Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChọn ngành thế nào để không làm trái nghề?

Chọn ngành thế nào để không làm trái nghề?


bai-gd2.jpg
Tư vấn tuyển sinh tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Các chuyên gia giáo dục đưa lời khuyên, hãy học một ngành nhưng có thể làm được nhiều nghề. Khi chọn học bất cứ ngành nghề nào cũng cần trang bị cho mình thêm những kỹ năng cốt lõi để có thể thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhiều lựa chọn khi chọn ngành

Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn, hiện nay có khoảng 250 trường đại học, hơn 300 trường cao đẳng, ngoài ra còn có các trường trung cấp. Số ngành ở bậc đại học là gần 500, số nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp cũng tương tự. Do vậy các thí sinh có đa dạng sự lựa chọn về trường học, ngành học.

Tuy nhiên, cơ hội được mở rộng, sự thuận lợi càng tăng thì sự lựa chọn nghề nghiệp của thí sinh lại có phần khó khăn hơn. Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, các em băn khoăn làm thế nào chọn được những nguyện vọng phù hợp nhất với sở trường của mình, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và có cơ hội việc làm ở tương lai.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội đôi khi làm cho thí sinh, phụ huynh bị rối, thậm chí hiểu lệch, hiểu không đúng về ngành, nghề nào đó.

“Mỗi năm, số lượng thí sinh xét tuyển trúng tuyển vào đại học xấp xỉ 600.000 em, nhưng số lượng nhập học chính thức chỉ đạt khoảng 80%, như vậy 20% thí sinh đã trúng tuyển nhưng không nhập học. Chứng tỏ rằng, khi các em đăng ký nguyện vọng đến lúc các em lựa chọn trường học, ngành học lại có sự khác nhau. Ngoài ra, sau năm thứ nhất thì khoảng 5 – 7% sinh viên phải đăng ký xét tuyển lại. Như vậy, số em đã chọn sai hay chọn chưa phù hợp khi đăng ký nguyện vọng là rất nhiều” – ông Sơn nhấn mạnh.

Việc chọn ngành học không phù hợp cũng phần nào ảnh hưởng tới nhu cầu việc làm khi ra trường. Báo cáo việc làm sinh viên năm 2023 (sinh viên tốt nghiệp năm 2022) từ ĐH Điện Lực cho biết: Số lượng sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo và liên quan đến ngành đào tạo là 50%.

Khu vực việc làm của sinh viên phân bố chủ yếu ở 3 khu vực nhà nước, tư nhân, tự tạo việc làm và có yếu tố nước ngoài: Số lượng sinh viên có việc làm ở khu vực tư nhân đạt tỷ lệ cao nhất (69%), tiếp đến là khu vực nhà nước (13%), khu vực có yếu tố nước ngoài (11%). Bên cạnh đó, một số lượng sinh viên đang có xu hướng tự tạo việc, thích lao động tự do, tự làm chủ sản xuất kinh doanh, chiếm 8%.

Còn tại Trường Quốc tế (ĐHQG Hà Nội), Báo cáo khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp bậc đại học cho hay: Năm 2023, sinh viên tốt nghiệp trường quốc tế chủ yếu tập trung làm việc trong lĩnh vực Thương mại/Dịch vụ” (29%), Tài chính/Tín dụng” (24,3%), Công nghệ thông tin (15,5%), số còn lại chia đều trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, marketing, kỹ thuật, giáo dục và các lĩnh vực khác.

Theo kết quả phản hồi, sinh viên tốt nghiệp của trường này có tỷ lệ việc làm đúng chuyên ngành đào tạo hoặc có sự liên quan tới chuyên ngành đào tạo chiếm 87,7%, có 12,3% khác ngành đào tạo. “Một điểm đáng lưu tâm khi sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm được hỏi, tỷ lệ cân bằng giữa việc lựa chọn ngành nghề đúng ngành đào tạo và không liên quan tới ngành đào tạo chiếm tương đối. Điều này thể hiện xu thế công việc của xã hội hiện đại, khi sinh viên có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề nào; nhưng cũng phần nào thể hiện còn thiếu định hướng rõ ràng trong lộ trình phát triển của sinh viên sau khi tốt nghiệp” – trích Báo cáo.

Chọn sao cho đúng?

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa chia sẻ: Cơ hội việc làm, trước hết sẽ dựa vào kết quả điểm thi của thí sinh. Các em thi tốt thì chắc chắn sẽ có cơ hội việc làm. Các em đừng thấy ngành nào đang “hot” thì đăng ký nguyện vọng, bởi điều quan trọng là mình có phù hợp với ngành “hot” đấy không.

Ví dụ, ở ngành bán dẫn, hiện có khá nhiều thí sinh quan tâm, kể các các bạn nữ. Nhưng theo tôi, các em đừng chạy theo ngành “hot” vội mà hãy trả lời những câu hỏi này trước:

Mình có yêu thích ngành ấy không? Mình có năng lực ngành ấy không? Ngành ấy có cơ hội phát triển hay không? Học phí ngành ấy có phù hợp với gia đình mình không? Điểm chuẩn ngành ấy có phù hợp với mình không? Cái quan trọng nhất là các em phải tự xác định được năng lực của bản thân sau đó mới chọn ngành, chứ đừng chọn ngành “hot” chỉ bởi vì nó “hot”.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) cũng đưa ra tư vấn: Hiện nay, trong các trường đại học đều có đào tạo liên ngành, xuyên ngành và kết hợp nhiều yếu tố khác nhau từ nhiều lĩnh vực, để tạo cho sinh viên một nền tảng rộng. Mỗi sinh viên cần tạo lập cho mình phương pháp học tập, tự học để có thể học tập suốt đời.

