Trang chủNewsThời sựChồng lấn vi phạm đất rừng Sóc Sơn

Chồng lấn vi phạm đất rừng Sóc Sơn

Hà NộiCông trình kiên cố tiếp tục mọc lên tại khu vực rừng phòng hộ Sóc Sơn, cơ quan chức năng cho rằng khó xử lý triệt để do quy hoạch rừng chồng lấn đất ở.

35 năm sinh sống dưới chân đồi Dõng Chum (thôn Phú Ninh, xã Minh Phú), bà Nhung chưa bao giờ chứng kiến cảnh lũ quét dữ dội kéo theo đất đá vùi lấp nhiều ôtô như hôm 4/8.

Xóm Ban Tiện nằm dưới chân đồi hình thành năm 1988, khi nhà nước có chính sách đưa dân đến Sóc Sơn để trồng rừng. Bà Nhung kể, trước kia từ khu vực xóm lên đến đỉnh đồi là những mảng cây xanh nhưng vài năm nay đường lên đồi được bêtông hóa. Hai bên đường là các công trình xây dựng kiên cố và những ô đất được phân lô, xây tường bảo vệ.

Tái diễn vi phạm sau hai cuộc thanh tra

Tuyến đường bị đất đá vùi lấp do các hộ dân tự ý đổ bêtông, không nằm trong quy hoạch, không được cấp phép xây dựng. Hồ sơ của UBND xã Minh Phú thể hiện, từ tháng 4/2021 – 7/2022, lực lượng liên ngành đã lập biên bản đối với homestay, nhà ở, công trình kiên cố dọc con đường bê tông khu vực xảy ra lũ quét ở xóm Ban Tiện. Hành vi được xác định là chuyển đất rừng phòng hộ (rừng trồng) sang đất phi nông nghiệp không được cấp có thẩm quyền cho phép.

Cách đó khoảng 2 km, hồ thuỷ lợi Đồng Đò (thôn Minh Tân, xã Minh Trí), nơi tập trung homestay, hàng quán phục vụ du lịch, cũng đang có nhiều hoạt động xây dựng. Cuối năm ngoái, xã Minh Trí đã ra hai thông báo yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan đến việc san gạt đất lấn chiếm mặt nước trái phép tại khu vực này tới trụ sở để làm việc.

Nhiều công trình kiên cố được xây dựng tại khu vực chân đồi Dõng Chum, xóm Ban Tiện. Ảnh: Hoàng Phong

Nhiều công trình kiên cố được xây dựng tại khu vực chân đồi Dõng Chum, xóm Ban Tiện. Ảnh: Hoàng Phong

Rừng phòng hộ Sóc Sơn có diện tích 4.557 trải rộng trên địa bàn 10 xã của huyện Sóc Sơn, gồm Minh Phú, Minh Trí, Hiền Ninh, Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Phù Linh, Quang Tiến, Tiên Dược, Tân Minh và thị trấn Sóc Sơn. Việc xâm phạm đất rừng Sóc Sơn kéo dài nhiều năm qua.

Năm 2006, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý sử dụng đất rừng tại Lâm trường Sóc Sơn và 9 xã. Tại khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn, cơ quan chức năng thống kê có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha. Trong số này, gần 80 nhà kiên cố, nhà sàn mọc lên; 26 trường hợp xây dựng theo mô hình trang trại, xưởng sản xuất.

Tuy nhiên, việc xử lý, khắc phục của UBND huyện Sóc Sơn và các sở, ngành rất chậm, chưa triệt để và tiếp tục để xảy ra vi phạm. Do vậy, thành phố đã yêu cầu tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý sử dụng đất rừng, trật tự xây dựng tại Sóc Sơn.

