Trang chủNewsThế giớiChiến dịch quân sự đặc biệt của Nga: 3 năm nhìn lại

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga: 3 năm nhìn lại

Trong hơn 50 năm qua, Mỹ đã mắc ba thất bại chiến lược nghiêm trọng, làm suy giảm vị thế siêu cường và tạo điều kiện cho các đối thủ địa chính trị vươn lên.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đi bộ sau cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G7, tại Fasano, Italy, ngày 13/6/2024. (Nguồn: Reuters
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đi bộ sau cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7, tại Fasano, Italy, ngày 13/6/2024. (Nguồn: Reuters)

Lời của Nhà nghiên cứu chiến lược ngoại giao bậc thầy của Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đối với các cán bộ ngoại giao vào cuối những năm 1980, đầu 1990, khi Việt Nam đang “loay hoay” tìm giải pháp về Campuchia vẫn khắc sâu trong tôi. Ông Nguyễn Cơ Thạch nói, đại ý, để có cái nhìn và đánh giá toàn diện, “các anh” không chỉ theo dõi các diễn biến ở trong khu vực, mà nhất thiết phải xem ở Moscow, Bắc Kinh, Washington DC, Paris “người ta” nghĩ gì, làm gì. Phải luôn đặt “câu chuyện Campuchia” cũng như các quan hệ song phương khác trong bàn cờ chiến lược lớn, soi lại trong lịch sử những câu chuyện này được xử lý ra sao, từ đó mới ra được câu chuyện của “ta”.

Với cách tiếp cận như vậy, trước hết nên nhìn Ukraine trong bối cảnh “Ba thất bại chiến lược lớn của Mỹ trong hơn 50 năm qua”. Những sai lầm này bao gồm (i) Chiến tranh Việt Nam, (ii) cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Iraq, và (iii) Sự can dự vào cuộc chiến Ukraine – Nga.

Cả ba cuộc chiến đều khiến Mỹ tiêu tốn nguồn lực khổng lồ, nhưng không đạt được mục tiêu đề ra, thậm chí còn làm đối thủ mạnh lên.

I. Chiến tranh Việt Nam (1955-1975) – Thất bại toàn diện, giúp Liên Xô vươn lên

Mỹ tham chiến tại Việt Nam với mục tiêu ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản theo Học thuyết Domino với giả định sai, cho rằng phe Xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một thể thống nhất, có sự “chỉ đạo” từ Moscow và Bắc Kinh. Theo đó, việc “để mất” một quốc gia “vào tay cộng sản”, sẽ khiến các quốc gia khác sụp đổ, rơi vào phe XHCN như những con bài Domino.

Bất chấp việc huy động sức mạnh quân sự và tài chính khổng lồ, Mỹ vẫn không thể ngăn Việt Nam thống nhất đất nước. Đây được coi là một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử chính trị – quân sự của Mỹ tính đến thời điểm đó:

Chi phí và tổn thất

– Hơn 58.000 lính Mỹ thiệt mạng, hàng trăm nghìn binh sĩ bị thương.

– Tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD (tính theo thời giá hiện nay).

– Uy tín của Mỹ bị tổn hại nghiêm trọng, xã hội chia rẽ, phong trào phản chiến bùng nổ.

(Thiệt hại nhân lực về phía Việt Nam ở cả hai miền là trên 3 triệu người)

Hệ quả địa chính trị

– Mỹ thất bại trong việc kiềm chế Việt Nam, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975.

– Liên Xô hưởng lợi lớn từ sự suy yếu của Mỹ:

Về mặt kinh tế: Trong khi Mỹ sa lầy ở Việt Nam, Liên Xô có thời gian để tập trung phát triển công nghiệp và kinh tế quân sự.

Về ảnh hưởng toàn cầu: Nhiều nước thuộc thế giới thứ ba chọn liên minh với Liên Xô, giúp Moscow gia tăng vị thế trên trường quốc tế.

