Trang chủKinh tếNông nghiệpChính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững...

Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững của Quảng Ninh có điểm gì mới?


Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua 25 nghị quyết theo thẩm quyền với sự đồng thuận, thống nhất cao từ các đại biểu HĐND tỉnh. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng, cần thiết, không chỉ bảo đảm cho sự ổn định, đổi mới phát triển của tỉnh trong năm 2024, mà còn của cả giai đoạn 2021-2025 thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh.

Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững của Quảng Ninh có điểm gì mới?- Ảnh 1.

Việc triển khai Nghị quyết 337 đã góp phần thúc đẩy lâm nghiệp Quảng Ninh phát triển bền vững. Ảnh: QMG

Theo đó, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã quyết nghị thông qua nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong 6 tháng cuối năm 2024; phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công vốn ngân sách tỉnh; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025; tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 – 2025; quy định tặng thưởng danh hiệu “Công dân Quảng Ninh ưu tú”; nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045; ban hành quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của HĐND tỉnh Quảng Ninh…

Đáng chú ý, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Trước đó, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII thông qua Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 23/4/2021 về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết số 337 đã đóng góp tích cực vào kết quả phát triển diện tích rừng gỗ lớn, cây bản địa, nâng cao chất lượng rừng trồng của tỉnh. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh đã trồng được 4.170ha rừng gỗ lớn, cây bản địa; tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị quyết 337, còn một số tồn tại như: Chưa có cơ chế hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân phát triển kinh tế dưới tán rừng trong thời gian chờ thu hoạch; cây quế vẫn chiếm diện tích lớn, trên 92% tổng diện tích thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển rừng gỗ lớn, các loài lim, giổi, lát… chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương; việc quản lý, giám sát chất lượng cây còn hạn chế; đối tượng hỗ trợ chưa được mở rộng, mới chỉ dừng lại ở hộ gia đình, chủ rừng…

Chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững của Quảng Ninh có điểm gì mới?- Ảnh 2.

Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vừa được HĐND tỉnh thông qua có nhiều điểm mới. Ảnh: QMG

So với Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND, Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vừa được HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV thông qua có một số điểm mới.

Cụ thể, mở rộng phạm vi áp dụng từ 3 địa phương (Hạ Long, Ba Chẽ, Cẩm Phả) lên thành áp dụng trên toàn tỉnh; mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, từ chỉ hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân lên thành hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân.

Nâng mức hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, từ chỉ hỗ trợ kinh phí mua cây giống với mức 15 triệu đồng/ha lên thành hỗ trợ kinh phí mua cây giống và công chăm sóc với mức 20 triệu đồng/ha; đồng thời nâng mức hỗ trợ vay vốn Ngân hàng CSXH từ 20 triệu đồng/ha lên thành 30 triệu đồng/ha.

Bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế dưới tán rừng, trong đó: Hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân đã tham gia chính sách trồng rừng gỗ lớn với mức 10 triệu đồng/ha diện tích rừng trồng gỗ lớn để trồng cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nghị quyết được thông qua thay thế Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND sẽ tạo giải pháp cho các hộ gia đình, cá nhân lấy ngắn nuôi dài trong thời gian chưa có thu nhập từ cây trồng chính. Thời hạn áp dụng Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2026.

Các nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 19, HĐND Tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026:

(1) Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng cuối năm 2024.

(2) Nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công vốn ngân sách tỉnh Quảng Ninh.

(3) Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh.

(4) Nghị quyết dự kiến kế hoạch đầu tư công tỉnh Quảng Ninh năm 2025.

(5) Nghị quyết về việc phê duyệt bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

(6) Nghị quyết về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

(7) Nghị quyết quy định tiêu chí thành lập, tiêu chí về số lượng; mức hỗ trợ, bồi dưỡng, và các khoản chi khác bảo đảm điều kiện hoạt động đối với Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(8) Nghị quyết về việc bổ sung, điều chỉnh, phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và một số nội dung thuộc lĩnh vực tài chính – ngân sách.

(9) Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 – 2025.

(10) Nghị quyết quy định về tặng danh hiệu “Công dân Quảng Ninh ưu tú”.

(11) Nghị quyết về việc thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2024; điều chỉnh, bổ sung diện tích dự án, diện tích thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với một số dự án, công trình đã được HĐND tỉnh thông qua.

(12) Nghị quyết về việc hủy bỏ danh mục các dự án, công trình chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất đã được HĐND tỉnh thông qua nhưng quá 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất, chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất.

