Trang chủNewsThời sựChống ô nhiễm khói mù: “Cuộc chiến mới” của các nước Đông...

Chống ô nhiễm khói mù: “Cuộc chiến mới” của các nước Đông Nam Á


Đúng như dự đoán, hiện tượng El Nino đã đang làm gia tăng một cách đáng quan ngại hiện tượng ô nhiễm khói bụi mà báo chí quốc tế đang gọi với cụm từ “cuộc khủng hoảng khói mù – haze crisis” tại nhiều quốc gia, trong đó Đông Nam Á là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Sẽ không quá lời khi nói, chống ô nhiễm khói mù đang là cuộc chiến mới không hề dễ dàng mà các nước Đông Nam Á đang phải đối mặt.

Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khói mù toàn diện

Hôm 29/9, Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – ASMC – đã kích hoạt Cảnh báo Cấp độ 2 cho khu vực phía Nam ASEAN. Chỉ còn một cấp nữa là có thể trở thành cuộc khủng hoảng khói mù toàn diện.

Malaysia có lẽ đang là một trong những quốc gia đang phải hứng chịu những hệ quả tồi tệ nhất từ cuộc khủng hoảng này. Theo thông tin vừa được Cục Môi trường Malaysia đưa ra hôm 2/10 vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí của Malaysia đang xấu đi, đặc biệt ở phía Tây Bán đảo Malaysia, với 11 khu vực ghi nhận chỉ số ô nhiễm không khí (API) ở mức có hại cho sức khỏe.

Chất lượng không khí tổng thể trên cả nước thể hiện sự xuống cấp. Cháy rừng ở phía nam Sumatra, phía trung và nam Kalimantan ở Indonesia đã gây ra khói mù xuyên biên giới” – Cục trưởng Cục Môi trường Malaysia Wan Abdul Latiff Wan Jaffarcho biết trong một thông cáo. Các trường học và nhà trẻ phải dừng mọi hoạt động ngoài trời khi chỉ số API lên mức 100 và đóng cửa khi chỉ số API lên mức 200.

chong o nhiem khoi mu cuoc chien moi cua cac nuoc dong nam a hinh 1

Tòa tháp đôi Petronas ẩn hiện trong khói mù ở thủ đô Kuala Lumpur. Ảnh: EPA-EFE

Trước đó, ngày 30/9, Hãng AFP 9 dẫn lời một quan chức hàng đầu ngành môi trường tại Malaysia nói rằng hàng trăm vụ cháy rừng ở Indonesia gây khói mù tại các khu vực ở Malaysia, làm chất lượng không khí trở nên xấu hơn. Mặc dù vậy, phía Indonesia đã phản bác lại báo cáo trên.

Tại Indonesia, tình trạng cũng không kém phần tồi tệ. Ngày 27/8/2023, chính quyền thủ đô Jakarta của Indonesia cho biết đã áp dụng công nghệ phun sương mù từ nóc các tòa nhà cao tầng để ngăn chặn bụi mịn, tác nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm tại thành phố này trong thời gian qua.

Đầu tháng 8, thủ đô Jakarta xếp đầu danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo xếp hạng của công ty giám sát chất lượng không khí IQAir của Thuỵ Sỹ. Cụ thể, Jakarta và các vùng lân cận đã thường xuyên ghi nhận mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao gấp nhiều lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vượt xa các thành phố ô nhiễm nghiêm trọng khác như Riyadh (Saudi Arabia), Doha (Qatar) và Lahore (Pakistan).

Tại Thái Lan, tình hình ô nhiễm khói bụi cũng tồi tệ không kém. Theo nền tảng giám sát không khí toàn cầu IQAir, hồi tháng 4/2023, nồng độ bụi mịn PM 2.5 (hạt bụi nhỏ đến mức có thể vào máu) tại Chiang Mai cao hơn 30 lần so với hướng dẫn thường niên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). IQAir xếp Chiang Mai là một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới, vượt các “điểm nóng” thường xuyên như Lahore và Delhi.

