Trang chủPolitical ActivitiesChủ động triển khai các giải pháp đáp ứng các chính sách...

Chủ động triển khai các giải pháp đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu


Công điện gửi: Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội; Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch các Hiệp hội ngành hàng, Tổng giám đốc các Tổng công ty, Tập đoàn.

Công điện nêu rõ: Trong những năm gần đây, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) được đẩy mạnh góp phần thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 51,66 tỷ USD trong năm 2024, tăng 18,5% so với năm 2023 và là đối tác Việt Nam luôn đạt thặng dư thương mại cao. Với tác động tích cực có ý nghĩa của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), triển vọng xuất khẩu sang thị trường EU ngày càng lớn mạnh, kéo theo đó là triển vọng thu nhập gia tăng của hàng chục triệu lao động tham gia chuỗi sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, hướng đến nền kinh tế xanh, tuần hoàn tại Việt Nam.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp đang đối mặt những thách thức mới đến từ các chính sách xanh của EU. Năm 2020, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Thỏa thuận xanh với mục tiêu giảm 55% lượng phát thải ròng vào năm 2030 so với năm 1990 và đạt trung hòa các-bon vào năm 2050. Thỏa thuận xanh Châu Âu bao gồm các chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động, văn bản chính sách, pháp luật cụ thể với các nội dung, chính sách, quy định ngày càng chặt chẽ đối với sản phẩm nhập khẩu và tiêu dùng theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững. Các thỏa thuận xanh của EU đặt ra những thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam, song về lâu dài, việc thực hiện chủ động chuyển đổi xanh một cách đồng bộ và toàn diện tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường sản phẩm xanh, bền vững nhiều tiềm năng. Bởi vậy, việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phù hợp nhằm chủ động ứng phó và đáp ứng các chính sách xanh của EU là hết sức cấp thiết.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đẩy mạnh xuất khẩu và chuỗi bễn vững đáp ứng các quy định, chính sách xanh của EU và các cam kết phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn và biến đổi khí hậu của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp chủ động tổ chức triển khai thực hiện tích cực, hiệu quả, đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp đã được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, trong đó tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương:

a) Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định, tiêu chuẩn phù hợp các cam kết, quy định, tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn; tập trung ưu tiên nghiên cứu các quy định, tiêu chuẩn liên quan kinh tế tuần hoàn, thiết kế sinh thái, quản lý hóa chất độc hại, quản lý chất thải và các quy định về hàm lượng tái chế đối với một số vật liệu đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn quốc tế.

b) Tập trung hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi xanh nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững; áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu tái chế, năng lượng tái tạo; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp thiết kế đổi mới sản phẩm để có thể nâng cấp, sửa chữa, bảo trì, tái sử dụng và tái chế, kéo dài vòng đời sản phẩm; đẩy mạnh hỗ trợ áp dụng các công cụ đánh giá vòng đời sản phẩm, kiểm kê phát thải khí nhà kính nhằm đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định xanh của Liên minh Châu Âu.

c) Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; chú trọng nghiên cứu và phát triển các nguyên, nhiên vật liệu mới, tái chế, tái tạo; các hóa chất xanh, thân thiện môi trường nhằm tạo ra các sản phẩm bền vững.

d) Xây dựng, hỗ trợ các hoạt động chứng nhận, dán nhãn sinh thái đối với các sản phẩm bền vững đáp ứng yêu cầu thị trường và các quy định quốc tế; thúc đẩy xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ xanh nhằm kết nối cung cầu các sản phẩm bền vững, các sản phẩm được dán nhãn sinh thái; thúc đẩy liên kết bền vững giữa các bên trong chuỗi, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi bền vững trong nước và toàn cầu.

