Trang chủKinh tếNông nghiệpChính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tạo động lực...

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn kích thích ý thức bảo vệ rừng, tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương. Nhìn từ tỉnh miền núi Sơn La.Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là chợ “âm phủ” vì hoạt động về đêm, người mua kẻ bán tấp nập nhưng chẳng nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi tình cờ được biết đến phiên chợ đặc biệt này trên hành trình khám phá sông nước miền Tây.Tối 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn kích thích ý thức bảo vệ rừng, tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương. Nhìn từ tỉnh miền núi Sơn La.Thiếu tư liệu sản xuất, không nghề nghiệp ổn định… khiến nhiều lao động vùng miền núi Nghệ An đã phải tứ tán mưu sinh. Trước thực tế này, những hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 về hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm đang là những kỳ vọng để người dân bám làng, bám bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay trên quê hương.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành “đòn bẩy”, góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo cho vùng khó.Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, từ nguồn lực của Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã chủ động tổ chức nhiều giải pháp, trong đó có các chương trình giao lưu văn hóa nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT trên địa bàn.Trưa 11/11 (giờ địa phương), Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường tại Quảng trường Hiến pháp theo nghi thức cao nhất dành đón nguyên thủ quốc gia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Gabriel Boric đã có cuộc gặp riêng và sau đó tiến hành hội đàm.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 11/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 tại Trà Vinh. Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm hương. Người phụ nữ khuyết tật “biến” đất sét thành hoa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường đã có chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Chile từ ngày 09-11/11/2024. Nhân dịp này hai nước đã ra Tuyên bố chung. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Từ việc triển khai Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo ra động lực quan trọng để tỉnh Quảng Nam bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, quan tâm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.Chiều 11/11, tại xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ khởi công xây dựng 60 căn nhà Đại đoàn kết cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024) và tháng cao điểm Vì người nghèo năm 2024. Đến dự có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận; lãnh đạo các sở ngành, chính quyền địa phương cùng các hộ nghèo được trao tặng nhà.Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, cùng với quyết tâm nỗ lực của các ngành, các cấp và sự đồng tình hưởng ứng của Nhân dân, công tác giảm nghèo của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025.

(Bài CTV Sỹ Hào) Chính sách chi trả DVMTR: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng
Chi trả DVMTR tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương

Lợi ích “kép”

Xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện có 2.200ha rừng được quản lý. Hằng năm, xã được chi trả trên 600 triệu đồng DVMTR. Trước đây, bảo vệ rừng đôi lúc chỉ được xem là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, còn người dân sinh sống gần rừng ít quan tâm. Từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân.

Ông Lường Văn Dùi, Chủ tịch UBND xã Mường Bằng cho biết: Từ khi triển khai chính sách chi trả DVMTR, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn có sự chuyển biến tích cực. Chính quyền xã đã rà soát, bổ sung quy định nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và người dân trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Các cộng đồng bản có thêm điều kiện hỗ trợ bà con sinh kế, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương.

Theo tổng hợp của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 7 tỉnh Tây Bắc, trong năm 2023, nguồn thu DVMTR tại 7 tỉnh đạt 1.270 tỷ đồng. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 7 tỉnh đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan mở tài khoản và chi trả tiền DVMTR (nguồn năm 2023) đến 124.702 chủ rừng với tổng số tiền 1.144 tỷ đồng.

Tại bản Phang Hụm Có, xã Mường Bằng được giao quản lý gần 900ha rừng, trong đó, có 800ha rừng được chi trả trên 220 triệu đồng DVMTR rừng/năm.

Theo ông Cà Văn San, Bí thư Chi bộ – Trưởng bản Phang Hụm Có, xã Mường Bằng, mỗi năm, khi nhận được tiền từ DVMTR, bản đều họp bàn với người dân để sử dụng số tiền được chi trả.

“Số tiền nhận về bản đã đầu tư xây dựng cầu treo qua suối, bê tông gần 7km đường giao thông, mua giống cây phân tán về trồng dọc tuyến đường nội bản và chi trả công cho 26 người đội quần chúng bảo vệ rừng”, ông San cho biết.