(13) Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(14) Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 310/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo và hỗ trợ học phí học văn hóa cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025.

(15) Nghị quyết quy định mức lập dự toán và mức chi kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(16) Nghị quyết thông qua nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045.

(17) Nghị quyết về Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2025.

(18) Nghị quyết về Kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 190/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh và kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa XIV.

(19) Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh.

(20) Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

(21) Nghị quyết về việc ban hành quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của HĐND tỉnh Quảng Ninh.

(22-25) Các Nghị quyết về công tác cán bộ.





Nguồn: https://danviet.vn/chinh-sach-dac-thu-khuyen-khich-phat-trien-lam-nghiep-ben-vung-cua-quang-ninh-co-diem-gi-moi-20240710235749767.htm

Cùng chủ đề

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững. Xuất khẩu thu về hàng chục tỷ USD Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy,...

10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các công ty lâm nghiệp hoạt động ra sao?

Nhiều công ty lâm nghiệp là đầu tàu liên kếtLà một trong những địa phương có số lượng các công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, đổi mới khá lớn, đến nay, sau gần 10 năm thực hiện Phương án tổng thể về sắp xếp,...

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ (Bài 2)

Tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ việc trồng rừng gỗ lớn được triển khai từ năm 2021. Theo đó, năm 2021 và 2022, địa phương chủ yếu là trồng quế, đến nay đạt khoảng 600ha; Năm 2023, toàn xã trồng được 13ha lim, 18ha dổi...Theo lãnh đạo UBND xã, hiện Đồn Đạc có 2 cán bộ địa chính phụ trách mảng trồng rừng gỗ lớn. Với diện tích rất lớn nên dù phải đưa cán bộ...

Thừa Thiên Huế thành lập các tổ công tác cấp tỉnh, cấp huyện phát triển trồng rừng gỗ lớn

Ngày 12/4, theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ quan này đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn thành lập các tổ công tác cấp huyện để phối hợp triển khai thực hiện phát triển trồng rừng sản...

Ngành gỗ họp bàn tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu năm 2024

Chiều 9/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị “Giao ban ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản quý I/2024”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn 2024 (Q-Fair 2024). Xuất khẩu dù đã có tín hiệu phục hồi nhưng vẫn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiệu Ngọc Lộ và hơn 50 mâm lễ “khủng” trong nghi lễ khai ấn Đền Trần năm 2025 có gì đặc biệt?

Trước giờ diễn ra lễ khai ấn Đền Trần 2025 (Nam Định) khoảng 9 tiếng, kiệu Ngọc Lộ và hơn 50 mâm lễ đã được chuyển đến để thực hiện nghi lễ khai ấn đền Trần diễn ra vào đêm nay 11/2 (14 tháng Giêng). ...

Cậu bé nhặt rác thi đỗ đại học hàng đầu châu Á

Dù phải nhặt rác và phế liệu để sống qua ngày, Vy Nhân Long vẫn đạt 707 điểm trong kỳ thi đầu vào đại học khắc nghiệt và trúng tuyển vào Đại học Bắc Kinh - trường đại học top đầu châu Á. ...

Đặc sản Điện Biên, rét mướt, người Mông bắt con gà đen vào hầm gừng, múc ra tô thơm tận cửa

Món “gà chặt nhỏ hầm gừng” là một trong những món ăn riêng, đặc sản Điện Biên có không thể thiếu tại mâm cơm dân tộc Mông ở huyện Tủa Chùa trong những ngày se lạnh. ...

Hình ảnh độc lạ rước 17 “ông lợn”, mỗi ông nặng hàng trăm kg ở Hà Nội

Tối 13 tháng Giêng, những "ông lợn" nặng hàng trăm kg được dân làng La Phù rước tới đình làng tế Thành hoàng làng trong dịp lễ đầu năm. ...

Ai ngờ đất Cà Mau trồng được thứ “hoa quý tộc” đẹp phát hờn, bán 1 triệu/chậu, người ta vẫn khuân

Chỉ trồng hoa lan-loài hoa quý tộc để thưởng ngoạn, thư giãn đầu óc lúc đầu, anh Lê Nhã Lam, ngụ thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã phát triển vườn hoa lan của mình lên đến...

Bài đọc nhiều

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Một vùng nổi tiếng ở Cần Thơ có món đặc sản dưa môn, đem cây này xào với ếch ăn hoài không chán

Nhắc đến Cờ Ðỏ (TP.Cần Thơ), người địa phương sẽ nghĩ ngay đến món đặc sản dưa môn. Vùng đất này nổi tiếng với nhiều món ngon dân dã từ cây môn, trong đó có ếch đồng xào môn ngọt. ...

