Trang chủNewsThời sựChính khách dạo phố và quyền lực mềm trong lãnh đạo

Chính khách dạo phố và quyền lực mềm trong lãnh đạo


Những hình ảnh đời thường nhưng lại có khả năng truyền cảm hứng đến với đông đảo người dân sẽ giúp nhà lãnh đạo tích lũy ảnh hưởng đối với xã hội, hay còn gọi là “quyền lực mềm”.

Chính khách dạo phố và quyền lực mềm trong lãnh đạo
TS. Nguyễn Văn Đáng cho rằng, hình ảnh đời thường lại có khả năng truyền cảm hứng sẽ giúp nhà lãnh đạo tích lũy ảnh hưởng đối với xã hội, hay còn gọi là ‘quyền lực mềm’. (Ảnh: NVCC)

Hình ảnh chính khách dạo phố

Gần đây, dư luận trong nước được dịp thích thú chia sẻ hình ảnh Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thư thái thả bộ, ngắm cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đàm đạo cùng Tổng thống Hàn Quốc, Yoon Suk Yeol. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đi dạo phố sách, uống cà phê và cười nói vui vẻ.

Những hình ảnh lãnh đạo cấp cao của nước ta dạo phố cùng lãnh đạo nước ngoài khiến người dân Việt Nam nhớ lại những sự kiện chính khách quốc tế dạo phố Hà Nội trước đây, thu hút sự chú ý rộng rãi mỗi khi tới thăm chính thức nước ta.

Để lại nhiều dư âm nhất là các sự kiện Tổng thống Pháp Francois Mitterand đi dạo phố Hàng Bông vào năm 1993; Tổng thống Mỹ Bill Clinton đi thăm Văn Miếu, phố Hàng Bông vào năm 2000; Tổng thống Barack Obama hòa đồng tại một quán bún chả bình dân vào năm 2016; Thủ tướng Canada Justin Trudeau lịch lãm dạo phố và uống cà phê vào năm 2017. Mới đây nhất, vào đầu tháng 6/2023, Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngồi uống bia hơi đầy sảng khoái.

Chính khách dạo phố, hòa mình vào những hoạt động bình dân là những hình ảnh phá vỡ chuẩn mực truyền thống trong các nền chính trị Á Đông như ở nước ta. Trong tâm tưởng của nhiều người dân, các vị quan ngày xưa hay cán bộ lãnh đạo thời nay thường gắn với tác phong đạo mạo, nghiêm nghị, đề cao chuẩn tắc.

Cho đến nay, những chuyến đi thực tế của cán bộ lãnh đạo ở nước ta vẫn thường gắn với hình ảnh những đoàn công tác được tổ chức chỉn chu, lịch trình và địa điểm, đối tượng tiếp xúc đều được chuẩn bị kín kẽ, diễn ra chặt chẽ đến từng phút.

Gần đây, tại một số địa phương, cũng đã có những cán bộ lãnh đạo “vi hành”, bất ngờ khảo sát thực tế đời sống của người dân, tổ chức các buổi cà phê với doanh nhân… nhưng cũng chưa có được những khoảnh khắc tự nhiên, phóng khoáng, tạo nên làn sóng cảm hứng lan rộng, cùng những thông điệp mới mẻ và tích cực.

Văn hóa chính trị Á Đông vốn đề cao trật tự thứ bậc và kỷ luật cho nên, người dân thường giữ khoảng cách và khá e dè mỗi khi tiếp xúc với quan chức cấp cao của Nhà nước. Chính khách quốc tế đi dạo phố mỗi khi đến thăm nước ta là hình ảnh khác biệt so với những gì nhiều người vẫn nghĩ và hình dung.