Năm 2019, Thanh tra TP Hà Nội công bố kết luận chỉ ra hàng nghìn vụ vi phạm đất rừng phòng hộ. Chỉ riêng hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven các hồ lớn (Đồng Quan, Hàm Lợn, Đồng Đò…) trong quy hoạch rừng có 797 công trình vi phạm. Khoảng 40 cán bộ của huyện đã bị xử lý, các công trình vi phạm bị cưỡng chế phá dỡ.

Một năm sau, việc xử lý vi phạm phải tạm dừng để rà soát do người dân khiếu nại việc quy hoạch rừng năm 2008 chồng lấn lên diện tích khu dân cư.

Trong lúc chính quyền còn đang rà soát, nhiều công trình tiếp tục mọc lên trên đất quy hoạch rừng. Sau trận lũ quét hôm 4/8, chính quyền xã Minh Phú đã lập biên bản xử lý công trình sai phép đối với con đường bêtông do dân tự làm và 5 công trình xây dựng bên đường. Tương tự ở khu vực hồ Đồng Đò, cơ quan quản lý đã phát hiện và xử lý nhiều vụ san gạt lấn chiếm diện tích mặt nước.

Thống kê của huyện Sóc Sơn, trong 6 tháng đầu năm nay, cơ quan chức năng đã phát hiện 187 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng. Ngoài ra, chính quyền đã xử lý 149 công trình vi phạm từ năm 2022 trở về trước theo các quyết định và kết luận thanh tra của thành phố.

Quy hoạch chồng lấn đất rừng, đất khu dân cư

Thôn Minh Tân, xã Minh Trí là một trong những khu vực dân cư bị đưa vào quy hoạch rừng năm 2008. Thôn có diện tích hơn 1.115 ha, trong đó gần 700 ha đất rừng được giao khoán, 290 ha đất vườn quả, còn lại là các loại đất xây dựng công trình văn hoá, trường học, giao thông…

Người dân thôn Minh Tân xem bản đồ quy hoạch rừng năm 2008 hôm 11/8. Ảnh: Võ Hải

Người dân thôn Minh Tân xem bản đồ quy hoạch rừng năm 2008 hôm 11/8. Ảnh: Võ Hải

Trưởng thôn Nguyễn Văn Hoà kể, năm 1985, theo chủ trương phủ xanh đất trắng đồi trọc của nhà nước, khoảng 100 hộ gia đình các xã của huyện Sóc Sơn đã tới khu vực Đồng Đò lập nghiệp, trồng rừng. Năm 2019, khi cơ quan chức năng thanh tra, người dân mới “ngã ngửa” khi biết toàn bộ khu dân cư nằm trong quy hoạch rừng năm 2008.

“Không ai tới điều tra, hỏi han gì chúng tôi khi làm quy hoạch năm 2008. Trong khi thời điểm đó, dân đã ở khu vực Đồng Đò hơn 20 năm với đầy đủ bộ máy chính quyền cơ sở như bí thư, trưởng thôn và hệ thống trường học”, ông Hoà nói.

Sau gần 40 năm, từ 100 hộ dân ban đầu, hiện thôn Minh Tân có khoảng 200 hộ. Trưởng thôn cho biết số dân đông hơn, nhiều gia đình nhiều thế hệ nhưng vẫn phải chung hộ khẩu vì chính quyền không cho tách từ khi có quy hoạch 2008.

Cũng do nằm trong quy hoạch rừng nên hạ tầng đường, điện xuống cấp không được đầu tư, có hộ gia đình không có điện dùng. Việc tu sửa, xây dựng nhà cửa là vi phạm vì nằm trong quy hoạch nhưng để đảm bảo điều kiện sinh sống nên người dân vẫn phải xây.

Theo UBND xã Minh Trí, do thôn Minh Tân không được vẽ bản đồ địa chính nên năm 1998, theo quyết định 2334 về phê duyệt quy hoạch đất rừng phòng hộ đặc dụng Sóc Sơn, toàn bộ khu vực này nằm trong quy hoạch rừng.