Chính sách chi trả DVMTR còn mở ra cơ hội tăng thu nhập ổn định cho người dân sinh sống gần rừng. Khoản tiền chi trả không chỉ giúp người dân cải thiện đời sống vật chất mà còn giảm bớt áp lực kinh tế, từ đó giảm thiểu các hoạt động khai thác rừng trái phép vì lợi ích trước mắt.

Theo ông Và A Tú – cán bộ Hạt Kiểm lâm Mai Sơn, tỉnh Sơn La, từ khi có chính sách chi trả DVMTR đã giúp bà con nơi đây nhận thức tốt hơn, ý thức cao hơn về bảo vệ rừng.

(Bài CTV Sỹ Hào) Chính sách chi trả DVMTR: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng 1
Người dân phát dọn thực bì trên diện tích rừng được giao khoán chi trả DVMTR

“Nhờ chính sách chi trả DVMTR, cùng với phương án phòng cháy chữa cháy rừng được xây dựng bài bản, các tổ đội bảo vệ rừng hoạt động tích cực vào mùa khô hanh từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, thì người dân thường xuyên tuần tra, canh gác các địa điểm rừng dễ cháy. Khi người dân có tiền đó giúp họ cải thiện được đời sống và góp phần hạn chế khai thác rừng trái phép”, ông Tú cho biết.

Gìn giữ tài nguyên rừng

Hiện nay, tại huyện Mai Sơn có trên 43.000ha rừng đang được chi trả DVMTR. Năm 2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chi nhánh Mai Sơn – Yên Châu đã chi trả cho 5.975 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng, tổ chức chính trị xã hội và UBND các xã trên địa bàn huyện Mai Sơn.

Hiện huyện Mai Sơn đang tập trung quản lý 56.000ha rừng hiện có; chăm sóc 300ha rừng trồng phòng hộ; khoanh nuôi tái sinh khoảng 500ha rừng tự nhiên; tỷ lệ che phủ rừng năm 2024 đạt 39%.

Ông Hà Văn Thoát, Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chi nhánh Mai Sơn – Yên Châu, cho biết: Đảm bảo đúng tiến độ, minh bạch trong việc chi trả, Quỹ đã phối hợp với các huyện, xã bản thực hiện, kiểm kê, rà soát các diện tích được chi trả đúng với hiện trạng. Năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Sơn thực hiện chi trả qua tài khoản cho các chủ rừng, với tổng số tiền trên 10,5 tỷ đồng.

“Với kinh phí DVMTR, Quỹ đã phối hợp với các địa phương tổ chức các buổi hội thảo, gặp mặt hướng dẫn các bản xây dựng quy chế quản lý và sử dụng tiền DVMTR, bảo đảm công khai, minh bạch. Từ nguồn kinh phí này, các bản đã xây dựng được nhiều công trình phục vụ đời sống sinh hoạt của Nhân dân, như làm đường, xây dựng nhà văn hóa bản, công trình nước sinh hoạt, sân thể thao…”, ông Thoát cho hay.

(Bài CTV Sỹ Hào) Chính sách chi trả DVMTR: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng 2
Kinh phí chi trả DVMTR được người dân sử dụng hiệu quả

Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quan trọng cải thiện diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Mai Sơn nói riêng, cả nước nói chung. Đây cũng là nguồn kinh phí quan trọng để các tổ, đội quần chúng ở cơ sở nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng tại địa phương và tăng thu nhập cho nhiều hộ dân, tạo động lực để người dân gắn bó, giữ gìn và phát triển rừng.

Ngoài những lợi ích nội tại, chính sách chi trả DVMTR còn góp phần thúc đẩy thiện cảm cộng đồng và sự công nhận của quốc tế đối với những nỗ lực bảo vệ môi trường của Việt Nam. Khi cộng đồng tham gia tích cực vào việc bảo vệ rừng, họ không chỉ đóng góp vào nỗ lực quốc gia mà còn tạo ra hình ảnh một đất nước cam kết với sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường toàn cầu. Sự thành công trong việc thực hiện chính sách này cũng có thể thu hút các nguồn lực quốc tế và các dự án hỗ trợ quốc tế vào Việt Nam, từ đó thúc đẩy hơn nữa công tác bảo vệ rừng.