Khung khổ thể chế lựa chọn lãnh đạo cũng giúp định hình mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo với người dân. Tại các nước như Mỹ, Australia, Canada, Hàn Quốc, gần đây là Campuchia, lựa chọn lãnh đạo thông qua bầu cử là một quy trình mở, đòi hỏi sự tương tác rất lớn đối với cử tri. Vì thế, rất dễ hiểu khi các nhà lãnh đạo đều cởi mở và sẵn sàng “xuống phố” để giao tiếp với người dân.

Từ góc nhìn xã hội học, sự quan tâm theo hướng tích cực của một bộ phận người dân đối với hình ảnh chính khách dạo phố có thể phản ánh một sự kỳ vọng trong cộng đồng xã hội. Trong đó, rất có thể một bộ phận người dân ở nước ta, nhất là giới trẻ, cũng đang mong muốn trong tương lai gần, sẽ có nhiều nhà lãnh đạo cởi mở và gần gũi hơn nữa với người dân, sớm tạo lập hình ảnh và có sức hút mạnh mẽ với dân chúng ngay từ khi còn trẻ.

Tạo dựng quyền lực mềm

Vai trò lãnh đạo đòi hỏi cá nhân phải có khả năng định hướng và dẫn dắt người khác để hiện thực hóa tầm nhìn lãnh đạo do mình hoặc tập thể ban lãnh đạo đề ra. Vì thế, từ góc nhìn quyền lực, những hình ảnh đời thường nhưng lại có khả năng truyền cảm hứng đến với đông đảo người dân sẽ giúp nhà lãnh đạo tích lũy ảnh hưởng đối với xã hội, hay còn gọi là quyền lực mềm. Đó là khả năng cá nhân tạo ra sức hấp dẫn đối với người khác, lan tỏa ảnh hưởng và thuyết phục người khác, để qua đó tập hợp được sự ủng hộ cho các ý tưởng lãnh đạo của mình.

Lịch sử nhân loại cho thấy, bất kỳ giai đoạn phát triển xã hội nào, muốn thành công bền vững thì các nhà lãnh đạo đều phải tạo ra sức hút, niềm tin và sự thuyết phục, vốn phụ thuộc rất lớn vào quyền lực mềm. Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một điển hình thành công về khả năng tạo dựng và duy trì quyền lực mềm thông qua những hoạt động bình dị.

Những cảm hứng tích cực với hình ảnh chính khách dạo phố trong thời gian gần đây gợi ra rằng, trong giai đoạn hiện nay, một nhà lãnh đạo thông thái, dù ở bất kỳ cấp độ nào, khu vực công hay tư đều không thể coi nhẹ việc tạo dựng quyền lực mềm cho bản thân. Nói cách khác, một nhà lãnh đạo hiện đại sẽ không giữ khoảng cách và để tồn tại sự e dè trong tâm lý của người dân. Thay vào đó, họ cần phải ý thức về tầm quan trọng của tương tác với cộng đồng, sự hòa đồng, lan tỏa ảnh hưởng trong số đông người dân.

Cũng có nghĩa, hoạt động lãnh đạo trong xã hội hiện đại không thể chỉ dựa trên sự cưỡng ép của quyền lực cứng, vốn gắn với cấu trúc tổ chức và việc nắm giữ các nguồn lực vật chất, mà còn rất cần ý thức vun đắp quyền lực mềm thông qua hình ảnh, uy tín và ảnh hưởng của nhà lãnh đạo trên bình diện xã hội. Sự kết hợp linh hoạt giữa quyền lực mềm với quyền lực cứng sẽ giúp nhà lãnh đạo có được “quyền lực thông minh”, gia tăng khả năng thành công trong hoạt động lãnh đạo.

Để có “quyền lực mềm” thì cá nhân nhà lãnh đạo trước hết phải cho thấy họ đại diện cho các giá trị tiến bộ, được cấp dưới cũng như đông đảo người dân mong đợi. Cùng với đó, các nhà lãnh đạo cũng phải là người tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực phổ biến trong tổ chức và xã hội. Họ phải là những “kiểu mẫu tích cực”, cả về phong cách giao tiếp, lối sống, tác phong làm việc, cũng như tuân thủ các chuẩn mực hành vi trong các quan hệ liên cá nhân.