“Chúng ta học không phải để cho xong một tấm bằng đại học hay tấm bằng cao đẳng, mà việc học phải được liên tục. Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế – xã hội như vũ bão trên thế giới, chúng ta không thể dừng việc học.

Việc học đại học hay cao đẳng mới chỉ là những bước đầu tiên, những nền tảng quan trọng nhất cho các em phương pháp để đi con đường dài hơi, phát triển cá nhân, phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp của mình. Như vậy thì chúng ta học một ngành nhưng có thể làm được nhiều nghề” – bà Thủy khẳng định.

Bà Thủy cho biết, bà từng học bậc đại học ở Trường ĐH Ngoại Thương, và bây giờ làm quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Đó là sự tích lũy rất nhiều kiến thức trong quá trình học tập ở nhà trường, trong quá trình làm việc và những cập nhật thay đổi, biến động trên thế giới.

Bà Thủy chia sẻ thêm: Ngay từ bậc phổ thông đã có rất nhiều môn học, khóa học, học phần liên quan đến định hướng nghề nghiệp để các học sinh tự khám phá bản thân xem thế mạnh của mình ở đâu, niềm đam mê mình muốn cống hiến, tiếp tục đào sâu học tập ở đâu…

Lên đến đại học, các em sẽ tiếp tục được thầy cô mài giũa để tiến xa hơn. Nếu trong trường đại học, các em học thêm những yếu tố về công nghệ, kỹ năng mềm, các em có thể áp dụng trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi, đào sâu thêm những nghiên cứu chuyên sâu. Khi đó, các em bước ra đường đời cũng sẽ có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nếu giáo dục là đột phá chiến lược thì phải có ưu tiên

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống, do đó không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học. Vì vậy, nếu xét “giáo dục là đột phá chiến lược, là quốc sách hàng đầu” thì dứt khoát phải có một vài sự ưu tiên. ...

15 năm tạo dựng thương hiệu giáo dục hàng đầu

Trong hệ thống trường ngoài công lập, Trường liên cấp Newton nổi lên như một “hiện tượng đặc biệt” bởi chỉ sau 15 năm ra đời và phát triển, trường đã khẳng định thế mạnh vượt trội cả đào tạo đại trà và mũi nhọn, trở thành thương hiệu giáo dục thuộc tốp đầu Thủ đô; được phụ huynh, học sinh tin tưởng với tên gọi “Trường Quốc tế chuyên”. Tháng 11/2024, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập...

Khai mạc Hội giảng giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024 diễn ra từ ngày 4 - 10/11 tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) với sự tham gia trình giảng của 462 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc. ...

Đưa giáo dục STEAM đến gần với thế hệ trẻ Việt

Kinhtedothi - Sự kiện STEAMese Festival 2024 đã mang tương lai đến gần hơn với tất cả mọi người, với chủ đề “Phiêu lưu đến thế giới 3.000”, diễn ra tại Đại học Bách Khoa Hà Nội cuối tuần qua. Hơn 4.500 người tham dự, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, phụ huynh và giáo viên đã tham gia sự kiện, trải nghiệm những hoạt động sáng tạo, đầy cảm hứng nhằm khuyến khích giáo dục STEAM (Khoa...

vận động học sinh “nói không với điện thoại trong buổi học”

Cuộc vận động “Trường học Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học” nhằm hướng đến mục tiêu tuyên tuyền bằng nhiều hình thức, biện pháp để các em học sinh sinh từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông toàn tỉnh nâng cao nhận thức hoàn nữa về rõ vai trò, mục đích khi sử dụng điện thoại di động hàng ngày. Nêu cao ý thức trong việc không sử dụng điện thoại trong buổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định trên có hiệu lực từ...

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường đã đến chúc Tết và tặng quà 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ngày...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/2, tại TP Nam...

Nhiều người khó khăn tại Ý Yên được hỗ trợ tiền hàng tháng từ nguồn xã hội hóa

Gói hỗ trợ trị giá 2,2 tỷ đồng được huyện Ý Yên (Nam Định) triển khai kéo dài trong 12 tháng của năm 2025 từ nguồn xã hội hóa; diện hỗ trợ là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người neo đơn, người mù, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. ...

Xuân đoàn kết, Tết nghĩa tình, tphcm, mặt trận, trao quà

Ngày 24/1, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Nguyễn Phước Lộc tham dự ngày hội “Xuân đoàn kết - Tết nghĩa tình” tại Khu phố 3, phường An Khánh, TP Thủ Đức. Đây...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định trên có hiệu lực từ...

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. Bộ Công an vừa công bố dạng thức đề thi và đề thi tham khảo kỳ thi...

Đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025

Bộ Công an vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025. Năm nay, dạng thức đề thi có một số điều chỉnh, trong đó phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý. Đề thi đánh giá của Bộ Công an gồm ba phần: Tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc và trắc nghiệm tự chọn. Thí sinh làm bài trong 180 phút với tổng...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Vui mừng nghe tin sẽ nhận “quà đầu xuân”

Ngày cuối cùng của năm, rất đông giáo viên Hà Nội vui mừng nghe tin sẽ được nhận tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 và động viên nhau chờ đợi nhận "quà đầu xuân". ...

Mới nhất

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn. Tối nay (24/1), một ô tô biển số Lâm Đồng đang đỗ tại ngã 3 Lê Hồng Phong trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Đức Trọng bất ngờ bốc cháy dữ dội....

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Mới nhất