Trang chủNewsNhân quyềnChiến lược bảo vệ quyền trẻ em của Liên minh châu Âu

Chiến lược bảo vệ quyền trẻ em của Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) đóng vai trò quan trọng giúp Công ước về Quyền trẻ em (CRC) của Liên hợp quốc đạt được nhiều thành tựu đặc biệt hơn trên thế giới.

Trong 3 thập kỷ, dù đã đạt được nhiều thành tựu trên thế giới về quyền trẻ em, Công ước Quyền trẻ em (CRC) của Liên hợp quốc hiện vẫn đứng giữa “ngã 3 đường” với 3 thách thức lớn, bao gồm: nghèo đói, bất bình đẳng và nạn phân biệt đối xử. Ba vấn đề này đang cản trở việc thực thi quyền trẻ em tại nhiều nơi trên thế giới.

Đồng thời, trẻ em trên thế giới phải đối mặt với những mối đe dọa mới đáng báo động đối với sự sống còn và hạnh phúc của các em – từ những mối nguy hiểm trực tuyến đến tác động của biến đổi khí hậu, ngày càng có nhiều nghi vấn về quyền trẻ em (đặc biệt là quyền của những đối tượng bị loại trừ nhiều nhất) và quan trọng nhất là vấn đề sức khỏe, hậu quả kinh tế và xã hội của đại dịch COVID-19.

Là một trong những khu vực đi đầu thế giới trong nỗ lực bảo vệ quyền trẻ em, EU đã thực hiện nhiều biện pháp, ban hành nhiều quy định khác nhau để thúc đẩy quyền trẻ em.

EU đã thực hiện nhiều biện pháp ban hành nhiều quy định khác nhau để thúc đẩy quyền trẻ em Ảnh Pháp luật Việt Nam

Khung pháp lý về quyền trẻ em

Trong những năm qua, EU đã chuyển các cách tiếp cận với vấn đề quyền trẻ em theo hướng mạch lạc hơn. Cụ thể, quyền trẻ em ban đầu được xây dựng dựa trên các lĩnh vực chính sách cụ thể, chẳng hạn như sự di chuyển tự do của con người. Sau đó, từ năm 2000, EU đã có những sự điều phối nhất định, dựa trên cơ sở Hiến chương về các Quyền Cơ bản, các Hiệp ước EU và thông tin liên lạc bao quát của Ủy ban châu Âu, đặc biệt là thông tin liên lạc năm 2006, Hướng tới chiến lược của EU về quyền trẻ em, chương trình nghị sự năm 2011 của EU về quyền trẻ em và chiến lược của EU vào tháng 3/2021 về quyền trẻ em.

Chương trình nghị sự năm 2011 của EU về quyền trẻ em đánh dấu một bước tiến quan trọng,  đưa quyền trẻ em vào tất cả các lĩnh vực chính sách của EU. Chiến lược hiện tại của EU về quyền trẻ em được xây dựng dựa trên các thành quả này. Ghi nhận ý kiến đóng góp từ các bên liên quan, bao gồm cả trẻ em, chiến lược hiện nay của EU đặt ra các ưu tiên hành động của EU trong 6 lĩnh vực đối với quyền trẻ em, bao gồm quyền tham gia vào đời sống chính trị và dân chủ, quyền hòa nhập kinh tế xã hội, y tếgiáo dục, chống bạo lực đối với trẻ em và đảm bảo bảo vệ trẻ em, công lý, công bằng với trẻ em, sự an toàn của trẻ em trong xã hội thông tin và kỹ thuật số và hỗ trợ, bảo vệ và trao quyền cho trẻ em trên toàn cầu.

Chiến lược này bao quát cả những nhu cầu cụ thể của một số nhóm trẻ em nhất định, bao gồm cả những trẻ có hoàn cảnh dễ bị tổn thương và phải đối mặt với các hình thức phân biệt đối xử đan xen. Chiến lược cũng nhằm mục đích thúc đẩy quyền trẻ em trong tất cả các chính sách, luật pháp và chương trình tài trợ có liên quan của EU nhằm xây dựng “văn hóa thân thiện với trẻ em” trong quá trình hoạch định chính sách của EU.​

EU đang làm gì cho trẻ em?

Về vấn để đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ em, EU đã thể hiện sự sẵn sàng hành động ngày càng tăng trong lĩnh vực này dù trách nhiệm giảm nghèo đói thuộc về các quốc gia thành viên.

Uỷ ban châu Âu (EC) đã đưa ra khuyến nghị Đầu tư vào trẻ em: Phá vỡ chu kỳ bất lợi vào năm 2013. Khuyến nghị này cung cấp các hướng dẫn giúp các quốc gia thành viên cải thiện khả năng tiếp cận của trẻ em với các nguồn lực đầy đủ và các dịch vụ chất lượng cao, giá cả phải chăng. Khuyến nghị cũng cung cấp dịch vụ giám sát, trao đổi thông tin và hợp tác trong lĩnh vực chính sách gia đình và trẻ em ở EU.

