Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCho học sinh nghỉ thứ Bảy, liệu có giảm được áp lực?

Cho học sinh nghỉ thứ Bảy, liệu có giảm được áp lực?


Chia sẻ với suy nghĩ này, tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, áp lực học của các em học sinh vẫn sẽ còn đó nếu chúng ta chỉ đơn thuần thay đổi về lịch tới lớp.

PV: Nhận định về phương án thí điểm cho học sinh THCS được nghỉ thêm ngày thứ bảy, bà có ý kiến gì?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Theo tôi cần phải tính toán đến những yếu tố sau. Đối với giáo viên thì nghỉ thứ bảy chắc chắn khối lượng công việc của những ngày còn lại trong tuần sẽ tăng đáng kể. Bởi vì giáo viên được phân công giảng dạy trên cơ sở thực tế của nhà trường và với quy định của Bộ Giáo dục là mỗi giáo viên, tùy từng bộ môn, tùy từng cấp học mà buộc phải hoàn thành bao nhiêu tiết học trong một năm học mới gọi là đủ, còn ngoài số tiết đấy ra thì sẽ được hưởng tiền dạy tăng thêm giờ, đấy là định mức của giáo viên.

Với người giáo viên mà công việc tăng lên thì việc xếp thời khóa biểu lẽ ra mỗi một tuần, mỗi một ngày các em có thể học 4 – 5 tiết học nhưng nếu chúng ta cho các em nghỉ một thứ bảy thì ít nhất chúng ta phải cộng thêm 4 – 5 tiết học đó vào các ngày trong tuần, và tăng lên như thế nào đối với từng cấp học và từng lớp học thì cần phải nghiên cứu rất kỹ, để tránh trường hợp quá tải cho cả học sinh lẫn giáo viên.

Thứ hai là nếu chúng ta muốn thí điểm như thế thì về cơ sở pháp lý cần phải rà soát rất kỹ, bởi vì nó liên quan đến phân bổ nội dung chương trình, rồi liên quan đến Bộ luật lao động.

Còn bây giờ nói rằng có nên hay không thì rất khó để có một câu trả lời dứt điểm. Tôi tin chắc rằng địa phương nào có ý tưởng này thì người ta cũng rà soát rồi, nhưng mà tôi muốn có sự đánh giá tác động ở rất nhiều chiều, để chúng ta đưa ra được đề xuất, chứ còn nếu như bây giờ mà chúng ta không đánh giá tác động mà cứ thí điểm xem là có khó khăn vướng mắc gì không. Nếu vướng quá chúng ta lại dừng lại, không thí điểm nữa thì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải trả giá.

PV: Vậy theo bà, để việc cho học sinh nghỉ thêm một ngày đạt mục tiêu giảm áp lực học tập thì chúng ta cần lưu ý điều gì?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Đón nhận thông tin học sinh có thể được nghỉ thêm ngày thứ bảy, phụ huynh và học sinh vui mừng là đúng thôi.

Bởi vì đây cũng là một trong những phương pháp giảm tải. Thế nhưng việc các em được nghỉ ngày thứ bảy có phải là giảm tải hay không thì theo tôi thực chất không phải giảm tải. Vì sao?

Vì nội dung chương trình của sách giáo khoa vẫn thế, phần công việc của các em phải hoàn thành trong một năm học, một học kỳ, một tháng học và một tuần học cũng vẫn như thế. Vậy thì chỉ là bớt đi thời gian đến lớp thôi, chứ còn phần công việc lại chia đều cho các ngày còn lại. Cho nên các ngày còn lại không những không được giảm tải mà thậm chí còn tăng tải nữa để làm sao có ngày thứ bảy được nghỉ.

Chính bởi vậy, tôi nghĩ rằng việc chúng ta muốn giảm tải cho học sinh phổ thông không phải là việc sắp xếp cho các em nghỉ bao nhiêu ngày trong một tuần mà phải là rà soát thật kỹ nội dung, kết cấu chương trình, chuẩn kiến thức cần đạt được và điều quan trọng nữa đấy là nhận thức của các giáo viên. Bởi vì tôi biết rằng nhiều khi áp lực vừa đến từ nội dung chương trình nhưng cũng vừa đến từ giáo viên.