Về củng cố sức mạnh quân sự: Liên Xô giành thế cân bằng với Mỹ trong bộ ba vũ khí chiến lược (tên lửa hạt nhân liên lục địa, máy bay ném bom, tàu ngầm hạt nhân), buộc Mỹ phải đàm phán giải trừ quân bị SALT.

Sau khi rút khỏi Việt Nam, Mỹ tập trung vào cuộc đối đầu trực tiếp với Liên Xô, điều chỉnh chiến lược sang các mặt trận khác như bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc cho đến các sáng kiến công nghệ và kinh tế nhằm duy trì ưu thế trước đối thủ.

II. Chiến dịch chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq (2001-2021) hao tiền tốn của, không mang lại hiệu quả

Sau sự kiện khủng bố 11/9/2001, Mỹ phát động “Cuộc chiến chống khủng bố” nhằm lật đổ chế độ Taliban ở Afghanistan và Tổng thống Saddam Hussein ở Iraq. Ban đầu, Mỹ giành được thắng lợi quân sự nhanh chóng và áp đảo, nhưng về lâu dài, đây lại là một trong những thất bại chiến lược lớn nhất của nước này do can thiệp sâu vào quá trình hậu chiến.

Chi phí và tổn thất

– Khoảng 4.000 tỷ USD (bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp).

– Hàng chục nghìn lính Mỹ thiệt mạng và bị thương.

– Xã hội Mỹ bị chia rẽ, lòng tin vào chính phủ suy giảm nghiêm trọng.

Hệ quả địa chính trị

– Mỹ không thể tiêu diệt hoàn toàn khủng bố: Al-Qaeda, ISIS và nhiều tổ chức khủng bố khác vẫn tồn tại và mở rộng hoạt động tại Trung Đông và Bắc Phi.

– Sai lầm chiến lược: Mỹ lựa chọn chiến tranh quy mô lớn thay vì sử dụng các phương pháp hiệu quả, ít tốn kém hơn như tình báo, biệt kích, tấn công chính xác bằng tên lửa hoặc cắt nguồn tài chính của khủng bố.

– Làm cho Mỹ suy yếu, tạo lợi thế cho Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ: Trong khi Mỹ sa lầy tại Trung Đông, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng mọi mặt từ về kinh tế, công nghệ, ngoại giao, đến văn hóa, quân sự ở nhiều khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Kết cục

– Mỹ rút khỏi Afghanistan năm 2021, Taliban ngay lập tức quay lại nắm quyền, khiến 20 năm can thiệp của Mỹ trở thành vô nghĩa.

– Iraq vẫn bất ổn, trở thành khu vực ảnh hưởng của Iran.

Sau khi rút lui khỏi Trung Đông, Mỹ cố gắng chuyển trọng tâm sang đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, đến thời chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden, xung đột Ukraine nổ ra, tiếp tục kéo Mỹ vào một ván cờ khác, một lần nữa làm suy giảm nội lực cũng như chiến lược của Mỹ.

Xung đột Nga-Ukraine được cho là sẽ có những bước ngoặt quan trọng trong năm 2025. (Nguồn: Reuters)
Xung đột Nga-Ukraine được cho là sẽ có những bước ngoặt quan trọng trong năm 2025. (Nguồn: Reuters)

III. Hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga (2022-nay) – Mỹ và phương Tây suy yếu còn đối thủ mạnh lên

Mỹ và phương Tây đã cung cấp khoảng 300 tỷ USD viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine với mục tiêu làm suy yếu Nga, nhưng sau hơn ba năm, cục diện chiến trường không thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine.

Chi phí và tổn thất

– 175 tỷ USD từ Mỹ, tổng viện trợ phương Tây lên đến 300 tỷ USD.

– Các kho vũ khí của phương Tây cạn kiệt, trong khi Nga đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng, từng bước vô hiệu hóa các lệnh cấm vận và thành công xây dựng nền kinh tế thời chiến dù chịu rất nhiều thiệt hại.

Hệ quả địa – chính trị

– Không đạt được mục tiêu chiến lược: Ukraine không giành lại được lãnh thổ, trong khi Nga tiếp tục duy trì thế thượng phong.

