Trang chủKinh tếNông nghiệpChợ nổi miền Tây có từ bao giờ, sao nói chợ nổi...

Chợ nổi miền Tây có từ bao giờ, sao nói chợ nổi tạo nên sức bền của văn minh sông nước Nam bộ?


Thế là chợ búa hình thành, thế nhưng địa hình ở ÐBSCL lắm sông nhiều rạch nên ngoài những ngôi chợ nhóm họp trên bờ, ở dưới sông ghe xuồng cũng tụ lại để giao thương, dần dần hình thành khu chợ trên sông – nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng sông nước Cửu Long.

Chợ nổi – quá trình hình thành và phát triển

Cho đến nay, chưa có tài liệu khẳng định chính xác chợ nổi xuất hiện từ khi nào. Người ta chỉ biết rằng, từ cuối thế kỷ XVII vùng đất thuộc hai bờ sông Tiền cơ bản khai phá xong, nhiều nơi thành trấn lỵ, huyện lỵ… dân cư tập trung lập nghiệp ngày càng đông. Ðặc biệt hệ thống mạng lưới chợ ra đời, rất sung túc.

Các chợ Long Hồ, chợ Hưng Lợi (Ðịnh Tường)… chợ nào cũng đông đúc ghe thuyền cập bến, mua bán hàng hóa, thức ăn… Ðó là dấu ấn đầu tiên của chợ nổi.

Sau khi chiếm Nam kỳ, người Pháp tiến hành công cuộc khai thác lớn ở phía bờ Tây sông Hậu: “đào kinh, lập chợ, mở lộ xe”. 

Hoạt động thương mại một lần nữa có điều kiện phát triển. Kinh Xáng Xà No nối Cần Thơ – Rạch Giá đào xong (1901-1903) mở ra thời kỳ tăng tốc về nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Sản phẩm lúa gạo, trái cây, rau củ từ ÐBSCL chẳng mấy chốc trở thành hàng hóa có mặt khắp nơi, xuất cảng sang cả nước ngoài.

Khu vực chợ Cái Răng (Cần Thơ) với thế mạnh công nghiệp xay xát đã trở thành một chành lúa sầm uất, chỉ đứng sau Chợ Lớn.

img

Chợ nổi là nét đặc trưng văn hóa sông nước miền Tây. Ảnh: DUY KHÔI

Bên cạnh chành lúa, chợ Cái Răng sung túc cả trên bờ lẫn dưới sông ở vị trí chiến lược nối Sài Gòn – Cần Thơ xuống Cà Mau – Rạch Giá. Giữa thế kỷ XX, Cái Răng có nhiều nhà bè ở hai bên rạch Cái Răng và Cần Thơ.

Chủ bè là người Hoa mở tiệm bán tạp hóa ngay trên đó, và một khu chợ trên sông bên cạnh cũng ra đời, với hàng trăm tàu, ghe ngang dọc ngày đêm mua bán, trao đổi hàng hóa: ghe hàng người Việt bán trái cây, rau củ; nhà bè của người Hoa bán tạp hóa, còn ghe thương hồ của người Khmer thì chở bán “cà ràng- ông táo”.

Ở phía Nam Cái Răng – Cần Thơ khoảng 30 cây số, cụm kinh Ngã Bảy (Phụng Hiệp) hoàn thành năm 1915, một năm sau quận lỵ Phụng Hiệp dời từ Rạch Gòi về đây.

Lộ xe từ Cái Răng đắp dần tới Ngã Bảy, khiến nơi đây nhanh chóng trở thành khu chợ sung túc, từ trên lộ lan xuống bảy ngả sông. Tàu đò chở khách, ghe nông sản cùng đội quân thương hồ khắp nơi tụ về, nhộn nhịp ngày đêm. Chợ Ngã Bảy đương nhiên thành chợ nổi Ngã Bảy với quy mô rộng lớn.

Công cuộc đào kinh tiếp tục từ Ngã Bảy – kinh Quan Lộ nối Phụng Hiệp qua đất Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu, Cà Mau… đến một địa điểm thuộc huyện Long Mỹ, người ta cho xẻ năm con kinh xáng hợp về, hình thành trung tâm Ngã Năm, chỉ cách trung tâm Ngã Bảy hơn 30 cây số. Ngay khi con kinh này đào xong, chợ Ngã Năm ra đời, nhanh chóng thành nơi đô hội.

Có thể khẳng định: sự ra đời của các chợ nổi Cái Răng, Ngã Bảy, Ngã Năm cho thấy tính hoàn thiện của kiểu cách nhóm chợ trên sông với quy mô rộng lớn; số lượng tàu ghe đến buôn bán gấp bội lần so với các chợ trước đây.