Hồi tháng 3/2013, nhiều trường học tại Lào đã phải đóng cửa do nồng độ bụi mịn PM2.5 tăng cao chưa từng thấy. Giới chức tại các tỉnh Bokeo và Xayaboury (Bắc Lào) đã cho tất cả các lớp học mẫu giáo trên địa bàn của hai tỉnh tạm thời nghỉ học do nồng độ bụi mịn trong không khí quá cao. Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào đã cảnh báo người dân trên cả nước về tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Hệ lụy khôn lường từ những hạt bụi mịn

Các hạt bụi mịn có kích thước siêu vi được biết đến nhiều nhất là: PM10 – Các hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10 µm (µm là viết tắt của micromet, kích thước bằng một phần triệu mét) và PM2.5 là các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm. Các hạt bụi mịn PM2.5 và PM10 được sản sinh ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau như đa phần được tạo ra từ các hoạt động của con người qua việc đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch, bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet, tuy nhiên với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Bụi mịn PM2.5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Đơn cử như tại Thái Lan, theo số liệu của Bộ Y tế nước này, từ đầu năm 2023 đến nay đã có gần 2 triệu người ở nước này phải nhập viện điều trị các vấn đề về hô hấp do ô nhiễm không khí. Chuyên gia tim mạch ở Chiang Mai, ông Rungsrit Kanjanavanit cho rằng nồng độ PM 2.5 tăng 10 micrograms/mil sẽ làm giảm tuổi thọ 1 năm.

chong o nhiem khoi mu cuoc chien moi cua cac nuoc dong nam a hinh 2

Khói mù ô nhiễm bao phủ dày đặc tại Chiang Mai, Thái Lan, ngày 10/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Một nghiên cứu khác của WHO và Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC đã cho thấy, nếu mật độ PM10 trong không khí tăng lên 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, và mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư phổi tăng đến 36%. Vì thế nói bụi mịn là “kẻ thù giấu mặt đặc biệt nguy hiểm” của sức khoẻ con người là vì vậy.

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, ô nhiễm bụi mịn tác động không nhỏ đến kinh tế – xã hội. Theo tổ chức hoạt động vì môi trường Greenpeace khu vực Đông Nam Á cho biết, ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của khoảng 160.000 người và gây thiệt hại kinh tế tổng cộng khoảng 85 tỷ USD tại 5 thành phố đông dân nhất thế giới trong năm 2020.

Hợp tác chống ô nhiễm khói mù: Điều không thể khác

Theo nhiều chuyên gia, cuộc chiến với ô nhiễm khói mù là cuộc chiến nan giải mà không một quốc gia đơn nhất nào có thể làm được. Thực tế, đó có lẽ cũng là lý do khiến các nước Đông Nam Á đã, đang chủ trương hợp tác chống ô nhiễm khói mù.

Theo đó, hồi đầu tháng 8 vừa qua, ngày 4/8, Ban Thư ký ASEAN đã tổ chức một hội thảo trực tuyến về tăng cường nỗ lực phối hợp và chuẩn bị ứng phó với tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. Tại hội thảo, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của phối hợp liên ngành thông qua việc ưu tiên các giải pháp khu vực, trong đó tập trung vào các chiến lược và ưu tiên y tế, phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm như dịch COVID-19.

Hội thảo tái khẳng định ASEAN đã nỗ lực đảm bảo một khu vực không có khói mù theo Thỏa thuận chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới của ASEAN; nâng cao nhận thức và sẵn sàng ứng phó với các vụ ô nhiễm khói mù xuyên biên giới trong các ngành và lĩnh vực; giải quyết các tác động của đại dịch COVID-19 đối với việc quản lý các vụ cháy rừng và ô nhiễm khói mù, cũng như nguy cơ tiềm ẩn từ áp lực hậu đại dịch đối với các hệ sinh thái đất than bùn.

Trước đó, tại cuộc họp lần thứ 24 của Ban chỉ đạo cấp bộ trưởng Tiểu vùng Mekong về phòng chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (MSC 24) được tổ chức tại Singapore hồi tháng 6/2023, các nước MSC cam kết luôn cảnh giác, tăng cường các nỗ lực giám sát hỏa hoạn và ngăn ngừa khói mù để giảm thiểu sự xuất hiện của các đám khói mù xuyên biên giới trong thời kỳ khô hạn hơn.