– Phương Tây suy yếu:

Về kinh tế: EU chịu tác động nặng nề vì mất nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga.

Về chính trị: Châu Âu chia rẽ về cách tiếp cận đối với Nga, trong khi Mỹ ngày càng bị hạn chế khả năng can thiệp.

Về quân sự: NATO bị suy yếu do tiêu hao nguồn lực mà không đạt được lợi ích chiến lược rõ ràng.

Nga và Trung Quốc hưởng lợi

– Nga chuyển đổi nền kinh tế sang thời chiến, đẩy mạnh sản xuất vũ khí và phát triển công nghệ quân sự.

– Nga – Trung liên minh chặt chẽ hơn, xây dựng “quan hệ đối tác không giới hạn”, hình thành trục đối trọng với phương Tây.

Khi lên cầm quyền, cũng như các đời Tổng thống trước đó, Tổng thống Donald Trump thấy khi đã dốc hết lực từ quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính (trừ can thiệp quân sự trực tiếp – điều mà Mỹ và NATO không thể vì sẽ dẫn đến Thế chiến thứ III) thì phải “xoay cờ” thật nhanh để chơi ván mới, tập trung nguồn lực vào một mối đe doạ lớn và duy nhất trước khi mọi việc trở nên quá muộn.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov cùng Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud và các thành viên đoàn Nga và Mỹ tại Cung điện Diriyah, ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia trong cuộc gặp ngày 18/2. (Ngu
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov cùng Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud và các thành viên đoàn Nga và Mỹ tại Cung điện Diriyah, ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia trong cuộc gặp đầu tiên tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột Nga – Ukraine, ngày 18/2. (Nguồn: theguardian)

Ba bài học chiến lược từ các thất bại trên của Mỹ

1. Khi không đạt được mục tiêu, Mỹ sẵn sàng đoạn tuyệt với chính sách cũ và bày lại bàn cờ mới. Dù đã đầu tư hàng nghìn tỷ USD và sinh mạng binh sĩ, khi thấy không thể đạt được mục tiêu đề ra, Mỹ sẵn sàng rút lui để tái thiết chiến lược. Việc rút khỏi Việt Nam, Trung Đông và sắp tới có thể là Ukraine đều phản ánh tính thực dụng này.

2. Không để một cuộc xung đột kéo dài làm suy kiệt nội lực quốc gia. Cả ba cuộc chiến đều khiến Mỹ tiêu tốn tài nguyên khổng lồ trong khi đối thủ như Liên Xô, Trung Quốc lại hưởng lợi. Washington nhận ra rằng để duy trì vị thế siêu cường, họ phải tránh bị cuốn vào các cuộc chiến tiêu hao không mang lại lợi ích chiến lược rõ ràng. Trong trường hợp xung đột Nga-Ukraine, Chính quyền Tổng thống Donald Trump thấy rằng không thể để Ukraine hay cuộc xung đột Nga – Ukraine quyết định vận mệnh của Mỹ và phương Tây và đây là lúc Mỹ cần phải hành động dứt khoát và quyết liệt. Trước đó, tại Afghanistan năm 2021, khi thay đổi chiến lược, chính quyền Tổng thống Biden cũng rút nhanh bằng mọi giá, thậm chí còn không kịp mang đi kho vũ khí trị giá hàng tỷ USD.

3. Lựa chọn phương pháp can thiệp hiệu quả, không phụ thuộc vào chiến tranh quy mô lớn. Việc triển khai quân sự quy mô lớn tại Việt Nam, Afghanistan, Iraq hay Ukraine đã chứng minh sự không hiệu quả. Mỹ đang dần chuyển hướng sang sử dụng sức mạnh kinh tế, công nghệ, và ngoại giao thay vì phụ thuộc vào chiến tranh truyền thống.