Sau này, do nhu cầu giao thương nên nhiều chợ nổi có quy mô vừa tiếp tục ra đời, như: chợ nổi Vĩnh Thuận (Kiên Giang), chợ nổi Ngan Dừa (Bạc Liêu), chợ nổi An Hữu (Cái Bè, Tiền Giang)…

Như vậy, thời điểm ra đời của chợ nổi ÐBSCL là vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIX. Ðây là thời kỳ sơ khai với các chợ dọc theo hai bờ sông Tiền.

Thời kỳ chợ nổi hình thành và hoàn thiện là vào khoảng đầu thế kỷ XX, với các chợ phía bờ Tây sông Hậu, chủ yếu là vùng Cần Thơ.

Thời kỳ chợ nổi định hình và phát triển là từ sau ngày giải phóng 30-4-1975(1).

Đặc điểm của chợ nổi miền Tây

Ðặc điểm đầu tiên là dùng cây bẹo để chào hàng. Chủ ghe bán hàng gì cứ treo lên ngọn sào trước mũi ghe. Ðây là một kiểu thông tin “tín hiệu”. Có thể nói, “bẹo hàng” là một sáng tạo độc đáo, một lối tiếp thị, quảng cáo được hình thành khá sớm, chỉ chợ nổi mới có.

Ðặc điểm thứ hai là chữ “tín” trong hoạt động mua bán ở chợ nổi. Việc thỏa thuận mua bán dù với hàng hóa cả chục tấn cũng chỉ bằng miệng, không cần giấy tờ, thế nhưng hai bên rất tôn trọng giao ước.

Ðặc điểm thứ ba là ở chợ nổi mua bán theo kiểu “tiền trao cháo múc”, không có khái niệm “mua chịu, bán chịu”, mua hàng rồi đổi lại, trả lại… bởi mua bán xong rồi, mạnh ai nấy nhổ sào lui ghe.

Văn hóa giao tiếp cũng là một đặc điểm của chợ nổi. Ða số người bán hàng là dân tứ xứ đến “cắm sào” kiếm sống. Họ đã hình thành tập quán “buôn có bạn, bán có phường” từ hàng trăm năm qua, từ đó nảy sinh các mối quan hệ giao tiếp với nhau lâu ngày thành các giá trị văn hóa. Ðó là tình đoàn kết, tương thân, tương ái.

Các xuồng ghe neo đậu dài ngày chờ bán hết hàng, thường coi nhau như người lối xóm nên dù xa lạ nhưng họ lại nhanh chóng trở nên thân thiết, có gì cần cứ kêu nhau.

Thuyền ghe mắc cạn, hư máy thì họ sẵn sàng phóng xuống sông đẩy giúp, gặp sóng to gió lớn, ghe khẳm vô nước sắp gặp nguy, người ghe khác nhảy qua tát nước. Ghe nào chẳng may có người bệnh, người qua đời đột ngột thì nhiều ghe khác xúm lại lo toan(2).

Vai trò của chợ nổi

Vai trò trên hết và trước hết của chợ nổi chính là công việc giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa. Chợ nổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc “tiêu thụ hàng nông sản ở vùng, đem lại số lượng công ăn việc làm đáng kể cho người dân, góp phần cải thiện đời sống của cư dân thương hồ.

Chợ nổi là hình thức mua bán trên cơ sở kết tinh giữa môi trường sông nước và tập quán mua bán trên sông của người dân trong mấy trăm năm lịch sử. Chợ nổi là nơi gặp gỡ giữa sản phẩm của ngành nông nghiệp với sản phẩm của ngành thủ công nghiệp, ngành công nghiệp; là điểm trung chuyển hàng hóa giúp gắn kết giữa khu vực thành thị với vùng nông thôn.

Chợ nổi ra đời còn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch ở vùng phát triển”(3).

Kế đến là vai trò về văn hóa. Chợ nổi ÐBSCL không chỉ thể hiện chức năng mua bán, trao đổi hàng hóa thông thường mà còn thể hiện phương thức buôn bán đặc trưng, nét sinh hoạt chợ độc đáo.

Ở đây, những người dân các vùng tụ tập lại cùng trao đổi tin tức, kinh nghiệm làm ăn với nhau.

Họ đến đây và nắm bắt thông tin khắp nơi do tàu ghe buôn bán từ nhiều nơi đem đến. khi tan chợ, họ trở về đem theo những cái hay, cái đẹp của nơi khác.

Như vậy, chợ trên sông còn đảm nhận thêm một chức năng nữa, chức năng “chuyển tải văn hóa” đi đến mọi miền trong khu vực, từ phố thị đến những làng quê hẻo lánh, tạo nên sức sống của nền văn minh sông nước Nam Bộ.

Nhiều chàng trai cô gái đã đến đây tìm được người bạn đời của mình. Với những câu hò, lời hát, họ đã đến với nhau thật nhẹ nhàng, nhưng cũng không kém phần kiên định.