Để đảm bảo quyền xã hội, EU đặc biệt quan tâm đến vấn đề phúc lợi của trẻ em. Các văn bản của EU nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống nghèo ở trẻ em là ưu tiên hàng đầu của xã hội châu Âu ngày nay, xác định việc chăm sóc trẻ em và hỗ trợ trẻ em là trách nhiệm chung của các tổ chức Châu Âu, các nước thành viên, các đối tác xã hội và các bên liên quan khác.

Kế hoạch hành động về xã hội liên quan, được thông qua vào năm 2021, đặt mục tiêu đưa 15 triệu người thoát khỏi nghèo đói vào năm 2030, trong đó có ít nhất 5 triệu trẻ em.

Tiếp đó, tháng 9/2022, EC đã đề xuất một chiến lược chăm sóc mới của châu Âu, bao gồm các mục tiêu sửa đổi để cung cấp dịch vụ chăm sóc và giáo dục mầm non chất lượng tốt, giá cả phải chăng, trọng tâm “thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa trẻ em có nguy cơ nghèo đói hoặc bị xã hội loại trừ, trẻ em khuyết tật hoặc có nhu cầu đặc biệt và tổng số trẻ em”.

Tính đến tháng 11/2022, khoảng 15 nước thành viên EU đã thông qua chương trình hành động quốc gia về quyền trẻ em, cung cấp cho EU thêm sức mạnh để thực hiện các mục tiêu chung trong vấn đề này.

Chống nghèo ở trẻ em là ưu tiên hàng đầu ở châu Âu hiện nay Ảnh Reuters

Về nỗ lực bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi bạo lực và lạm dụng, EU đã thông qua luật nhằm xóa bỏ các hình thức bạo lực khác đối với trẻ em, bao gồm buôn bán người, lạm dụng tình dục, bóc lột và khiêu dâm trẻ em, đồng thời cải thiện hỗ trợ cho những nạn nhân của các tội ác này.

Đồng thời, EC cũng đã xem xét và đề xuất một số chiến lược hành động với vấn đề này. Trong đó, Chiến lược 2021-2025 về chống buôn bán người nhấn mạnh trẻ em là nhóm đối tượng phổ biến của nạn buôn người ở EU và cần phải cải thiện công cụ hỗ trợ cho nhóm này. Chiến lược bao gồm cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính để hỗ trợ trẻ em.

Ngoài ra, Chiến lược 2020-2025 nhằm đấu tranh chống lạm dụng tình dục trẻ em cũng được thông qua, nhằm cung cấp biện pháp ứng phó toàn diện đối với vấn đề lạm dụng trẻ em cả theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

EU cũng đã thông qua hai điều luật mới để chống lại nạn lạm dụng tình dục trẻ em, bao gồm tăng cường quyền hạn của Europol trong cuộc chiến chống lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến; và một quy định tạm thời, có hiệu lực cho đến tháng 8/2024, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ liên lạc trực tuyến phát hiện và báo cáo vấn đề này trên cơ sở tự nguyện.

Vào tháng 5/2022, EC đã đề xuất các áp dụng quy tắc vĩnh viễn với vấn đề này. Những điều này sẽ buộc các nhà cung cấp mạng phải báo cáo và xóa tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em trên các dịch vụ của họ.

Một vấn đề khác được EU quan tâm là bảo vệ quyền của trẻ em nhập cư, đặc biệt trong bối cảnh châu Âu là một “điểm đến” hấp dẫn nhóm người di cư.

EU cùng với các nước thành viên đã tích cực thực hiện các chính sách trong lĩnh vực này. Các chính sách và công cụ pháp lý hiện hành của EU cung cấp khuôn khổ cho việc bảo vệ trẻ em di cư, bao gồm điều kiện tiếp nhận, xử lý đơn xin nhập cư của nhóm này.

Trong đó, Kế hoạch hành động về trẻ vị thành niên không có người đi cùng (2010-2014) đã giúp nâng cao nhận thức về nhu cầu của trẻ em di cư không có cha mẹ  và thúc đẩy các hành động có mục tiêu. Chương trình nghị sự của châu Âu về vấn đề di cư, cũng như các thông tin liên lạc về tiến độ thực hiện chương trình này, cũng đã đề cập đến vấn đề bảo vệ trẻ em trong quá trình di cư. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng người di cư và người xin tị nạn đến, bao gồm cả trẻ em, đã gây áp lực cho các quốc gia thành viên và nêu rõ một số thiếu sót của khuôn khổ hiện tại. Chiến lược của EU về quyền trẻ em và Kế hoạch hành động về hội nhập và hòa nhập 2021-2027 nhấn mạnh rằng trẻ em đến EU cần hỗ trợ để hòa nhập, đặc biệt khi các em không có người đi cùng.

