Trang chủNewsThời sựChính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật,...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024.

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh- Ảnh 1.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Nghị quyết, Chính phủ đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị, xây dựng dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và trình Chính phủ bảo đảm thời gian, tiến độ và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dự án Pháp lệnh được chuẩn bị kỹ, có chất lượng, bảo đảm bám sát 04 nội dung chính sách được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024.

Chính phủ thống nhất thông qua hồ sơ dự án do Bộ Quốc phòng chuẩn bị; giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Pháp lệnh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (trong đó lưu ý, rà soát kỹ, bảo đảm chỉ quy định những nội dung đúng thẩm quyền của Quốc hội).

Tăng cường kiểm soát phát thải các-bon đối với các doanh nghiệp phát thải lớn

Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Thành viên Chính phủ, ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong quá trình hoàn thiện các chính sách, cần tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các tập đoàn, tổng công ty về năng lượng, trong đó lưu ý một số nội dung: Nghiên cứu bổ sung nội dung chính sách về chuyển đổi xanh, giảm phát thải để việc tiết kiệm năng lượng đi đôi với khuyến khích, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn;

Xây dựng các công cụ tăng cường kiểm soát phát thải các-bon đối với các doanh nghiệp phát thải lớn. Đảm bảo việc giám sát không chỉ có Bộ Công Thương mà có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân;

Bổ sung nội dung chính sách khuyến khích chuyển đổi số, quản lý bằng chuyển đổi số để tăng hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nghiên cứu, rà soát một số nội dung chưa có trong Luật Điện lực (sửa đổi) để xem xét bổ sung vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm bảo đảm việc sử dụng năng lượng thật sự tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với tình hình mới,

Giao quyền chủ động và chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp trong triển khai dự án năng lượng

Về Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ cơ bản nhất trí với đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ về các chính sách của đề nghị xây dựng Luật. Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học để bổ sung, hoàn thiện các chính sách, trong đó lưu ý một số nội dung cụ thể như sau:

Tiếp tục nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền tối đa gắn với phân bổ nguồn lực và trách nhiệm của cá nhân, tập thể để tháo gỡ về thủ tục hành chính; nâng cao năng lực thực thi, tính chủ động của các cơ quan, đơn vị, địa phương cùng với việc không can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giao quyền chủ động và chịu trách nhiệm cho các doanh nghiệp trong triển khai, thực hiện các dự án năng lượng.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý người bị tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú

Về Đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú, Chính phủ yêu cầu Bộ Công an nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến Thành viên Chính phủ, các cơ quan liên quan, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật. Trong đó, cần tiếp tục tổng kết pháp luật và các quy định có liên quan, kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; sửa đổi, bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn. Rà soát, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Khám bệnh, chữa bệnh… Thực hiện đánh giá tác động chính sách một cách kỹ lưỡng, bảo đảm chính sách được đưa ra là hợp lý, khả thi, hiệu quả. Tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, đặc biệt là tham khảo kinh nghiệm quốc tế quản lý người bị tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú, tham khảo có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, văn hóa của Việt Nam. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án hình sự

Về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự, Chính phủ thống nhất sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật này nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về thi hành án hình sự, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý phù hợp, đầy đủ phục vụ công tác thi hành án hình sự, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước đối với người chấp hành án, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự.

Việc hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị trong công tác thi hành án hình sự là cần thiết, nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án hình sự. Bộ Công an cần nghiên cứu kỹ lưỡng các biện pháp giám sát đối với người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bảo đảm phù hợp, khả thi, hiệu quả, chặt chẽ về thẩm quyền, điều kiện áp dụng và giao Chính phủ quy định chi tiết về thủ tục, lộ trình thực hiện. Bên cạnh đó, cân nhắc việc quy định giao Chính phủ quy định tổ chức bộ máy trại giam theo thẩm quyền; nghiên cứu quy định công tác phối hợp giữa lực lượng công an và y tế trong bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở chữa bệnh bắt buộc phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đúng thẩm quyền;

Về quyền, nghĩa vụ và chế độ của người chấp hành án, Chính phủ yêu cầu Bộ Công an đánh giá kỹ lưỡng việc triển khai Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về thí điểm mô hình tổ chức, lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho người đang chấp hành án phạt tù ngoài trại giam; trường hợp cần thiết, nghiên cứu quy định nguyên tắc chung nội dung này trong Luật và giao Chính phủ quy định cụ thể đối tượng, phạm vi tổ chức, lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, yêu cầu thực tiễn và đúng thẩm quyền.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước “tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả”

Chính phủ thống nhất sự cần thiết xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Chính phủ, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước “tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả”, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.

Bộ Nội vụ nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các Thành viên Chính phủ, ý kiến các Bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, trong đó lưu ý rà soát, bám sát chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính. Tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng dự án Luật.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, sớm báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ để trình Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan theo thẩm quyền rà soát, sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy, như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị trên cơ sở Hiến pháp năm 2013.

Nghị quyết cũng đề nghị Bộ Nội vụ làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến việc phân công trong nội bộ từng cơ quan và mối quan hệ, cũng như cơ chế vận hành, quyền hạn và trách nhiệm của tập thể cơ quan với cá nhân người đứng đầu để thể hiện rõ tinh thần phân cấp trong chính các cơ quan của Chính phủ, qua đó, giúp bộ máy của Chính phủ vận hành hiệu quả.

Đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung nội dung liên quan đến ủy quyền trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, làm rõ mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với chính quyền địa phương.