Chàng đi thiếp cũng theo cùng

Ðói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam

Ví dầu tình có dở dang

Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp về…

Sông nước phương Nam mênh mông và gần gũi bởi những dáng áo bà ba hiền lành chất phác, những điệu hò mộc mạc chân tình và cả những ngôi chợ quê giữa bốn bề sông nước êm đềm… Những nơi này nhanh chóng trở thành những tụ điểm sinh hoạt, vui chơi giải trí, du lịch của du khách thập phương(4).

Hoạt động du lịch cũng là một chức năng nổi bật của chợ nổi. Du lịch chợ nổi ở ÐBSCL xuất hiện từ thập niên 80 của thể kỷ XX khi mà những du khách trong và ngoài nước có nhu cầu trở về với thiên nhiên, thâm nhập đời sống của cư dân thương hồ, muốn tìm hiểu sản vật của vùng đất mới được khai phá.

Ngoài việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng nói riêng, ngành du lịch Việt Nam nói chung thông qua doanh thu và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, sự phát triển du lịch chợ nổi ở vùng ít nhiều hướng đến cộng đồng và đây được xem là hoạt động tích cực.

Có một bộ phận nhỏ người dân địa phương được tham gia vào việc cung cấp phương tiện vận chuyển tham quan cho du khách, lái tàu và làm hướng dẫn viên, qua đó được hưởng lợi từ du lịch.

Phương tiện vận chuyển khách tham quan trên chợ nổi khá đa dạng về loại hình và chất lượng phương tiện khá tốt (tại chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Cái Bè). Khả năng tiếp cận các chợ nổi tương đối thuận lợi vì phần lớn đã có đường trải nhựa với làn đường tương đối rộng(5).

Ngày nay, nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa trên sông không cao như ngày xưa bởi đường bộ cùng các phương tiện vận chuyển đã phát triển, phương thức mua bán cũng khác… Tất nhiên vai trò về văn hóa và du lịch cũng bị ảnh hưởng.

Giải pháp hiện nay có thể là quy hoạch chợ nổi thành mô hình để lưu giữ những giá trị văn hóa đặc thù và để phát triển du lịch. Trong đó, cần chú trọng vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát giá cả, văn hóa giao tiếp…

Khi đó, chợ nổi sẽ là một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ những ký ức, những nét văn hóa độc đáo của người dân vùng ÐBSCL và là nơi để phát triển du lịch văn hóa.l

—————————

(1) Nhâm Hùng (2009), “Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long”, NXB Trẻ, tr.23-27.

(2) Trần Trọng Triết (2010), “Văn hóa chợ nổi”, Tạp chí Đồng Tháp xưa nay, số 30, tháng 9, tr.42.

(3) Nguyễn Trọng Nhân (2012), “Bước đầu tìm hiểu du lịch chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 28, tr.124.

(4) Trần Nam Tiến (2000), “Chợ trên sông”, Tạp chí Xưa & Nay, số 768 tháng 6, tr.37.

(5) Nguyễn Trọng Nhân, tlđd, tr.124-125.





Nguồn: https://danviet.vn/cho-noi-mien-tay-co-tu-bao-gio-sao-noi-cho-noi-tao-nen-suc-ben-cua-van-minh-song-nuoc-nam-bo-20241001002414746.htm

Cùng chủ đề

Hạ tầng được đầu tư, kinh tế miền Tây khởi sắc

Được sự quan tâm, đầu tư từ trung ương, nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ đạt được kết quả phát triển kinh tế rất tích cực trong năm 2024. Với Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Hòa - phó chủ tịch UBND tỉnh - cho...

Ngày nắng, độ ẩm và chỉ số UV gây hại cao

(NLĐO) - Hôm nay, thời tiết TP HCM tiếp tục duy trì trạng thái ngày nắng, không mưa; Nam Bộ về đêm có mưa rào vài nơi ...
01:45:10

Ngắm hai cây dù khổng lồ làm từ hoa giấy của lão nông miền Tây

(Dân trí) - Cặp dù làm bằng hoa giấy do ông Phạm Văn Màu tạo tác có kích thước gần 4m/cây. Mỗi cây dù được chủ vườn rao bán mức giá từ 60 triệu đồng và đã có khách sở hữu. Ngắm cặp dù làm bằng hoa giấy độc lạ ở miền Tây Tết Ất Tỵ 2025, ông Phạm Văn Màu, một lão nông 60 tuổi tại xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, Bến Tre, đã tạo ra hai cây dù...

Nhiệt độ tăng nhẹ, chỉ số UV ở mức rất cao

(NLĐO) - Thời tiết TP HCM hôm nay chủ yếu ngày nắng, không mưa; trưa có nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại rất cao. ...