Trong thời gian tới, với những kết quả thí điểm của Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, kỳ vọng rằng DVMTR sẽ được mở rộng và hiện thực hóa thêm loại dịch vụ mới là hấp thụ và lữu giữ các-bon của rừng, sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn lực phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và người dân có thêm niềm tin giữ rừng, sống gắn bó với rừng.





Nguồn: https://baodantoc.vn/chinh-sach-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-tao-dong-luc-de-nguoi-dan-giu-gin-va-phat-trien-rung-1731140142132.htm

Cùng chủ đề

Hiện thực “giấc mơ” thu nhập từ rừng của người dân xứ Nghệ

Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 "Phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG...

Lễ ký kết hợp tác phát triển rừng bền vững

Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Suntory PepsiCo Việt Nam ký kết hợp tác phát triển rừng bền vững, hướng đến bảo tồn nguồn nước và trung hòa các - bon Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) phối hợp với Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức Diễn đàn hợp tác công - tư trong việc phát...

Hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ về thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho Tây Nguyên, Nam Trung Bộ

DNVN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đàm phán, ký kết Thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho 11 tỉnh vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Cú hích” từ một Nghị quyết

Những năm qua, chính sách dân tộc được huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk triển khai sâu rộng, sát với tình hình thực tế, mang hiệu quả tích cực đến các buôn đồng bào DTTS. Đặc biệt, Nghị quyết 07/NQ-HU ngày 11/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Ana về phát triển kinh tế - xã hội các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025 đã tạo thêm “cú hích” thúc...

“Bóng cả” ở làng Đắk Răng

“Vào đây, vào với làng! Vào nghe cồng chiêng, nghe ta lê, pa chanh, cha kit, nghe cái bụng của người Gié Triêng chân thật và nồng nhiệt”. Già làng A Brôl Vẻ đã 80 tuổi nhưng vẫn mạnh mẽ, khỏe khoắn cất tiếng kèn mời khách.Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn, đã tới thăm, chúc Tết...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Ủy ban...

Sắc Xuân đôi bờ Nặm Chon

Trong hơi ấm của mùa Xuân, xã vùng sâu Xiêng My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An bừng lên sức sống mới với những tuyến đường liên bản, liên xã sạch đẹp, rực rỡ cờ hoa. Nắng Xuân tươi vui len lỏi gõ cửa từng ngôi nhà, những công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang... minh chứng cho sự đổi thay kỳ diệu của xã khó khăn...

Ngày Tết nghĩ chuyện nếp nhà

Tết Việt, cùng bao biến thiên của thời gian, từ những giao thoa cũ, mới như một quy luật tất yếu, vẫn còn đó vẹn nguyên trong tâm thức mỗi người những điều xưa cũ thật khó đổi dời. Tết vẫn như một lời hẹn ân cần, một niềm háo hức sum vầy, xốn xang…Trời đã tang tảng sáng, nhưng khắp các đỉnh núi, vạt nương và bản làng còn chìm trong biển sương mù. Sương uyển chuyển. Lúc...

Bài đọc nhiều

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Nuôi cá chép giòn, cá đặc sản sông Đuống, toàn con to bự, tỷ phú Bắc Ninh hễ bán là hết veo

Những hộ nuôi cá đặc sản-cá chép giòn ở Bắc Ninh ai nấy đều phấn khởi bởi giá cá bán cao dịp Tết vẫn đắt hàng. Thương lái săn lùng, mua cá chép giòn với giá 120.000 đồng/kg. Có hộ tỷ phú Bắc...

Liều nuôi chim cu gáy hót vạn người mê, đẻ cản chả kịp, một người Thái Nguyên bán 1,3 triệu/cặp

Ngày xưa, trong rừng Thái Nguyên vẫn còn nhiều loại chim cu gáy, ông Mâu Tiến Lĩnh (xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã đi bẫy về nuôi. Từ những con chim cu gáy hót vạn người mê này, ông Lĩnh nhân nuôi và phát tài...

