Trang chủNewsThời sựChính phủ trình cơ cấu tổ chức mới sau sắp xếp, có...

Chính phủ trình cơ cấu tổ chức mới sau sắp xếp, có 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

(NLĐO)- Ngày 5-2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 42, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết trên cơ sở yêu cầu, định hướng của cấp có thẩm quyền, Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm: 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 

Chính phủ trình cơ cấu tổ chức mới sau sắp xếp, có 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ- Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ 42 của UBTVQH

Theo đó, thành lập Bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) và Bộ Tài chính, cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ hiện đang giao cho Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý .

Thành lập Bộ Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải (GTVT), cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ hiện đang giao cho Bộ Xây dựng và Bộ GTVT; chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ GTVT về Bộ Công an.

Thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ hiện đang giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ TN-MT và tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) trên cơ sở hợp nhất Bộ KH-CN và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ hiện đang giao cho Bộ KH-CN và Bộ TT-TT; chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý về báo chí, xuất bản từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH; chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Giáo dục và Đào tạo; chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội (riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an) từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế; chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc hiện nay và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ và bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc.

Duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ sau: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 23-7-2021, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 08/2021/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Trong đó, giữ ổn định 22 cơ quan như khóa XIV, gồm: 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2021/QH15 (từ năm 2021 đến năm 2024), chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ được bổ sung, hoàn thiện, giải quyết cơ bản các vấn đề giao thoa; tổ chức bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ từng bước được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương cơ bản hợp lý hơn theo yêu cầu cải cách hành chính.

Theo Chính phủ, trong giai đoạn tới, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, phức tạp hơn đối với công tác quản lý nhà nước. Do đó, việc đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ quan trọng, cần được tiếp tục nghiên cứu, thực hiện hiệu quả, hợp lý.



Nguồn: https://nld.com.vn/chinh-phu-trinh-co-cau-to-chuc-moi-sau-sap-xep-co-14-bo-va-3-co-quan-ngang-bo-196250205085512734.htm

Cùng chủ đề

Chính phủ đề nghị thành lập 6 bộ mới trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất 11 bộ ngành

Trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất các bộ ngành, dự kiến cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ khóa 15 gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ; trong đó có 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 42, cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa...

Hậu Giang thông qua các đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi - Ngày 4/2, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh. Tại Hội nghị, sau khi nghe lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang thông qua tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phê duyệt các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ...

VCCI đề nghị giảm 30% tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong năm 2025

Theo VCCI, mức giảm tiền thuê đất 30% là hợp lý, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất kinh doanh nhưng vẫn kiểm soát trong giới hạn, không ảnh hưởng đáng kể đến tổng thu ngân sách. Góp ý...

Sắp xếp cần bảo đảm thông suốt, không ách tắc

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý quá trình sắp xếp cần bảo đảm thông suốt, không ách tắc trong giải quyết công việc nhưng cũng phải chống tư tưởng trì trệ ...

Chung sức, chung lòng thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các ĐBQH, cán bộ, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội nỗ lực phấn đấu nhân đôi thành tích của năm 2024 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lại tranh cãi quyết liệt tại giải đua thuyền lớn nhất tỉnh Đắk Lắk

(NLĐO) – Không đồng ý với quyết định của trọng tài, 1 đội đua đã chèo thuyền ra giữa hồ ngăn cản và xảy ra xô xát ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm sáng 5-2 đã dự Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" - Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại tỉnh Hưng Yên. ...

Sinh vật tông Người bí ẩn khai phá Âu

(NLĐO) - Các nhà khoa học tại Romania đã tìm thấy dấu vết một loài bí ẩn thuộc tông Người, tiến hóa đủ cao để biến sử dụng công cụ từ 1,95 triệu năm trước. ...

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tiếp tục gây bất ngờ

(NLĐO) – Mỗi lượng vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 sáng nay tăng cả triệu đồng, lên 91 triệu đồng/lượng. ...

Có 1 tỉ đồng mua bất động sản nào để sinh lời?

(NLĐO)- Có 1 tỉ đồng, nhà đầu tư có thể vay thêm tiền để mua chung cư cũ và cho thuê ngay hoặc mua đất nền vùng ven ...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Mỹ sa thải các quan chức và có thể đóng cửa cơ quan viện trợ USAID

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải hai quan chức an ninh cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vào cuối tuần qua sau khi họ tìm cách ngăn cản đại diện từ Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk tiếp...

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để Chính phủ gỡ khó, đảm bảo ‘lạt mềm buộc chặt’

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tư tưởng khi sửa Luật Tổ chức chính phủ là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay và cả tương lai để đất nước phát triển; đảm bảo "lạt mềm phải buộc chặt". Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính phủ (sửa đổi). Một trong những nội dung được thảo luận là các...

Lại tranh cãi quyết liệt tại giải đua thuyền lớn nhất tỉnh Đắk Lắk

(NLĐO) – Không đồng ý với quyết định của trọng tài, 1 đội đua đã chèo thuyền ra giữa hồ ngăn cản và xảy ra xô xát ...

Hé lộ điều bất ngờ về vị vua nổi tiếng châu Âu

(Dân trí) - "Suleiman vĩ đại - Triều đại hoàng kim của đế quốc Ottoman" là một trong những tác phẩm nghiên cứu sâu sắc về cuộc đời và triều đại của vị vua Sultan Suleiman I. Suleiman I là vị quân chủ nổi tiếng nhất châu Âu vào thế kỷ XVI. Bằng sự lãnh đạo tài tình về quân sự, chính trị và kinh tế, ông đã đưa đế quốc Ottoman lên tột đỉnh vinh quang. Không chỉ vậy,...

Khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 5/2 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 42. Dự kiến trong 2,5 ngày làm việc (từ ngày 5 – 7/2/2025), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến đối với nhiều nội dung để chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV...

Chính phủ đề xuất lập 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ

Chính phủ đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ; trong đó có 6 bộ mới và giữ nguyên 8 bộ. ...

Mới nhất

Ngoại hình hấp dẫn: Lương cao hơn, thăng tiến nhanh hơn

Theo các chuyên gia Viện Nghiên cứu hoạt động và khoa học quản lý ở Baltimore (Mỹ), có mối liên hệ mạnh mẽ giữa sự hấp dẫn về ngoại hình và thành công trong sự nghiệp. ...

Phụ nữ lạ bịt kín mặt đến cổng trường dụ dỗ đón học sinh, trường ra cảnh báo khẩn

Một phụ nữ lạ bịt kín mặt đến cổng trường tại thị xã Quảng Trị dụ dỗ học sinh lớp 6 để đón về nhưng rất may phụ huynh đến kịp. ...

Tại sao phải ăn chậm, nhai kỹ?

Cuộc sống hiện đại, bận rộn khiến nhiều gia đình rút ngắn thời gian bữa ăn, ăn nhanh hơn. Tuy nhiên, việc ăn nhanh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Trong khi đó, việc ăn chậm, nhai kỹ sẽ mang đến nhiều lợi ích. ...

15 nhiệm vụ, giải pháp của Bộ GDĐT thực hiện kế hoạch của Chính phủ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu...

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

(MPI) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035. Theo Quyết định, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch nhằm hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu...

Mới nhất