Là nước lớn, Mỹ luôn có khả năng và nguồn lực xoay chuyển chiến lược nhanh chóng, và sau mỗi thất bại, họ tìm cách xây dựng lại thế trận mới để tiếp tục duy trì vị thế toàn cầu. Tuy nhiên, bối cảnh, so sánh tương quan lực lượng đã thay đổi, còn nội lực của Mỹ cũng đã bị bào mòn sau nhiều cuộc chiến hao người tốn của nên câu chuyện “chuyển trụ, chuyển trục” sẽ tiếp tục là câu chuyện dài tập, chưa thể có lời giải trong ngày một, ngày hai.


* Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Mỹ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chien-dich-quan-su-dac-biet-cua-nga-3-nam-nhin-lai-305516.html

Cùng chủ đề

Hà Nội chú trọng phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng  Hà Nội hiện có 27.100ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp. Trong đó có hơn 18.000ha rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường và rừng đặc dụng, phân bố trên địa bàn 7 huyện, thị xã: Sóc Sơn, Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Thời điểm này, các địa phương đang tổ chức lễ hội, hoạt động du lịch gần rừng và vùng lõi các khu...

đẩy mạnh xã hội hoá trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Khắc ghi lời Bác dạy: lương y phải như từ mẫu Ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành y tế trong chặng đường 70 năm qua, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc Lê Hồng Trung chia sẻ, ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời dạy quý báu “Lương y phải như từ mẫu”. Trong 70 năm qua, ngành y tế cả nước...

Bước ra phố cùng chân váy da, quyến rũ và lôi cuốn trong từng chi tiết

Ngắn, midi hay dài, chân váy da đều nâng tầm mọi trang phục mùa lạnh lẫn mùa hè....

Hội đồng Anh nói gì?

Nhiều người hoang mang, lo ngại trước thông tin lộ đề thi chứng chỉ IELTS khiến Hội đồng Anh phải đổi sang đề dự phòng (Đề đỏ - Contingency Test) ở cả ba kỹ năng Nghe, Đọc, Viết trong ngày 22/2. ...

Xe cấp cứu chở bệnh nhân bốc cháy dữ dội trên quốc lộ ở Bình Dương

Xe cấp cứu chở bệnh nhân trên đường từ Bình Dương đi TPHCM thì bất ngờ bốc cháy dữ dội trên quốc lộ. Chiều nay (25/2), Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương đang phối hợp với công an phường Vĩnh Phú điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc một xe cấp cứu bốc cháy khi đang chở bệnh nhân. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 13h30 cùng ngày, một chiếc xe cấp cứu chở bệnh nhân từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mối quan hệ đồng minh với Mỹ đang sụp đổ

Cựu Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cảnh báo mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang sụp đổ và kêu gọi châu Âu chấp nhận khả năng phải đơn độc đối phó với các mối đe dọa an ninh.

Định giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi ích cho các bên

Baoquocte.vn. Việt Nam cần hướng tới xây dựng và ban hành biểu giá điện phù hợp cho cả điện gió, điện mặt trời, điện được hình thành từ các dạng năng lượng tái tạo khác hài hòa lợi ích của tất cả các bên.

Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025

Chiều 25/2, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” đã chính thức khai mạc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo. Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp lễ khai mạc và đưa tin về tất cả các phiên làm việc của Diễn đàn.

Căn bệnh chưa xác định khiến hàng chục người tử vong

Ngày 25/2, theo thông tin từ các bác sĩ tại hiện trường và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một căn bệnh chưa xác định khiến hơn 50 người thiệt mạng tại khu vực Tây Bắc CHDC Congo.

Giá cà phê lao dốc mạnh trên toàn sàn, trong nước có “miễn nhiễm”, thị trường vẫn trong cơn khát?

Ngành công nghiệp cà phê có khả năng phục hồi và đã vượt qua những cơn bão. Sự biến động dai dẳng của thị trường gần đây và giá bán lẻ tăng cao đặt ra những thách thức và cơ hội mới, được cho sẽ định hình lại ngành cà phê toàn cầu, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Bài đọc nhiều

Từ cô bé Việt nhút nhát đến ngôi sao sáng của ngành khoa học dữ liệu

Với niềm đam mê và ngọn lửa nhiệt huyết, 'cô bé nhút nhát' mê toán Trần Thị Kim Khuyên đã trở thành gương mặt nổi bật và đầy triển vọng của ngành khoa học dữ liệu thế giới. ...

