Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChọn trường gần nhà hay thành phố lớn?

Chọn trường gần nhà hay thành phố lớn?

Lên thành phố lớn hay học tập tại cơ sở giáo dục địa phương là “bài toán” với nhiều thí sinh khi chọn trường.

HỌC PHÍ Ở PHÂN HIỆU GIẢM MỘT NỬA SO VỚI CƠ SỞ CHÍNH

Ngoài 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, nhiều tỉnh thành đều có ít nhất một trường ĐH hoặc phân hiệu của trường ĐH. Đáng chú ý, nhiều trường ĐH có chính sách học phí khác nhau cho sinh viên học tập tại cơ sở chính và phân hiệu.

Học phí ĐH tăng cao: Chọn trường gần nhà hay thành phố lớn?- Ảnh 1.

Học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên tại Trường ĐH Đà Lạt

Từ năm 2019, ĐH Kinh tế TP.HCM thành lập phân hiệu tại Vĩnh Long trên cơ sở Trường CĐ Kinh tế-Tài chính Vĩnh Long. Thí sinh trúng tuyển vào phân hiệu sẽ học tập ở phân hiệu trong 2 năm rưỡi trước khi chuyển sang cơ sở chính tại TP.HCM học năm cuối. Theo thông tin của trường, học phí sinh viên trúng tuyển khóa 2024 vào phân hiệu chương trình tiếng Việt là 625.000 đồng/tín chỉ. Mức thu này chỉ bằng 60-65% học phí cùng chương trình tại cơ sở chính TP.HCM.

Cùng xu hướng này, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng có chính sách học phí khác biệt giữa cơ sở chính và phân hiệu. Theo thông tin học phí trường công bố áp dụng cho sinh viên trúng tuyển khóa 2024 trong năm học 2024-2025, chương trình tiêu chuẩn tại cơ sở TP.HCM trung bình khoảng 27-31,6 triệu đồng/năm (riêng ngành Việt Nam học thu 50,1 triệu đồng/năm và dược 60,7 triệu đồng/năm). Trong khi đó, học phí trung bình các ngành tại Phân hiệu Khánh Hòa từ 20,5-24 triệu đồng/năm. Cùng chương trình tiêu chuẩn nhưng học phí có sự khác nhau giữa cơ sở chính TP.HCM và Phân hiệu Khánh Hòa ngay trong một ngành học.

Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM hiện cũng tuyển sinh Phân hiệu tại Quảng Ngãi. Trong đó, học phí phân hiệu chỉ bằng 50% so với cơ sở chính TP.HCM. Cụ thể, năm 2024 các ngành đào tạo tại cơ sở chính thu 32,8 triệu đồng/năm (khối ngành kinh tế); 33,5 triệu đồng/năm (khối ngành công nghệ kỹ thuật); dược học 53,5 triệu đồng/năm. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết: “Sinh viên học tập tại Phân hiệu Quảng Ngãi chỉ đóng học phí bằng một nửa so với sinh viên học tập tại cơ sở chính. Chính sách này của trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập tại chỗ. Dù phạm vi tuyển sinh toàn quốc nhưng sinh viên học tập tại phân hiệu chủ yếu có hộ khẩu tại Quảng Ngãi và các địa phương lân cận”.

TRƯỜNG ĐH ĐÓNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG, HỌC PHÍ CÓ THẤP HƠN?

Bên cạnh các phân hiệu, mức học phí của các trường ĐH có trụ sở chính tại các địa phương không phải thành phố lớn cũng là mối quan tâm của người học.

Về vấn đề này, tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, cho biết học phí ĐH phụ thuộc vào loại hình trường công lập hay tư thục, trong đó nhiều trường tư thục thu học phí cao hơn. Trong hệ thống trường công lập, học phí cũng khác nhau tùy mức độ tự chủ hoàn toàn, tự chủ một phần hay chưa tự chủ.