Trên thực tế, mỗi nhà lãnh đạo sẽ tạo dựng được quyền lực mềm khi nghĩ đến họ là người ta nghĩ ngay đến những giá trị tích cực mà bản thân cùng chia sẻ và cũng đang theo đuổi. Khi nhà lãnh đạo có quyền lực mềm, họ trở thành tấm gương tích cực, lan tỏa cảm hứng cho người khác, khuyến khích sự tự giác noi theo và làm theo. Cũng nhờ đó, nhà lãnh đạo sẽ thuận lợi hơn rất nhiều mỗi khi cần quy tụ sự ủng hộ cho các nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn lãnh đạo.

Chính khách dạo phố có thể chỉ là những “tiết mục phụ” trong lịch trình đón tiếp lãnh đạo nước ngoài đến thăm nước ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng có quyền kỳ vọng những “tiết mục phụ” nhưng mới mẻ và tạo hiệu ứng tích cực như thế sẽ có thể thúc đẩy những chuyển biến theo hướng hiện đại về tác phong của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp ở nước ta.





Nguồn

Cùng chủ đề

Cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước.

Đưa đất nước vươn mình, vượt qua bẫy thu nhập trung bình

VOV.VN - Theo TS Nguyễn Văn Đáng, kỷ nguyên tới, thời gian tới là giai đoạn chúng ta phải vươn mình, tức là bứt phá vượt qua bẫy thu nhập trung bình để đưa nước ta gia nhập nhóm nước phát triển trên thế giới.   Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Với thế và lực đã tích lũy sau gần 40 năm đổi mới; sự đồng lòng,...

Giải Nobel Văn học 2024 mở rộng tầm ảnh hưởng của “quyền lực mềm” Hàn Quốc

Việc nhà văn Hàn Quốc Han Kang vừa đoạt giải Nobel Văn học 2024, trở thành nhà văn nữ châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng này, đánh dấu sự mở rộng hơn nữa về tầm ảnh hưởng của "Văn hóa Hàn Quốc" (K-Culture) trong cộng đồng quốc tế.

Đoàn kết vì vị thế quốc gia phát triển

Trải qua nhiều thế hệ, đoàn kết đã trở thành một phẩm chất tự giác, có thể trỗi dậy bất kỳ lúc nào để giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những khó khăn hay những khúc quanh của lịch sử.

“Quyền lực mềm” từ nhiều quốc gia

Theo đài RFI, tại Công viên La Villette, phía Bắc thủ đô Paris (Pháp), 15 “ngôi nhà Olympic” từ nhiều quốc gia trên thế giới quy tụ, là nơi để quảng bá văn hóa với các hoạt động thể thao, giải trí, ẩm thực và cả những màn hình lớn để người hâm mộ có thể xem các trận đấu được truyền hình trực tiếp. Quảng bá du lịch Du khách có thể ghé qua nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào ngày 9/2, khi lực lượng an ninh tăng cường chiến dịch trấn áp cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Mới nhất

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. ...

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất

(MPI) - Chiều ngày 08/02/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Mohamed Alsuwaidi nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư song phương giữa hai quốc gia. ...

Phong cách ngày càng xuất sắc của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International 2024

Chị em sẽ tham khảo được nhiều ý tưởng mặc đẹp từ Hoa hậu Thanh Thủy. ...

Công Phượng vắng mặt, Bình Phước vẫn thắng trận quan trọng

Giải hạng Nhất Quốc gia trở lại sau Tết Nguyên đán và chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Long An và Bình Phước. HLV Nguyễn Anh Đức có dịp gặp lại đội bóng cũ và ông đối diện với không ít khó khăn. Nguyễn Công Phượng chấn thương từ trước Tết Nguyên đán và chưa...

Mới nhất