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính

Bộ Nội vụ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, ý kiến các Bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), trong đó lưu ý:

Rà soát, bám sát chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chú trọng truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận. Tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học và lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động của dự án Luật. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong quá trình xây dựng dự án Luật.

Chính phủ cơ bản thống nhất với mục tiêu của chính sách phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa Trung ương và chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không có thẩm quyền quyết định việc phân quyền, do đó Bộ Nội vụ cần tiếp tục rà soát, xác định nội dung chính sách phù hợp; đồng thời xác định phạm vi phân cấp, phân quyền tại Luật này bảo đảm thống nhất với việc quy định về phân cấp, phân quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Việc xây dựng nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, tránh chồng chéo trùng lắp nhằm triển khai kịp thời các chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo và khả năng quản lý, điều hành của từng cấp chính quyền địa phương. Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý vướng mắc, bất cập liên quan đến vấn đề phân cấp, phân quyền, ủy quyền tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật liên quan theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, bảo đảm khả thi, phù hợp với thẩm quyền các cơ quan, sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu các mô hình tổ chức chính quyền địa phương, trong đó đánh giá thực tiễn triển khai thí điểm trong thời gian qua, đề xuất các mô hình bảo đảm khả thi, hoạt động hiệu quả.

Về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi của phương án không tổ chức cấp chính quyền địa phương ở xã (không tổ chức Hội đồng nhân dân xã), nhất là quyền đại diện của Nhân dân và hiệu quả của bộ máy chính quyền cơ sở.

Tránh tình trạng nợ đọng văn bản

Chính phủ giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, soạn thảo kịp thời, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật, Pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và Kỳ họp thứ 8, tránh tình trạng nợ đọng văn bản.

Tiếp tục rà soát các luật, văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện những vướng mắc, lạc hậu so với thực tiễn hoặc những vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh để đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/chinh-phu-cho-y-kien-ve-06-de-nghi-xay-dung-luat-01-du-an-phap-lenh-384653.html

Cùng chủ đề

Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực

Sáng 12/2, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). ...

Bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Ngày 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Báo cáo tại phiên họp, ông Trần...

Sự cần thiết và cấp thiết khi xây dựng và ban hành Luật PCCC&CNCH

(Dân trí) - Việc ban hành Luật PCCC&CNCH là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về PCCC& CNCH phục vụ đổi mới, phát triển đất nước và cuộc sống bình yên của người dân. Tăng cường công tác phòng, chống cháy, nổ và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộTheo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), trước đòi hỏi khách quan cần tăng cường công tác PCCC&CNCH bảo vệ sản...

Tiền lương, chế độ đãi ngộ nhà giáo và những vấn đề căn cốt cần ưu tiên giải quyết

5 vấn đề căn cốt cần phải được ưu tiên giải quyết trong dự thảo Luật Nhà giáo là: Tiền lương và chế độ đãi ngộ; định danh và quản lý nhà giáo; phát triển công bằng giữa...

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra. Là một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, TS. Thái Doãn Hoàng Cầu (tiến sĩ về hành vi kinh tế trong thị trường điện và có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu về thị trường điện Australia) cho rằng, Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà Tết cho người nghèo

Đoàn công tác của Phó thủ tướng đã tặng 100 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...

Đóng góp cho sứ mệnh AIPA, tạo đột phá với Indonesia và Iran

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4-10/8.

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

COVERINGS 2025 CHÍNH THỨC KHAI MẠC – VIGLACERA GÂY NGẠC NHIÊN TẠI TRIỂN LÃM LỚN NHẤT BẮC MỸ CHUYÊN NGÀNH GẠCH MEN & ĐÁ...

Ngày 29/4/2025, lúc này là 21h30 theo giờ Việt Nam, bên kia bán cầu, tại Orlando, Florida nước Mỹ, Triển lãm lớn nhất tại Bắc Mỹ chuyên ngành gạch men và đá tự nhiên Coverings 2025 chính thức khai mạc. Chúng tôi đã ngay lập tức nhận được những tin tức mới nhất gửi về từ ông Mai...

Hội Kiến trúc sư Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với Cuba và mở rộng kết nối quốc tế – Tổng công...

Đầu tháng 5/2025, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam và các KTS đã có chuyến công tác chính thức tại Cuba nhằm thúc đẩy hợp tác nghề nghiệp, giao lưu học thuật và phát triển mạng lưới kiến trúc sư trẻ giữa hai quốc gia có mối quan hệ hữu nghị...

NOVAGROUP ĐỒNG HÀNH CÙNG THỂ THAO CÔNG AN NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN CÁC BỘ MÔN THỂ THAO TRỌNG ĐIỂM, NÂNG CAO VỊ THẾ THỂ...

Lễ kết nạp Hội viên tổ chức và Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác có sự tham dự của: Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn – Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác...

Tăng trưởng vượt bậc, vươn tầm quốc tế

Thị trường GPU dành cho trí tuệ nhân tạo (AI GPU) đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc, do nhu cầu triển khai khối lượng công việc AI tại các trung tâm dữ liệu ngày càng gia tăng. Theo dự báo của Gartner, doanh thu từ GPU AI toàn cầu sẽ tăng từ 13,1 tỷ USD...

Nỗ lực kết nối số quốc gia & phát triển AI vì người Việt

Năm 2024, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, khi 78,8% dân số sử dụng Internet và 75,2% tham gia mạng xã hội, vượt xa mức trung bình toàn cầu 63,9%, theo báo cáo We Are Social 2025.  Trong bối cảnh này, Zalo tiếp tục giữ vững vị thế là công...

Mới nhất