Các nước MSC cũng tái khẳng định sẵn sàng cung cấp hỗ trợ, như triển khai các nguồn lực kỹ thuật chữa cháy trong tình huống ứng phó khẩn cấp, cũng như tăng cường phối hợp để giảm thiểu cháy rừng và đất than bùn.

Các nước tái khẳng định cam kết hướng tới việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả AATHP và mong muốn hoàn tất Lộ trình mới về hợp tác ASEAN hướng tới kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới giai đoạn 2023-2030 và Chiến lược mới quản lý đất than bùn của ASEAN (APMS) giai đoạn 2023-2030 để giải quyết toàn diện các nguyên nhân gốc rễ của ô nhiễm khói mù xuyên biên giới và thúc đẩy phát triển bền vững trong khu vực. 

Các nước cũng cùng chung mong muốn hoàn tất Khung đầu tư quản lý đất đai bền vững và xóa bỏ khói mù ở Đông Nam Á để ưu tiên các hành động giảm khói mù và tạo điều kiện thu hút tài trợ cũng như khai thác tiềm năng phát triển các chương trình và dự án chung giữa các nước ASEAN và các bên liên quan khác; hoàn tất Thỏa thuận thành lập Trung tâm điều phối ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (ACC THPC) tại Indonesia, cũng như tiếp tục hợp tác với các đối tác trong và ngoài khu vực để tạo điều kiện phòng ngừa, giám sát, chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tốt hơn với các vụ cháy rừng và đất than bùn thông qua khuôn khổ hợp tác cấp địa phương, quốc gia và khu vực.

Hà Anh





Nguồn

Cùng chủ đề

Bất chấp khó khăn do đại dịch và thời tiết khắc nghiệt, kênh đào Panama vẫn hoạt động bền bỉ

Dù chịu ảnh hưởng của tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhưng doanh thu từ hoạt động vận hành kênh đào Panama trong tài khóa 2024 vẫn lên tới gần 5 tỷ USD.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn, gióng lên hồi chuông cảnh báo về môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Đà Nẵng: Trao giải thưởng tiết kiệm điện ứng dụng công nghệ IoT

DNVN - Chiều 13/8, Sở Công Thương Đà Nẵng đã tổ chức công bố và trao giải chương trình thí điểm thi đua tiết kiệm điện ứng dụng công nghệ IoT “Chinh phục thử thách - Thuận tiện sống xanh” trên địa bàn TP. ...

Vì sao suối Lương ở Đà Nẵng khô cạn, trơ trọi sỏi, đá?

Để giải quyết vấn đề, ông An cho biết trước mắt triển khai nạo vét đất đá bồi đắp để khơi thông dòng chảy. Phải rà soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý tài nguyên nước, cát, sỏi, lòng sông... Có giải pháp thay thế cây keo lá tràm bằng các cây khác, phù hợp với...

Chuyên gia lý giải nguyên nhân nắng nóng năm 2024 đến sớm bất thường

Nắng nóng ở miền Bắc 2024: Có thể xuất hiện giá trị nhiệt cao lịch sửChia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng Phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, nguyên nhân nắng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các tác phẩm dự thi cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa “xây” và “chống”

(CLO) Sáng ngày 6/2, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt...

Bưu chính Mỹ ‘hoang mang’ trước các quyết định về hàng hóa Trung Quốc

(CLO) Dịch vụ Bưu chính Mỹ (USPS) thông báo vào thứ Tư (5/2) rằng họ sẽ tiếp tục nhận các bưu kiện từ Trung Quốc, đảo ngược quyết định tạm ngừng trước đó. ...

Hai tờ báo lâu đời của New York ngừng xuất bản ấn phẩm in

(CLO) Tờ Star-Ledger sẽ chỉ hoạt động trực tuyến và tờ The Jersey Journal sẽ đóng cửa hoàn toàn, theo bài báo của NJ.com cho biết. ...

Tiếp bước Mỹ, Argentina rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

(CLO) Chính phủ Argentina vừa tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ hơn hai tuần sau khi Mỹ thực hiện động thái tương tự. ...

Mỹ cấm các vận động viên chuyển giới tham gia các môn thể thao nữ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/2 đã ký sắc lệnh hành pháp cấm vận động viên chuyển giới thi đấu trong các môn thể thao nữ, đồng thời yêu cầu Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) điều chỉnh các quy định liên quan trước Thế vận hội Los Angeles...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Tiền gửi khách hàng vào Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank ra sao?