Tiến sĩ Duy nêu ví dụ Trường ĐH Đà Lạt là trường công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT và thuộc loại hình tự chủ một phần chi thường xuyên. Do trường vẫn thụ hưởng ngân sách nhà nước cấp một phần cho chi thường xuyên nên học phí trung bình chỉ khoảng 15-18 triệu đồng/năm tùy ngành. “Tuy nhiên quan điểm của trường nếu tự chủ hoàn toàn thì cũng sẽ chỉ áp dụng mức học phí phù hợp với thu nhập của các gia đình ở khu vực miền Trung và Tây nguyên. Bởi khu vực này chính là nguồn sinh viên chủ yếu của trường, cần tạo cơ hội tiếp cận với giáo dục ĐH cho con em trong vùng”, tiến sĩ Duy chia sẻ thêm.

Một số trường ĐH đóng tại các địa phương khác hiện cũng có mức học phí khá mềm so với mặt bằng chung do chưa chuyển sang tự chủ. Ví dụ, Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa) hiện đang thực hiện thu học phí theo nhóm trường công lập chưa tự chủ, trung bình khoảng 12-13 triệu đồng/năm. Trường ĐH Tây Nguyên cũng công bố học phí năm học 2024-2025 các ngành từ 14-20 triệu đồng/năm. Đáng chú ý, học phí ngành y khoa của trường này chỉ ở mức 27,6 triệu đồng/năm, thấp hơn nhiều so với học phí ngành y khoa của các trường ĐH công lập và tư thục khác.

Học phí ĐH tăng cao: Chọn trường gần nhà hay thành phố lớn?- Ảnh 2.

Trường ĐH Đà Lạt áp dụng mức học phí phù hợp với thu nhập của các gia đình ở khu vực miền Trung và Tây nguyên

MỖI LỰA CHỌN CÓ ƯU THẾ RIÊNG

Theo đại diện nhiều trường ĐH, việc học ĐH gần nhà hay lên thành phố lớn đều có những ưu điểm riêng.

Tiến sĩ Trần Hữu Duy phân tích: “Học ở trường địa phương hay đi ra các thành phố lớn, phụ thuộc rất nhiều yếu tố, gồm mong muốn của gia đình và của chính người học, điều kiện kinh tế, hay uy tín của các trường ĐH để lựa chọn”. Với các thành phố lớn, tiến sĩ Duy cho rằng: “Nhìn chung mức sống và học phí sẽ cao hơn. Thành phố lớn là mảnh đất hấp dẫn đối với mọi người nhưng đi kèm nó là các thách thức về môi trường sống, chi phí nên đòi hỏi các em phải nỗ lực vượt bậc. Các trường mang tính khu vực đóng ở các địa phương cũng là lựa chọn tốt”.

Cùng góc nhìn, tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho rằng việc thí sinh chọn học ở các thành phố lớn hay ở địa phương, gần nhà là một bài toán có nhiều lời giải, nhiều phương án. “Học trường gần nhà tiết giảm rất nhiều chi phí ăn ở, đi lại, thậm chí không phải thuê nhà, trong khi nếu học ở thành phố lớn sẽ có chi phí khá cao. Đặc biệt, trong bối cảnh các trường ĐH tự chủ như hiện nay thì việc phải đóng một khoản học phí lớn sẽ làm tăng áp lực tài chính cho phần lớn gia đình các em ở khu vực nông thôn”, tiến sĩ Phương phân tích.

So sánh giữa cơ sở chính và phân hiệu của một trường ĐH, tiến sĩ Võ Thái Dân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết không có sự khác biệt về bằng cấp, chương trình đào tạo giữa 2 nơi. “Sinh viên vẫn có xu hướng chọn vào thành phố lớn học tập. Thực ra mỗi nơi có mặt mạnh riêng, nếu việc học tại địa phương tiết kiệm tài chính hơn thì ở thành phố lớn cơ hội làm thêm, cơ hội trải nghiệm tham gia các hoạt động nhiều hơn”, tiến sĩ Dân nói thêm.

Tuy nhiên, một điểm khác biệt dễ nhận thấy cũng ảnh hưởng không ít đến việc lựa chọn địa điểm học tập là điểm trúng tuyển đầu vào, đặc biệt giữa phân hiệu và cơ sở chính của cùng một trường ĐH. Trong đó, điểm chuẩn các ngành tại phân hiệu luôn thấp hơn tại cơ sở chính. Ngoài ra, một số phân hiệu có tiêu chí tuyển sinh bắt buộc như hộ khẩu thường trú. Ví dụ, Phân hiệu Vĩnh Long của ĐH Kinh tế TP.HCM yêu cầu thí sinh xét tuyển vào một số ngành cần có hộ khẩu thường trú tại 13 tỉnh ĐBSCL.

Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cũng cho rằng việc lựa chọn học ở trường nào cần đánh giá và cân nhắc nhiều yếu tố. Trong đó, học phí và chi phí học tập cũng có sự khác biệt lớn, tùy thuộc vào từng trường, từng ngành và từng chương trình đào tạo. “Học gần nhà có nhiều lợi thế, đặc biệt là chi phí sinh hoạt. Học xa nhà sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nhưng bản thân người học cũng trưởng thành hơn, khả năng tự lập tốt hơn…”, thạc sĩ Khang chia sẻ thêm.

Theo Dự thảo báo cáo tóm tắt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 244 cơ sở giáo dục ĐH. Trong đó, 172 cơ sở giáo dục ĐH công lập, 67 cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập (5 cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài). Các trường ĐH phân bổ tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (44,3%), Đông Nam bộ (18,4%); thấp nhất ở vùng Tây nguyên (1,6%); Trung du miền núi phía bắc (5,7%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (18,4%); đồng bằng sông Cửu Long (7,0%).

Cả nước hiện có 30 phân hiệu của các cơ sở giáo dục ĐH. Trong đó, 20 phân hiệu hình thành mới (trong đó có 6 phân hiệu của các cơ sở giáo dục ĐH tư thục), 4 phân hiệu được hình thành trên cơ sở trường CĐ sư phạm, 9 phân hiệu trên cơ sở trường ĐH.




Nguồn: https://thanhnien.vn/hoc-phi-dh-tang-cao-chon-truong-gan-nha-hay-thanh-pho-lon-185241224221234646.htm

Cùng chủ đề

Trường ĐH Tài chính – Marketing công bố học phí năm 2025

(NLĐO) - Trường ĐH tài chính- Marketing cam kết không tăng học phí trong toàn khóa đào tạo. ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại hàng chục tỷ đồng cho sinh viên

TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) bất ngờ khi tài khoản báo nhận được tiền mỗi người vài triệu đồng từ nhà trường chuyển. Đây là số tiền thu bị chênh lệch trong giai đoạn trường này chuyển Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sang tự chủ tài chính. TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu...

Quy định mới nhất về những trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập

Không chỉ có miễn giảm học phí, nhiều trường hợp học sinh còn được hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng theo quy định. Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để lo được đầy đủ học phí và những chi phí liên quan đến học tập của con không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, các em rất cần đến sự hỗ trợ để có thể đến trường.Điều 18, Nghị định 81/2021 của Chính...

Hiệu trưởng dặn không nhắc tiền nong để cha mẹ an tâm đón tết

Trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều trường phổ thông đã họp phụ huynh để sơ kết học kỳ 1. Điểm dễ thấy nhất là hầu hết các trường hiện nay không nặng nề về thu chi, đóng góp quỹ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Canada trả đũa, cấm sản phẩm nước cam từ quê nhà ông Trump

Canada áp thuế suất lên hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ giữa làn sóng tẩy chay sản phẩm từ quốc gia láng giềng, sau khi ông Trump thông báo áp thuế lên nhiều sản phẩm nhập từ Canada. ...

Ăn gì để làm chậm sự tiến triển của bệnh tim?

Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, góp phần duy trì sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện công dụng làm chậm sự tiến triển bệnh tim của một...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Mới nhất

Bán lẻ công nghệ đồng loạt đóng nhiều cửa hàng dịp Tết, doanh thu vẫn tăng nhờ đâu?

Dự đoán nhu cầu không cao trong dịp Tết dài ngày, nhiều hệ thống bán lẻ công nghệ đã giảm số cửa hàng phục vụ nhằm giảm áp lực chi phí vận hành. ...

Hà Nội xảy ra động đất

Tối 3/2, đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào lúc 19h52 tại khu vực huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 2,6 độ richter. Theo Viện Vật lý địa cầu, vị trí xảy ra động đất có tọa độ 20,860 độ vĩ Bắc, 105,582 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu...

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là...

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Mới nhất