Đã có phụ huynh phản ánh với chúng tôi rằng bây giờ mỗi một buổi học, con em họ học ba hoặc bốn môn. Nhưng mỗi môn cô giáo lại cho khoảng 10 bài tập về nhà. Thậm chí có những môn giáo viên còn cho nhiều hơn 10 bài thì một học sinh vào một buổi tối cần phải dành bao nhiêu tiếng để hoàn thành 40 bài tập của bốn môn học. Áp lực nó nằm ở đấy chứ áp lực nó không nằm ở việc một tuần các em đi học từ thứ hai đến thứ bảy.

Chính bởi vậy, việc giảm tải cho học sinh phải đến từ nhiều phía và chúng ta phải căn cứ vào các góc độ khác nhau, mà nếu các em được nghỉ ở nhà sau đó giáo viên lại ra rất nhiều bài tập thì một ngày ở nhà đấy các em không đến trường nhưng các em lại đánh vật với cả một mớ bài tập như thế thì tôi nghĩ rằng nó hoàn toàn không có tác dụng gì.

PV: Xin cảm ơn bà!



Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/cho-hoc-sinh-nghi-thu-bay-lieu-co-giam-duoc-ap-luc-post1125749.vov

Cùng chủ đề

Quy định mới nhất về những trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập

Không chỉ có miễn giảm học phí, nhiều trường hợp học sinh còn được hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng theo quy định. Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để lo được đầy đủ học phí và những chi phí liên quan đến học tập của con không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, các em rất cần đến sự hỗ trợ để có thể đến trường.Điều 18, Nghị định 81/2021 của Chính...

33 học sinh nghi ngộ độc thuốc diệt chuột hiện ra sao?

Ngày 23/1, Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang cho biết, 33 học sinh trường Tiểu học Phú Lâm nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, sức khỏe ổn định. ...

Giáo viên có bị cấm dạy thêm tiền tiểu học?

Việc phụ huynh cho con tham gia lớp tiền tiểu học ngày càng trở nên phổ biến, nhưng liệu giáo viên dạy thêm tiền tiểu học này có đúng quy định? Nhiều ý kiến cho rằng việc tham gia các lớp tiền tiểu học sẽ giúp trẻ có sự chuẩn bị tốt trước khi bước vào lớp 1. Trong khi đó, nhiều người lại nhìn nhận việc học trước sẽ khiến trẻ không còn hứng thú khi bắt đầu học...

Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát quy định dạy thêm

Nhận thấy quy định mới về dạy thêm, học thêm còn nhiều ý kiến băn khoăn, Chính phá»§ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát, nắm bắt các ý kiến để có điều chỉnh phù hợp. Nội dung trên nằm trong văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ GD&ĐT, ngày 22/1. Theo Văn phòng Chính phủ, Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT dù nhận được nhiều sự đồng tình song vẫn còn...

Ngôi trường mở cửa trở lại sau 52 năm vì một học sinh

(Dân trí) - Ngôi trường nằm trên hòn đảo Kaprije (Croatia) đã mở cửa trở lại sau 52 năm dừng hoạt động vì một cậu bé duy nhất trên đảo đã tới tuổi đi học. Val Mudronja - học sinh duy nhất sống trên đảo Kaprije, Croatia - đã đến tuổi đi học. Dù vậy, đảo Kaprije không có trường học. Suốt 52 năm qua, vì lượng học sinh trên đảo quá ít ỏi nên trường học đã dừng hoạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội có thêm 2 trường THPT chuyên

Theo Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Địa chỉ nhà trường tại số 57, đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành THPT chuyên Chu Văn An...

Sắc xuân ngập tràn tại “Ngày hội giao lưu văn hóa quốc tế 2025”

Sự kiện cũng là một hoạt động ngoại khóa thường niên của nhà trường nhằm mang đến cho các em những cơ hội khám phá nền văn hóa các quốc gia đầy thú vị và bổ ích. ...