(Dân trí) - 4 ngân hàng có vốn Nhà nước năm 2024 hút hơn 7 triệu tỷ đồng tiền gửi khách hàng, nhiều hơn tổng số tiền gửi của khách hàng vào tất cả ngân hàng còn lại. 4 ngân hàng lớn hút hơn 7 triệu tỷ đồng tiền gửi Agribank chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024. Tuy nhiên, theo số liệu tạm thời do ngân hàng này chia sẻ, đơn vị này dẫn đầu về lượng tiền...

Cùng chuyên mục

Nguyên Chủ tịch UBND TP Nha Trang bị kiểm tra dấu hiệu vi phạm tại dự án nhà ở

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa có kết luận kiểm tra dấu hiệu vi phạm với 5 cán bộ, trong đó có nguyên Chủ tịch UBND TP Nha Trang liên quan dự án nhà ở Phước Đồng tại TP Nha Trang. Thông tin trên vừa được Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Khánh Hòa đưa ra tại kết luận về việc xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm liên quan đến...

Các tác phẩm dự thi cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa “xây” và “chống”

(CLO) Sáng ngày 6/2, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt...

Du khách thi nhau bỏ tiền, xoa hòn đá trên đỉnh huyệt đạo thiêng núi Nưa

(NLĐO)- Hàng ngàn du khách đã đổ về núi Nưa, một trong những huyệt đạo thiêng ở Thanh Hóa để du xuân, vãn cảnh, cầu may mắn đầu năm mới ...

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Thường Tín

Kinhtedothi - Sáng 6/2 (tức mùng 9 Tết Ất Tỵ 2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tham gia chương trình “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Thường Tín. Cùng tham gia chương trình có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành...

‘Thành phố trong thành phố’ đầu tiên công bố quy hoạch, đón vốn hơn 33 nghìn tỷ đồng

TP Thủ Đức - mô hình 'thành phố trong thành phố' đầu tiên ở VN - công bố quy hoạch đến năm 2040, đồng thời trao quyết định chấp thuận đầu tư cho 12 dự án với tổng vốn hơn 33 nghìn tỷ đồng. Sáng nay (6/2), UBND TPHCM tổ chức Hội nghị công bố đồ án Quy hoạch chung TP Thủ Đức đến năm 2040 và xúc tiến mời gọi đầu tư vào TP. Tham dự có Chủ tịch UBND...

Mới nhất

Cựu sinh viên Bách khoa TP.HCM chi tiền tỉ hỗ trợ sinh viên vay không lãi

Ban đại diện Cộng đồng Cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa (Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM) tiếp tục triển khai chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất dành cho sinh viên đóng học phí. ...

Từ tuyến bài của Tuổi Trẻ, Sở Y tế TP.HCM xử phạt 2 cơ sở tư vấn dịch vụ lựa chọn giới tính thai...

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa công bố quyết định xử phạt, trong đó có hai cơ sở tư vấn lựa chọn giới tính thai nhi do báo Tuổi Trẻ phản ánh trước đó. ...

Nga phản hồi việc ông Trump nói BRICS muốn có đồng tiền riêng, Mỹ sẽ mua lại TikTok? Đầu tàu châu Âu gây bất...

Các nhà đầu tư hàng đầu đang chuẩn bị cho kịch bản suy thoái toàn cầu, Nga nói BRICS không có ý định tạo ra đồng tiền riêng, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO, châu Âu "ngắm bắn" các nền tảng thương mại điện tử đang "làm mưa làm gió"… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

Đầu năm mua phân bón Supe Lâm Thao, nhiều khách hàng bất ngờ trúng vàng SJC

Vừa qua, tại Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang (nhà phân phối của Supe Lâm Thao tại tỉnh Bắc Giang), Công ty CP Supe Phốt phát...

Va chạm vũ trụ khiến NASA “lạc lối” ở hành tinh khác

(NLĐO) - Dữ liệu mà tàu NASA mang tên InSight thu về từ hành tinh láng giềng có thể đã đem lại một số lầm lẫn lớn. ...

Mới nhất