Mùa Tết của làng nghề đặc sản miền Tây

Những ngày gần Tết nguyên đán Ất tỵ 2025, đến thăm các làng nghề đặc sản miền Tây như tôm, cá khô, làm bánh tráng, cốm gạo...sẽ chứng kiến không khí nhộn nhịp, làm việc tăng công suất để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường của các cơ sở sản xuất. Là đặc sản truyền thống gắn liền với nhu cầu tiêu dùng mỗi nhà nên những loại đặc sản trên luôn là mặt hàng "đắt khách",...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại biểu Quốc hội tán thành quy định giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) góp ý quy định về chế độ nghỉ hưu với nhà giáo. ...

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra nụ rất nhiều, năm nay anh bán được gần 6.000 chậu ra thị trường. ...

Vươn mình từ ruộng đồng

Để đất nước vươn lên mạnh giàu như ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta cần mau chóng tìm được những hướng đi cho những vùng, khu vực còn đang tụt hậu với những phương cách làm ăn kém hiệu...

Cây cổ thụ này đưa lên chậu, quả như cục vàng, giá hàng trăm triệu “thiên hạ vẫn xuất hiện thượng đế”

Anh Hoàng Đình Chính (huyện Văn Giang, Hưng Yên) có trên 300 trăm cây bưởi cảnh lớn nhỏ, nhiều cây là cây cổ thụ, tổng giá trị ước tính gần 30 tỷ đồng. Có một cây bưởi cổ thụ 100 năm tuổi được anh Chính đưa lên chậu, đặt tên là...

Độc lạ ngôi chợ chỉ bán một mặt hàng, mỗi năm họp một lần ở TP.HCM

Mỗi năm một lần, hơn nửa thế kỷ qua, chợ lá dong lớn nhất TP.HCM vẫn tồn tại giữa phố thị nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu của người dân mỗi dịp Tết đến xuân về. ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra nụ rất nhiều, năm nay anh bán được gần 6.000 chậu ra thị trường. ...

Cây cổ thụ này đưa lên chậu, quả như cục vàng, giá hàng trăm triệu “thiên hạ vẫn xuất hiện thượng đế”

Anh Hoàng Đình Chính (huyện Văn Giang, Hưng Yên) có trên 300 trăm cây bưởi cảnh lớn nhỏ, nhiều cây là cây cổ thụ, tổng giá trị ước tính gần 30 tỷ đồng. Có một cây bưởi cổ thụ 100 năm tuổi được anh Chính đưa lên chậu, đặt tên là...

Vươn mình từ ruộng đồng

Để đất nước vươn lên mạnh giàu như ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta cần mau chóng tìm được những hướng đi cho những vùng, khu vực còn đang tụt hậu với những phương cách làm ăn kém hiệu...

Loại củ gia vị quen lắm luôn, trồng ở Đà Lạt, sao giá bán lên tới 100.000 đồng/kg dân tình vẫn mua?

Tỏi tím được trồng vài chục năm qua tại phường 7, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là loại tỏi thơm ngon, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, đang được người dân trồng và nhân rộng trong thời gian qua. ...

Hơn 7,5 tỷ đồng mang Xuân ấm tới người dân có hoàn cảnh khó khăn

Những món quà Xuân ý nghĩa đang liên tục được trao tới những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại khắp các tỉnh thành trên cả nước trong khuôn khổ chương trình Tết vì người nghèo năm 2025 do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Tập đoàn TH, Ngân hàng TMCP...

Mới nhất

Mövenpick Cam Ranh 5 sao bị tố có giòi trong bình đựng sữa, resort này nói gì?

Du khách đang ăn tại một nhà hàng trong khu Mövenpick resort Cam Ranh (Khánh Hòa) phát hiện nhiều con giòi đang ngoe nguẩy trong bình đựng sữa. Phía resort nói đang tìm hiểu và kiểm tra kỹ lưỡng. ...

Ấn Độ dẫn đầu về kế hoạch chi tiêu cho du lịch – doanh nghiệp không thể bỏ qua

Sự gia tăng đại diện châu Á trong cuộc đua “giàu có”, đặc biệt là Ấn Độ, đang thúc đẩy sự bùng nổ của du lịch nước ngoài và các doanh nghiệp du lịch cần hiểu rõ đặc điểm nhân khẩu học này.

Petrolimex chủ động đảm bảo cung ứng xăng dầu dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 25.01.2025, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) về công tác đảm bảo nguồn cung xăng dầu và động viên người lao động Petrolimex trên toàn hệ thống, làm việc xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nguồn:...

Tăng cường xe phát sóng BTS lưu động dịp Tết nguyên đán

Bộ TT&TT yêu cầu nhà mạng tăng cường xe phát sóng BTS lưu động tại các khu vực tập trung đông người, các khu vực tổ chức lễ hội và bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ TT&TT vừa chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo...

Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025

UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. ...

Mới nhất