Doanh nhân Đồng Tháp, người “mượn” AI để trồng lúa, người biến ếch thành món lạp xưởng độc, lạ chưa từng có

Đồng Tháp đang chứng kiến sự “trỗi dậy” của một thế hệ doanh nông trẻ đầy nhiệt huyết và sáng tạo. Từ “bệ đỡ” của nền nông nghiệp truyền thống, bằng một góc nhìn mới, sáng tạo, nhiều doanh nông trẻ đã mang đến một “cú hích” cho kinh tế nông...

Ở độ cao 800m so với mực nước biển, làng Bình Định này hoa gì đang rộ mà người ta khéo lên xem?

Vĩnh Sơn là một xã vùng cao của huyện Vĩnh Thạnh, ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với núi rừng hùng vĩ, sông, suối, thác nước còn nguyên sơ. Đặc biệt, người dân nơi đây trồng...

Hàng vạn người chen chúc trong đêm nghe hát quan họ, xem bắn pháo hoa ở lễ hội Lim, Bắc Ninh

Tối 9/2, hàng vạn du khách và người dân đã đổ về chật kín quanh khu vực hồ điều hòa Vân Tương để nghe những làn điệu dân ca Quan họ và xem bắn pháo hoa. Tình trạng ách tắc giao thông đã xảy ra dù lực lượng công an, quân...

Cùng chuyên mục

Đặc sản Điện Biên, rét mướt, người Mông bắt con gà đen vào hầm gừng, múc ra tô thơm tận cửa

Món “gà chặt nhỏ hầm gừng” là một trong những món ăn riêng, đặc sản Điện Biên có không thể thiếu tại mâm cơm dân tộc Mông ở huyện Tủa Chùa trong những ngày se lạnh. ...

Ai ngờ đất Cà Mau trồng được thứ “hoa quý tộc” đẹp phát hờn, bán 1 triệu/chậu, người ta vẫn khuân

Chỉ trồng hoa lan-loài hoa quý tộc để thưởng ngoạn, thư giãn đầu óc lúc đầu, anh Lê Nhã Lam, ngụ thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã phát triển vườn hoa lan của mình lên đến...

Một xã ở TP HCM có dân số 150.000 người, ngõ, xóm tại đây lắp đặt camera, nông thôn mới bình yên

Xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP HCM) có gần 150.000 dân, là một trong các địa phương có dân số lớn nhất Việt Nam ở quy mô cấp xã. Mặc dù dân số đông, nhưng những năm qua, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Vĩnh...

Xuất khẩu rau quả, thủy sản đầu năm 2025 khởi sắc, có mặt hàng thu về gần 800 triệu USD

Sau những kết quả tích cực của năm 2024, ngay trong đầu năm 2025, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục gặt hái thành công mới. Đáng chú ý trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng...

Ninh Thuận: Nông dân phấn khởi đón nhận giống nho ngón tay đen

Những ngày đầu năm 2025, nông dân tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phấn khởi đón nhận giống nho mới có tên NH 04 - 102. Đây là giống nho mới không hạt, được bà con nông dân và người tiêu dùng thường gọi nho “ngón tay đen”. Giống nho mới NH 04 - 102 chất lượng cao chính thức được phép canh tác đại trà mở ra triển vọng mới cho...

Mới nhất

Cần có gói tín dụng phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu, tiếp...

Dâng sao giải hạn: Nên hay không nên?

Dâng sao giải hạn phản ánh nhu cầu tìm kiếm sự bình an của con người. Tuy nhiên, việc quá tin vào nghi lễ này cũng có thể tạo nên những hệ lụy khó lường. Dâng sao giải hạn là một tín ngưỡng, nghi lễ phổ biến trong văn hóa Á Đông, đặc biệt ở Việt...

Dự báo giá cà phê ngày mai 12/2/2025 tăng lập đỉnh mới

Dự báo giá cà phê ngày mai 12/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 12/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 11/2/2025 giá cà phê...

Phòng khám bị tố cắt bao quy đầu với giá “cắt cổ”

(NLĐO) – Người đàn ông tại Bình Thuận làm chi phí cắt bao quy đầu với giá hơn 50 triệu đồng, phải gọi điện cầu cứu...

Bài văn khấn Rằm tháng Giêng 2025 chuẩn truyền thống nhất

(CLO) Rằm tháng Giêng (tức ngày 15 Âm lịch) là đem trăng tròn đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025. Vào ngày này, các gia đình tại Việt Nam thường...

Mới nhất