cuộc gặp với Thủ tướng và tiếp xúc với các đối tác ở Việt Nam, Nvidia thấy được tiềm năng rất lớn của Việt Nam trong việc sẵn sàng hợp tác với Nvidia để phát triển công nghệ, là một đối tác tin cậy của Nvidia trong lĩnh vực công nghệ, có một khao khát để vươn lên cao hơn nữa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đưa Việt Nam có tên trên bản đồ công nghệ của thế giới.

Sự “chân thành” của Việt Nam đã đưa ông Jensen Huang đến Việt Nam và điều gì khác đủ lớn để “gã khổng lồ công nghệ” tuyên bố chọn Việt Nam là “ngôi nhà thứ 2”?

Chủ tịch Nvidia không hứa hẹn điều gì trước khi sang Việt Nam cũng như việc xây dựng quan hệ đối tác ra sao. Tuyên bố sẽ biến Việt Nam thành ngôi nhà thứ hai của Nvidia cũng vậy! chúng tôi hoàn toàn không biết trước đó.

Chủ tịch Nvidia gặp Thủ tướng Phạm Minh Cính là cuộc gặp thứ hai, ông ấy cảm nhận được ở Thủ tướng một sự chân thành, khát khao của lãnh đạo và người dân Việt Nam trong việc muốn đưa Việt Nam phát triển, muốn đưa Việt Nam cất cánh. Việt Nam cần một cú hích về mặt công nghệ và Nvidia là “người khổng lồ”, có thể giúp Việt Nam phát triển dựa trên “đôi vai” của người khổng lồ. Từ tình cảm và sự chân thành của Thủ tướng, câu chuyện giữa một nguyên thủ quốc gia và một CEO công nghệ tầm cỡ mỗi lúc càng trở nên gắn bó và cởi mở, như người thân với nhau từ lâu.

Thêm nữa, ông Jensen Huang bỏ qua các nghi thức lễ tân, ông không đến ăn uống ở các nhà hàng 5 sao, sang trọng mà đi cùng với các kỹ sư công nghệ của Việt Nam, những người làm cho Nvidia hoặc những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ, từ đó ông thấy thanh niên Việt Nam rất trẻ, tài giỏi. Đến Viettel, ông Jensen Huang hỏi tuổi trung bình của các bạn là bao nhiêu? Tổng giám đốc Viettel trả lời rằng tuổi trung bình của các kỹ sư, cán bộ của Viettel là 33. “Các bạn trẻ hơn Nvidia, tuổi trung bình của nhân viên chúng tôi là 39”, ông Jensen Huang đáp lại. Ông Jensen Huang cho rằng trong phát triển công nghệ mới, tức là xây dựng hoặc phát triển AI không phụ thuộc vào tuổi tác nhưng tuổi của những người làm công nghệ ngày càng trẻ.

Đặc biệt, cá nhân ông Jensen Huang có một sự đồng cảm với các bạn trẻ Việt Nam và Việt Nam cũng giống như tình trạng của Đài Loan (Trung Quốc) cách đây vài chục năm. Khi ông Jensen Huang rời khỏi Đài Loan (Trung Quốc) tìm con đường khởi nghiệp, bản thân ông cũng nghèo khó, nhưng với nghị lực của mình chàng thanh niên Jensen Huang đã không ngừng nỗ lực vươn lên tạo được vị trí ở nước Mỹ. Do vậy, ông Jensen Huang thấy rằng giới trẻ Việt Nam cũng có con đường đi, cũng có khát khao tương tự nhưng chưa có được sự may mắn như ông mà thôi. Vì vậy, ông Jensen Huang muốn tiếp thêm động lực cho giới trẻ Việt Nam trên tinh thần “tôi làm được thì các bạn cũng có thể làm được”. Có thể thấy, chuyến đi của ông thực sự đã tạo ra sự hưng phấn và sự lạc quan cho giới trẻ Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin, hoàn toàn có thể cất cánh, hoàn toàn có thể phát triển được một cách bình đẳng với các đối tác khác.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hà Lan quan tâm đầu tư lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam

Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof biết nước này quan tâm và sẽ xem xét đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam. Sáng 22.1, theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof ẢNH: TTXVN Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh...