đ) Nâng cao năng lực, đào tạo phổ biến các quy định chính sách pháp luật trong nước và quốc tế; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng báo cáo phát triển bền vững, thực hiện quản trị môi trường xã hội đáp ứng yêu cầu quốc tế về báo cáo thông tin liên quan đến môi trường, phát thải khí nhà kính, các quy định, thủ tục quốc tế về khai báo, thông tin về các yếu tố “xanh, bền vững, hữu cơ” của sản phẩm; các quy định về hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số.

e) Rà soát, nghiên cứu các chính sách xanh tại Thỏa thuận xanh Châu Âu để kịp thời phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu; tổ chức triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện và triển khai các chính sách, quy định về quản lý chất thải, các quy định thu hồi đối với các sản phẩm thải bỏ, hết hạn sử dụng; các quy định nhằm hạn chế loại bỏ chất thải độc hại trong các sản phẩm,…trong các lĩnh vực ngành chịu tác động lớn từ chính sách xanh của EU.

b) Đẩy mạnh tổ chức triển khai các chính sách, quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất EPR, thúc đẩy áp dụng các giải pháp phân loại rác tại nguồn, tăng cường thu gom, thu hồi, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế; hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

c) Tăng cường triển khai các chính sách, quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu, thúc đẩy áp dụng giải pháp phân loại rác tại nguồn, tăng cường thu gom, thu hồi, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế; hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành rà soát, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng gắn yếu tố xanh, tuần hoàn, bền vững đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn quốc tế theo thẩm quyền.

b) Chú trọng xây dựng và triển khai các nhiệm vụ nhằm thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới ứng dụng các công nghệ, sử dụng nguyên nhiên vật liệu mới, tái chế, tái tạo góp phần thúc đẩy thu hồi, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải.

4. Bộ trưởng Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ ngành khác:

a) Tập trung triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các văn bản chính sách pháp luật hiện hành về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

b) Chú trọng công tác rà soát, đánh giá các quy định, chính sách xanh của EU, các quốc gia và khu vực quốc tế trong các lĩnh vực ngành được giao nhằm kịp thời đề xuất các giải pháp, hành động hỗ trợ doanh nghiệp; xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định theo hướng gắn kết các yếu tố xanh bền vững; nguyên tắc về kinh tế tuần hoàn.

c) Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ, hoạt động liên quan thu hồi, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy phát triển các nguyên vật liệu, sản phẩm, công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng lượng tái tạo; sử dụng bền vững hiệu quả tài nguyên, các sản phẩm có thể nâng cấp, sửa chữa, bảo trì, tái sử dụng và tái chế.

d) Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định, chính sách xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, phát triển bền vững trong các lĩnh vực ngành thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của các Bộ.

đ) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các mô hình bền vững về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng bền vững; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu đối với các sản phẩm bền vững, sản phẩm được dán nhãn sinh thái.

5. Bộ trưởng Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư:

a) Ưu tiên triển khai các giải pháp, bố trí và huy động nguồn lực phù hợp trong việc triển khai các chương trình, nhiệm vụ liên quan đến phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

b) Nghiên cứu, đánh giá các công cụ tài chính xanh của EU nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi xanh, thực hành sản xuất kinh doanh, thương mại và xuất khẩu bền vững đáp ứng các yêu cầu thực tiễn và quy định chính sách xanh, phát triển bền vững.

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Đẩy mạnh tổ chức triển khai các chính sách, kế hoạch hành động của địa phương về sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tăng trưởng xanh, trong đó ưu tiên triển khai các nhiệm vụ, hành động thúc đẩy phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, thu hồi, tái sử dụng tái chế chất thải, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đổi mới ứng dụng công nghệ, áp dụng các mô hình bền vững, tuần hoàn; tạo điều kiện phát triển các mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp sinh thái, thúc đẩy chuỗi tuần hoàn nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết về ô nhiễm môi trường, thúc đẩy sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên, năng lượng, phát triển nguyên vật liệu tái chế, tái tạo.

b) Phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp trong việc triển khai các chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch về kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

7. Chủ tịch các Hiệp hội ngành hàng, Tổng giám đốc các Tổng công ty, Tập đoàn:

a) Các Hiệp hội ngành hàng chủ động cập nhật, nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thành viên trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu để đề xuất các cơ quan chức năng có các biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời; tổ chức phổ biến, cung cấp thông tin, kết nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức trong các hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững đáp ứng yêu cầu thực tiễn, các quy định chính sách xanh của EU.