Hai học sinh ẩu đả khi đi trải nghiệm khiến 1 người bị thương

Trao đổi với VOV.VN, ông Hoàng Ngọc Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Mai Lâm (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, sự việc trên là có thật. Trong buổi trải nghiệm thực tế tại Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) vào ngày 9/1, trong quá trình xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, 1 học sinh của trường có cãi vã qua lại, mâu thuẫn với học sinh Trường THCS Thanh Lâm A (Mê Linh, Hà Nội). Hậu quả, 1 học sinh...

Học sinh Việt Nam giành 9 huy chương Vàng, Bạc tại Olympic Hóa học Châu Á

Kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á AChO năm 2025 được tổ chức bởi Trung tâm tổ chức Olympic STEM (OCSO) là một tổ chức tham gia vào phát triển STEM để tạo ra các kỹ năng của thế kỷ 21 (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp và tư duy tính toán) thông qua các cuộc thi, cuộc thi và kỳ thi Olympic. ...

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 6/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng các đề án chi tiết để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học. Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các đề án chi...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn giáo viên vùng cao Thanh Hóa có tiền thưởng dịp Tết

Theo đó, các giáo viên vui mừng, phấn khởi khi vừa được nhận tiền thưởng vào dịp Tết, với số tiền lớn theo nghị định 73 của Chính phủ. "Năm nay, thực hiện nghị định 73, cán bộ, giáo viên nhà trường có tiền...

Bất ngờ gặp Bảo An ‘Xúc xắc xúc xẻ’ gói bánh chưng tết

Chúng tôi bất ngờ gặp Bảo An 'Xúc xắc xúc xẻ' trong một ngày hội gói bánh chưng tết. Bé gái sở hữu video âm nhạc 'Xúc xắc xúc xẻ' với 370 triệu lượt xem trên YouTube nay đã thành cô gái 18...

Người thầy “mát tay”!

(NLĐO) – Không chỉ là một nhà khoa học tâm huyết, PGS-TS Nguyễn Đình Quân còn được biết đến là người thầy "mát tay". ...

Chuyện chưa kể về người giữ trường 12 năm không đón giao thừa cùng người thân

Đêm 30 Tết, trong khi người người, nhà nhà quây quần bên nhau đón Giao thừa, nhiều nhân viên bảo vệ vẫn túc trực tại trường để hoàn thành trách nhiệm đã được giao. Anh Ngô Bá Thủy (SN 1970) là một trong 4 “người giữ trường” tại Trường Tiểu học Nam Từ Liêm (Hà Nội). Anh Thủy cho biết: “12 năm làm bảo vệ ở đây cũng là từng ấy thời gian tôi không đón giao thừa cùng gia...

Tấm lòng với quê hương ngàn dặm

Những năm 1960 tại miền Nam Việt Nam, một lớp thanh niên được cử đi du học ở các nước tiên tiến trên thế giới. ...

Mới nhất

Người Hà Nội đỏ lửa, quây quần trên vỉa hè với nồi bánh chưng xanh đón Tết

Tết Nguyên đán 2025 cận kề, người dân Hà Nội lại bắc bếp luộc bánh chưng trên vỉa hè, giữ gìn phong tục truyền thống. Hương thơm của bánh chưng lan tỏa khắp phố phường, mang không khí Tết...

Giá heo hơi hôm nay 26/1/2025: Đồng loạt lặng sóng

Giá heo hơi hôm nay 26/1/2025 chứng kiến sự lặng sóng trên khắp các tỉnh thành toàn quốc. Hiện, giá heo hơi giao dịch trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (26/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục trong chuỗi ngày giao dịch ảm...

Đông Nhi tái xuất bùng nổ tại chung kết ‘Chị đẹp đạp gió’, fan gọi tên cho mùa 3

Màn trình diễn ''đốt cháy'' sân khấu cá»§a Đông Nhi tại chung kết "Chị đẹp đạp gió" đã khiến người hâm mộ đồng loạt gọi tên cô cho mùa 3 cá»§a chương trình. Đêm chung kết Chị đẹp đạp gió vừa khép lại với sự hội ngộ của 30 "chị đẹp" cùng dàn khách mời đặc biệt. Là khách mời...

Mới nhất