Trung Quốc đề xuất hạn chế xuất khẩu công nghệ xe điện

Bắc Kinh đang đặt kế hoạch hạn chế xuất khẩu công nghệ khai thác những loại khoáng sản cần thiết cho sự phát triển của ngành xe điện toàn cầu. Bắc Kinh dự kiến hạn chế xuất khẩu công nghệ khai thác những loại khoáng sản cần thiết cho sự phát triển của ngành xe điện toàn cầu. Trung Quốc cũng muốn bổ sung công nghệ sản xuất cực âm pin vào danh...

Mỹ rót 406 triệu USD cho GlobalWafers nhằm củng cố chuỗi cung ứng chip nội địa

Khoản tiền sẽ hỗ trợ GlobalWafers xây dựng cơ sở sản xuất mới, là bước đi quan trọng nhằm củng cố chuỗi cung ứng chip bán dẫn nội địa của Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng. Bộ Thương mại Mỹ ngày 17/12 đã công bố khoản trợ cấp trị giá 406 triệu USD cho GlobalWafers, một công ty công nghệ của Đài Loan (Trung Quốc), nhằm...

Viettel sẵn sàng bước vào sân chơi lớn của ngành công nghiệp bán dẫn

Viettel đã thiết kế thành công chip 5G DFE, con chip phức tạp nhất trong khu vực Đông Nam Á cho đến nay, tạo tiền đề cho đội ngũ Viettel sẵn sàng bước vào sân chơi lớn của ngành công nghiệp bán dẫn. Phòng lab của ban công nghệ bán dẫn, với những màn hình chi chít các dòng mã và sơ đồ mạch, là nơi đánh dấu thành công đầu tiên của Tập đoàn Viettel trong lĩnh vực mà cả thế...

Samsung mở rộng nhà máy đóng gói chip HBM

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc, Samsung Electronics vừa thông báo mở rộng các cơ sở đóng gói chất bán dẫn tại tỉnh Chungcheong Nam để tăng cường sản xuất chip bộ nhớ băng thông cao (HBM) và chuyển giao 128 bằng sáng chế cho các công ty nhỏ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Giá vàng ngày 19/1/2025: Đồng loạt giảm mạnh

DNVN - Vào ngày 19/1/2025, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự điều chỉnh giảm mạnh đồng loạt. ...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...
01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Cùng chuyên mục

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC) và Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (ACCP), Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 24/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong...

TPHCM khắc phục tình trạng xe rác ùn ứ trên Quốc lộ 50

Chiều 24/1, đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) TPHCM thông tin về các giải pháp khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ, xếp hàng nối đuôi hơn 1,5km đoạn đường từ đầu Quốc lộ 50 vào khu xử lý rác Đa Phước. ...

DT Group Khánh Hòa nỗ lực xây dựng chuỗi giá trị bền vững

Công ty Cổ phần Rong biển DT Khánh Hòa (DT Group Khánh Hòa) tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại và xây dựng chuỗi giá trị bền vững trong ngành nông nghiệp biển để nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng. DT Group Khánh Hòa là doanh nghiệp ở TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), hoạt động mạnh trong lĩnh vực rong nho. Với diện tích trồng rong nho hàng...

Mới nhất

DT Group Khánh Hòa nỗ lực xây dựng chuỗi giá trị bền vững

Công ty Cổ phần Rong biển DT Khánh Hòa (DT Group Khánh Hòa) tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại và xây dựng chuỗi giá trị bền vững trong ngành nông nghiệp biển để nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng. DT Group Khánh Hòa là doanh nghiệp ở TP....

Comfee ra mắt bộ đôi bếp từ và hút mùi thông minh

Năm 2025, Comfee mở rộng danh mục sản phẩm với loạt thiết bị nhà bếp, tiếp tục hành trình xây dựng hệ sinh thái nhà thông minh. ...

[Ảnh] Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. -Theo Vietnamplus Nguồn: https://kinhtedothi.vn/anh-be-mac-hoi-nghi-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii.html

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. ...

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025...

Mới nhất