Cuối cùng, về quyền được lắng nghe và tham gia vào các hoạt động của trẻ em, EU đã có nhiều hành động trong những năm gần đây để đảm bảo rằng trẻ em được lắng nghe. Các hoạt động này đặc biệt tập trung vào hệ thống tư pháp, thông qua các sáng kiến tư pháp thân thiện với trẻ em. Các nỗ lực của EU bao gồm cung cấp các quy định về các biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với trẻ em bị nghi ngờ hoặc bị buộc tội trong tố tụng hình sự.

Ngoài ra, EU còn có Chiến lược về quyền nạn nhân 2020-2025, nhấn mạnh nguyên tắc chung: Khi trẻ em là nạn nhân của tội phạm thì cần quan tâm đến các lợi ích và quyền lợi tốt nhất của trẻ em.

Hoa Vũ

Cùng chủ đề

7 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 27/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Kế hoạch nhằm giúp các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương xác định rõ trách nhiệm thực hiện các Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc (Ủy ban); tăng cường phối hợp giữa các cơ quan...

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu. Tác động đến chi phí của doanh nghiệp Việt Theo bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban, Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):...

Thủ tướng Nhật Bản cân nhắc thăm Hàn Quốc, Singapore-Ấn Độ tập trận chung, Mỹ gia tăng trừng phạt Venezuela

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/11.

Hàn Quốc lo ngại kế sách của ông Trump, Mỹ đưa tàu hạt nhân tới Guam, Venezuela cảnh báo Nhóm G7

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/11.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

29 trường học tham gia Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm

Ngày 25/09, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Plan International Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm” tại Trường THPT Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác Hội sách Hà Nội diễn ra từ ngày...

Thủ tướng Malaysia cam kết “cứng rắn” trong cuộc chiến chống tham nhũng và đói nghèo

Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Anwar Ibrahim quyết tâm chấm dứt các hành vi tham nhũng và vi phạm pháp luật mà theo ông, dường như đã trở thành hệ thống và gây tổn hại cho các chính quyền trước đây.

JICA hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện K

Mỗi năm tại Việt Nam số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong, trong đó bệnh ung thư là nguyên nhân đứng thứ hai.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm chung tay thay đổi cuộc sống trẻ em Lào Cai

Hơn một thập kỷ gắn bó với vùng cao Lào Cai, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã giúp cải thiện chất lượng sống của hàng chục ngàn trẻ em và gia đình. Những bước tiến trong giáo dục và y tế mà tổ chức mang lại đã và đang dần tạo nên sự đổi thay bền vững cho con người nơi đây. Hạt giống tri thức nảy mầm từ Trại đọc ...

Bộ TN&MT nhận định tình hình El Nino năm 2023

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ đạo Tổng cục KTTV cùng các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp công tác với các bộ, ban, ngành, địa phương để nắm bắt thông tin dự báo từ các khu vực trọng...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa dành hơn 375 tỷ đồng trao tặng cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn trong dịp Tết

Đây là số liệu được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nhân chuyến đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), thăm và tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc ngày 26/1. Tại Khu di tích lịch sử đặc biệt...

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.

MTTQ Việt Nam dành hơn 1 tỷ đồng thăm hỏi, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân ung thư

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho bệnh nhân ung thư với 800 suất quà, tổng trị giá 1,04 tỷ đồng. Ngày 25/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Đoàn công tác Trung...

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Mới nhất

Hàng tươi sống đắt khách

Vào ngày 28 Tết, không khí mua sắm trên thị trường tiếp tục sôi động. Các mặt hàng tươi sống được người dân chọn mua nhiều. Hàng hóa đa dạng, phong phú Theo Báo cáo nhanh tình hình thị trường một số mặt hàng phục vụ Tết Ất Tỵ ngày 27/01/2025 tức ngày...

Chuyên gia chia sẻ mẹo hay giúp người bệnh thận ăn tết mà không lo lắng

Đối với người mắc bệnh thận mạn tính, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần để kiểm soát các...

Ukraine thay chỉ huy mặt trận phía đông lần thứ ba trong một năm

(CLO) Ngày 27/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã quyết định thay thế chỉ huy của lực lượng quân sự trọng yếu bảo vệ thành phố Pokrovsk ở miền đông lần...

Hoa tươi bình ổn giá, tiểu thương đắt hàng như tôm tươi

(CLO) Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mặt hàng hoa tươi bình ổn về giá (giá từ vài chục đến hàng trăm nghìn/ sản phẩm), người dân “đổ xô” đến...

[Ảnh] Người dân thành phố Bắc Kinh tấp nập sắm Tết đón Xuân Ất Tỵ

NDO - Không khí xuân đang tràn về trên khắp nẻo đường, người dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc cũng hối hả chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đoàn viên, sum họp đủ đầy. NDO - Không khí xuân đang tràn về trên khắp nẻo đường, người dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc...

Mới nhất