Năm 2006, huyện thành lập tổ công tác thống kê số hộ cần đo bản đồ địa chính. Tuy nhiên, người dân thôn Minh Tân không đồng ý chủ trương đo mỗi hộ 400 m2 đất ở và 2.000 m2 đất vườn rừng nên huyện không thể thực hiện. Do vậy, trong quyết định quy hoạch rừng phòng hộ năm 2008, toàn bộ thôn này vẫn nằm trong quy hoạch mà chưa được tách ra.

“Quá trình quản lý đất đai nhiều bất cập trong thời gian dài. Năng lực cán bộ qua nhiều nhiệm kỳ hạn chế. Hồ sơ quản lý thiếu, không giữ được đầy đủ hồ sơ địa chính, không xác định được các hộ mượn đất theo hình thức sổ lâm bạ trên địa bàn”, báo cáo của UBND xã Minh Trí nêu và chỉ ra tình trạng mua bán chuyển nhượng đất nằm trong quy hoạch rừng 2008 không được theo dõi. Do vậy, chỉ khi người dân thực hiện đăng ký đất đai và có hoạt động xây dựng, cơ quan chức năng mới phát hiện vi phạm.

Ông Nguyễn Mạnh Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cho biết có khoảng 27.000 ha rừng trên địa bàn 7 huyện, thị (Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất và Sơn Tây). Đầu năm 2022, Sở đã tham mưu thành phố ban hành kế hoạch chỉ đạo địa bàn có rừng rà soát, cắm mốc, số hoá toàn bộ diện tích và giao ngành nông nghiệp quản lý.

Tuy nhiên, đã hơn một năm, việc rà soát chưa hoàn thành do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải quyết tồn tại chồng lấn giữa đất rừng và đất khu dân cư ở một số địa bàn.

Hồ thuỷ lợi Đồng Đò, nơi có nhiều công trình vi phạm đất rừng bị huyện Sóc Sơn xử lý. Ảnh: Hoàng Phong

Hồ thuỷ lợi Đồng Đò, nơi có nhiều công trình vi phạm đất rừng bị huyện Sóc Sơn xử lý. Ảnh: Hoàng Phong

Theo ông Phương, thành phố đã chỉ đạo huyện Sóc Sơn rà soát và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ diện tích đất ở của người dân bị quy hoạch rừng phòng hộ chồng lấn thời điểm trước năm 1993. Sau đó, huyện cần phối hợp các sở, ngành đề xuất UBND thành phố bóc tách diện tích hai loại đất này.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Quang Ngọc cũng cho rằng, quy hoạch rừng năm 2008 (Quyết định số 2100 ngày 29/5/2008) tồn tại nhiều bất cập. Thành phố quy hoạch toàn bộ 4.557 ha đất thành rừng phòng hộ trong khi chỉ có 3.266 ha rừng thực sự.

“Trong gần 1.300 ha còn lại có khoảng 3.000 thửa đất của các thôn, xóm, làng nằm trong rừng, ngoài ra có cả công trình phúc lợi, di tích văn hoá lịch sử và cả công trình của quân đội”, ông Ngọc thông tin và cho hay huyện đang rà soát để đề xuất thành phố điều chỉnh quy hoạch rừng năm 2008 theo đúng thực tế, dự kiến hoàn thành trong tháng 10.

“Mong người dân nằm trong diện chồng lấn quy hoạch 2008 kiên nhẫn, không xây dựng công trình, chờ đợi chính quyền rà soát thống kê và có phương án báo cáo thành phố”, Phó chủ tịch Sóc Sơn khuyến cáo.

Tuy nhiên, những con số thống kê mới đây cho thấy, hoạt động xây dựng vẫn đang diễn ra rầm rộ ở nhiều khu vực được quy hoạch rừng.

Võ Hải

Source link

Cùng chủ đề

không để xảy ra “điểm nóng” về vi phạm trật tự xây dựng

Kinhtedothi - Ngày 20/2, UBND TP Hà Nội có văn bản gửi các đơn vị, yêu cầu kịp thời xử lý theo thẩm quyền, quy định, không để xảy ra các “điểm nóng” về vi phạm trật tự xây dựng. UBND TP Hà Nội có văn bản chấp thuận nội dung báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm...