Ông Trump bất ngờ sa thải Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21.2 đột ngột sa thải tướng không quân CQ Brown Jr. khỏi vị trí chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân của nước này - vị trí sĩ quan cấp cao nhất trong quân đội...

Nổ bom ngay trước chuyến thăm tới tỉnh miền Nam của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Ngày 23/2, một số vụ nổ bom đã xảy ra tại các tỉnh miền Nam Thái Lan gây thương vong. Đáng chú ý, có vụ nổ xảy ra ngay trước khi phái đoàn của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra tới.

Tố Israel trốn tránh, Hamas tuyên bố tạm ngừng đàm phán ngừng bắn giai đoạn 2 ở Dải Gaza

Ngày 23/2, phong trào Hamas ở Dải Gaza đã lên án Israel vì quyết định hoãn thả tù nhân và những người Palestine bị giam giữ,

EU họp khẩn về Ukraine và an ninh châu Âu, ông Zelensky muốn gặp ông Trump

Các lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp khẩn hôm 6.3 để bàn về các bước kế tiếp cho Ukraine và an ninh châu Âu. ...

Cùng chuyên mục

Hội thảo phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng ở TP.HCM

Hôm nay (25.2), UBND TP.HCM và Tổng Lãnh sự quán Anh đồng tổ chức Hội thảo giải pháp phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) trên địa bàn thành phố. ...

Mối quan hệ đồng minh với Mỹ đang sụp đổ

Cựu Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cảnh báo mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang sụp đổ và kêu gọi châu Âu chấp nhận khả năng phải đơn độc đối phó với các mối đe dọa an ninh.

Ukraine có thể vào EU trước năm 2030

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 24.2 dự báo Ukraine có thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trước năm 2030, và xem đây là một đảm bảo an ninh quan trọng. ...

Bí ẩn chưa lời giải về quần thể đá ‘biết đi’ của phương Đông

Rujm el-Hiri, một quần thể đá cổ xưa ước tính gần 5.000 năm tuổi, có khá nhiều biệt danh, từ Stonehenge của phương Đông, Stonehenge vùng Levant, và Bánh xe của các hồn ma. ...

Mới nhất

Xuất khẩu hơn 40 tỷ USD nhưng phụ thuộc, dệt may muốn khắc phục điểm yếu gì?

Ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu hơn 40 tỷ USD nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu và mong muốn tìm giải pháp khắc phục. Đại bàng tìm đến Mới đây, lãnh đạo Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Syre về dự án sản xuất vải công nghệ cao. Theo...

Giá vàng hôm nay vẫn tăng rất mạnh, nhà đầu tư cẩn thận “lỗ chồng lỗ”

Thời điểm 10h ngày 25/2, giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục, kéo theo giá vàng nhẫn, giá vàng miếng SJC trong nước hôm nay tăng rất cao. Giá vàng hôm nay, trong phiên giao dịch rạng sáng 25/2, giá vàng thế giới tiếp tục bứt phá, ghi nhận tuần tăng thứ 9 liên tiếp...

23 cán bộ công an cấp trưởng, phó phòng ở Bình Thuận xin nghỉ hưu trước tuổi

Công an tỉnh Bình Thuận vừa công bố Quyết định về nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với 23 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. ...

Công bố Quyết định kiểm tra với Đảng ủy Công an Trung ương

(NLĐO) - Ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm Trưởng Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, kiểm tra đối với Đảng ủy Công an Trung...

Giá vàng ở vùng đỉnh, nên mua vàng miếng SJC hay vàng nhẫn?

(NLĐO) – Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh kỷ lục thúc đẩy giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng vọt, nên mua vàng miếng...

Mới nhất