b) Các Tập đoàn, Tổng công ty chú trọng xây dựng tiêu chí và nội dung về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn trong các chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển của doanh nghiệp; hợp tác với các Bộ, ngành địa phương xây dựng, triển khai các sáng kiến về kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững; ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh nhằm đáp ứng các yêu cầu thị trường và các quy định pháp luật hiện hành; chủ động lựa chọn, sử dụng công nghệ bảo đảm tiêu chuẩn an toàn và thân thiện môi trường, góp phần sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên, thúc đẩy sử dụng nguyên vật liệu tái chế, năng lượng tái tạo, hạn chế chất thải, hóa chất độc hại phát sinh, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; đào tạo nâng cao năng lực, khuyến khích các sáng kiến, phong trào thi đua nội bộ và thực hành sản xuất kinh doanh bền vững; tăng cường liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với các bên nhằm thúc đẩy chuỗi bền vững, tuần hoàn.

8. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chỉ đạo việc triển khai, đôn đốc, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Công điện này.



Nguồn: https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/chu-dong-trien-khai-cac-giai-phap-thuc-day-kinh-te-tuan-hoan-san-xuat-tieu-dung-ben-vung-thuong-mai-ben-vung-dap-ung-cac.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn có xuất …

Sản phẩm bị điều tra dự kiến là sợi Elastomeric filament yarn thuộc các mã HS: 5402, 5403 và 5404.Sản phẩm này xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bị Ấn Độ điều tra và áp thuế chống bán phá giá từ những năm 2016. Tuy nhiên năm 2022, Bộ Tài chính Ấn Độ đã dừng áp thuế đối với sản phẩm này sau khi rà soát cuối kỳ. Trong trường hợp khởi xướng, đây là lần thứ...

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha tham gia gian hàng kết nối kinh doanh tại Sự kiện Kinh doanh và …

Ngay tại gian hàng, Thương vụ đã tiếp xúc và trực tiếp kết nối giao thương với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của vùng Madrid trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm thực phẩm, đồ uống, dệt may, y tế, bao bì, mỹ phẩm, tư vấn kinh doanh và dịch vụ nhân sự,… Các thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại, danh mục các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại...

Hà Nội chú trọng phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp chủ lực

Theo Sở Công Thương Hà Nội, nhìn lại kết quả phát triển kinh tế Hà Nội trong năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp quý sau luôn cao hơn quý trước; 4/4 ngành công nghiệp cấp 1 đều tăng mạnh so với năm 2023.Đặc biệt, số lượng đơn hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực tăng khá. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 6,2%, đóng góp 0,82 điểm % vào mức tăng 6,52% của tổng...

Ban Thư ký JETP họp xây dựng Kế hoạch công tác năm 2025

​Tham dự cuộc họp còn có đại diện các Bộ: Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…; đại diện một số tập đoàn/tổng công ty; đại điện một số ngân hàng như Standard Chartered, Mizuho,…Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết Đối tác chuyển dịch năng lượng công...

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt Việt Nam

Đây là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giúp nâng cao vị thế của Việt Nam là trung tâm sản xuất dệt may hàng đầu và mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may từ các nước ASEAN, Châu Âu và các khu vực khác.Triển lãm VIATT 2024 thu hút đông đảo khách tham dựVIATT 2025 thu hút sự tham gia của hơn 400 nhà trưng bày với trên 500 gian hàng....

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự …

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương tái khởi động Chương trình điện hạt nhân và Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 về việc “Tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh...

Nghị định số 18/2025/NĐ-CP bổ sung quy định mới phù hợp với phát sinh trong thực tế vận hành, các …

Nghị định được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có hoạt động khác liên quan đến điện lực tại Việt Nam.Nghị định bao gồm 04 Chương, 09 Điều và 01 Phụ lục: Chương I – Quy định chung bao gồm 02 điều (từ Điều 1 đến Điều 2).Chương II – Quy định chi tiết về biện pháp bảo đảm, chất lượng điện năng, điều...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương làm việc với Đoàn liên danh phát triển nguồn nhân lực bán dẫn KYUSHU, Nhật Bản

(MPI) – Sáng ngày 19/02/2205, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã có buổi làm việc với Đoàn liên danh phát triển nguồn nhân lực bán dẫn KYUSHU, Nhật Bản do ông Ishikawa Isamu, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam dẫn đầu. Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: MPI...