Ế ẩm, mang nghìn con rắn hổ mang độc đi nấu cao, 1 anh nông dân Phú Thọ làm không kịp bán

Không chỉ mang lợi nhuận kinh tế cho gia đình, việc nấu cao rắn hổ mang đã phần nào hỗ trợ bà con nuôi rắn tại làng nghề tiêu thụ sản phẩm trong những ngày ế ẩm do dịch bệnh Covid-19 hoành hành. ...

Yên Bái xây dựng thương hiệu cá sấy hồ Thác Bà thành đặc sản phục vụ du lịch

Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ, hồ Thác Bà còn được thiên nhiên ban tặng nhiều loại thuỷ sản như cá lăng, cá chép, cá trắm… Người dân...

Cùng chuyên mục

Tiết lộ về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã có những thông tin ban đầu cho PV Dân Việt về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025. ...

Tận dụng mảnh đất, nông dân Quảng Bình trồng đủ thứ rau ngon, có rau thơm phức, tết ra nhổ tiện đủ đường

Người dân ở Quảng Bình tận dụng mảnh đất bên cạnh nhà để trồng đủ thứ rau, tết đến, ra hái từng giỏ vào ăn, rất tiện. ...

“Cú hích” từ một Nghị quyết

Những năm qua, chính sách dân tộc được huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk triển khai sâu rộng, sát với tình hình thực tế, mang hiệu quả tích cực đến các buôn đồng bào DTTS. Đặc biệt, Nghị quyết 07/NQ-HU ngày 11/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Ana về phát triển kinh tế - xã hội các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025 đã tạo thêm “cú hích” thúc...

Xuất khẩu rau quả giảm 5,2%, chuyên gia hiến kế để các quả đặc sản Việt Nam bán tốt sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), trong tháng 1/2025 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả đạt 285 triệu USD tăng 31%. ...

Để Hà Nội thêm xanh mỗi ngày

Các địa phương tích cực triển khai Trong những năm qua, huyện Sóc Sơn là một trong những địa phương hưởng ứng tích cực nhất phong trào Tết trồng cây đầu Xuân của TP Hà Nội. Theo thống kê, trong năm 2024, địa phương này đã trồng được tổng số 28.553 cây xanh các loại. Kết quả trên đạt 190,3% kế hoạch của huyện và đạt tới 259,6% kế hoạch TP Hà Nội giao. Tỷ lệ cây xanh sinh trưởng...

Mới nhất

8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

Bộ Y tế cũng cho biết, trong 24h qua có 5 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế.  Tổng cộng trong 8 ngày nghỉ Tết có 481 trường hợp khám, cấp cứu...

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tạo và hành trình 20 năm “làm bạn” với rắn độc

TÔI THẤY MÌNH KHÔNG CÒN CÔ ĐƠN TRONG NGHIÊN CỨU VỀ RẮN Phóng viên: Trong cuộc trò chuyện 6 năm...

[Ảnh] Người dân thành phố Bắc Kinh hồ hởi du xuân Ất Tỵ

NDO - Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 8 ngày, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc tổ chức hơn 5.600 hoạt động văn hóa và trong 4 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ đã có hơn 3,97 triệu lượt người đến các công viên du xuân, tham quan các lễ hội truyền...

Du lịch Quảng Ngãi thu khoảng 65 tỷ đồng dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi- Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Quảng Ngãi đón khoảng 109.600 lượt khách, doanh thu ước đạt 65 tỷ đồng. Ngày 1/2, Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tỉnh đón khoảng 109.600 lượt khách. Trong đó, khách do cơ sở lưu trú phục vụ...

Tai nạn trên đường dẫn cầu Cần Thơ, kẹt xe kéo dài

Kinhtedothi - Chiều ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), vụ tai nạn giao thông xảy trên đường dẫn cầu Cần Thơ làm kẹt xe hàng chục km. Trên tuyến đường từ ngã ba Cái Tắc đến trạm thu phí Cần Thơ, hàng trăm ô tô xếp thành hàng dài nhích từng chút một. Theo ghi nhận, khoảng 16 giờ ngày 1/2,...

Mới nhất