Hà Nội thúc đẩy hợp tác xây dựng với Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh vai trò quan trọng của các dự án hạ tầng trong việc thúc đẩy phát triển đô thị, nâng cao chất lượng sống và khả năng kết nối giao thông nội đô. Ông bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến các dự án như tuyến đường cầu Tứ Liên, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu hoàn thành dự án đúng...

Chuyên gia nói gì về việc TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thành

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói TP.HCM cấm phân lô bán nền ở 5 huyện ngoại thành là chưa phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Chuyên gia nói gì về việc TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thànhÔng Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói TP.HCM cấm phân lô bán nền ở 5 huyện ngoại thành là chưa phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản 2023. ...

Kiến nghị không cho phép lập dự án dưới hình thức phân lô bán nền tại TP.HCM

Kiến nghị không cho phép lập dự án dưới hình thức phân lô bán nền tại TP.HCMLuật mới quy định UBND TP.HCM xác định được phép phân lô bán nền tại các khu vực huyện, xã. Song, Thành phố dự kiến không cho phép lập các dự án dưới hình thức phân lô bán nền. Thông tin được ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở...

Điểm danh những địa điểm nổi tiếng xuất hiện trong phim bom tấn Hollywood

Những địa điểm này mang đến vẻ đẹp đặc trưng và tạo dấu ấn khó quên cho mỗi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Wi-Fi 7 có thể phổ biến tại Việt Nam hay không?

Với nhiều ưu điểm vượt trội, Wi-Fi 7 có thể sẽ thay đổi trải nghiệm mạng tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Wi-Fi 7, còn được biết đến với tên gọi 802.11be, là chuẩn công nghệ mạng không dây mới nhất với nhiều cải tiến vượt trội về tốc độ và hiệu suất. Công nghệ này hứa hẹn mang lại trải nghiệm mạng mượt mà hơn, đặc biệt cho các ứng dụng yêu cầu...

Bộ trưởng Bộ GTVT: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Bộ trưởng Trần Hồng Minh yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu quyết tâm cao nhất đưa dự án về đích vượt tiến độ. ...

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Thủ tướng: Thí điểm Khu thương mại tự do là việc mới, khó nhưng phải làm

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Đà Nẵng sẽ còn nhiều việc khó khăn, phức tạp khi thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội, trong đó có việc thành lập Khu thương mại tự do. Song nhìn cơ chế đã có, nhận thức đã rõ, nhiệm vụ rất cụ thể. Chiều 31.8, phát biểu tại hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 (ngày 26.6.2024) của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số...

An ninh thắt chặt tại phiên tòa vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

(Dân trí) - Sáng 19/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm. An ninh khu vực tòa án được thắt chặt. Xe chở phạm nhân vụ Vạn Thịnh Phát được đưa đến tòa từ sớm (Video: Cao Bách) Khoảng 5h30 sáng 19/9, lực lượng công an đã có mặt tại TAND TPHCM để chuẩn bị an ninh cho phiên tòa xét xử bị cáo Trương...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH BẢO HÀNH 1 ĐỔI 1 ĐỘNG CƠ BLDC SẢN PHẨM QUẠT TRẦN SUNHOUSE APEX

Kính gửi: Quý khách hàng, Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Công ty Cổ phần Tập...

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI “NHẬP QUẠT ĐUA TOP

Nhằm đồng hành cùng Quý Đại lý trong mùa cao điểm nắng nóng, đồng thời thúc đẩy hoạt động bán hàng với các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ”

Nhằm đồng hành cùng Quý khách hàng trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, cũng như một lời tri ân từ SUNHOUSE, SUNHOUSE chính thức mang đến chương trình khuyến...

Mới nhất