Cùng chuyên mục

Bình Dương tổ chức Liên hoan Võ nhạc

Liên hoan Võ nhạc mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025 vừa diễn ra trong không khí sôi động, tràn đầy khí thế tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương. ...

Rùa biển thay đổi cách làm tổ để ứng phó với biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi rùa xanh và rùa đầu to làm tổ ở Cyprus đã phát hiện ra rằng chúng quay trở lại nơi làm tổ thường xuyên sớm hơn mỗi năm để tránh tình trạng cho nhiệt độ tăng cao. Đối với loài rùa biển, nhiệt độ quyết định giới tính sinh học của con non, với nhiều con cái được sinh ra hơn khi trời ấm hơn, cũng như ít con nở...

Khai thác hiệu quả nguồn lực văn học tại địa phương

Những năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật tại các địa phương đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho cộng đồng. ...

Ấn Độ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn có xuất …

Sản phẩm bị điều tra dự kiến là sợi Elastomeric filament yarn thuộc các mã HS: 5402, 5403 và 5404.Sản phẩm này xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bị Ấn Độ điều tra và áp thuế chống bán phá giá từ những năm 2016. Tuy nhiên năm 2022, Bộ Tài chính Ấn Độ đã dừng áp thuế đối với sản phẩm này sau khi rà soát cuối kỳ. Trong trường hợp khởi xướng, đây là lần thứ...

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha tham gia gian hàng kết nối kinh doanh tại Sự kiện Kinh doanh và …

Ngay tại gian hàng, Thương vụ đã tiếp xúc và trực tiếp kết nối giao thương với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của vùng Madrid trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm thực phẩm, đồ uống, dệt may, y tế, bao bì, mỹ phẩm, tư vấn kinh doanh và dịch vụ nhân sự,… Các thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại, danh mục các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại...

Mới nhất

Tiếc cho Hoài Lâm, Bùi Anh Tuấn

Hoài Lâm hay Bùi Anh Tuấn gặp bất lợi khi trở lại vào thời điểm này khi thị trường âm nhạc đang có sự cạnh tranh quá lớn từ các ca sĩ Gen Z. Hoài Lâm hay Bùi Anh Tuấn gặp bất lợi khi trở lại vào thời điểm này khi thị trường âm nhạc đang có sự cạnh tranh...

Nghệ An: Khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào DTTS ở xã biên giới

Chiều nay 22/02/2025, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An đã lên khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào DTTS ở xã biên giới Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.Các bác sĩ ở Quảng Ngãi gắp ra dị vật là nắp lon nước ngọt bằng...

Nga tuyên bố thời điểm quyết định đối đầu phương Tây, đẩy lùi ba cuộc phản công của Ukraine ở tỉnh Kursk

Hiện nay là thời khắc quyết định đối với Nga trong cuộc đối đầu với phương Tây. Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố trong buổi lễ nhân ngày Bảo vệ Tổ quốc tại Moscow ngày 22/2.

Danh tính 11 dự án trong kết luận thanh tra, kiểm tra được gỡ vướng

11 dự án tại tỉnh Khánh Hoà nằm trong Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ được ban hành cơ chế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Khánh Hòa: Danh tính 11 dự án trong kết luận thanh tra, kiểm tra được gỡ vướng11 dự án tại tỉnh Khánh Hoà nằm trong Kết luận thanh tra của Thanh...

Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ sẽ xem xét, cho chủ trương về một số dự án bất động sản

Cần Thơ hiện có một số dự án cần đưa ra Ban Thường vụ Thành ủy để xin chủ trương. Khi có chủ trương, Thành phố sẽ tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ để các doanh nghiệp triển khai lại các dự án. Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ sẽ xem xét, cho...

Mới nhất