Trang chủChính trịChủ quyềnChiến dịch K5 lịch sử

Chiến dịch K5 lịch sử

Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, chiến dịch K5 được xem là công trình “cắm mốc biên giới” ngoài biên cương Tổ quốc, góp phần quan trọng cho cách mạng Campuchia thắng lợi…

Tháng 12-1978, lần đầu tiên tôi biết trên thực địa thế nào là biên giới khi đơn vị tôi đóng quân ở Ngã ba Đông Dương. Hiện khu vực này thuộc cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, nơi có cột mốc số 0, đánh dấu khởi đầu cho tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia dài khoảng 1.137 km, điểm kết thúc ở bờ vịnh Thái Lan, tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Kampot, với cột mốc mang số hiệu 314.

Bảo vệ biên cương Tổ quốc từ xa

Tháng 3-1979, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường Đông Bắc Campuchia, Sư đoàn 309 rút quân về nước. Từng đoàn xe quân sự vượt biên giới không chiến tuyến trở về, qua ngã ba biên giới đầy kỷ niệm, để làm một cuộc không vận hàng ngàn cây số đến chiến trường Battambang, giáp biên giới với Thái Lan, cũng với mục đích bảo vệ biên giới Campuchia – Thái Lan, cũng như bảo vệ biên cương Tổ quốc từ xa, trong đội hình của Mặt trận 479.

Đơn vị chúng tôi đóng ở thị trấn Pailin. Nhiều lần hành quân truy quét địch dọc tuyến biên giới phía Tây Pailin – từ Tà Sanh, Xăm Lốt đến Cao Mê Lai – trải dài hơn 60 km, tôi cố tình tìm kiếm những cột mốc biên giới nhưng không thấy. Một lần đi lấy nước từ điểm tựa B1 ở Pailin, tôi tình cờ thấy 1 cột mốc bằng đá mang số hiệu 64 khá đơn sơ. Tình trạng này là do lịch sử để lại bởi Batttambang từng bị Thái Lan chiếm đóng, đến năm 1909 thì thực dân Pháp dưới danh nghĩa bảo hộ đã lấy lại; đến năm 1953 thì thuộc Campuchia.

Sau khi tàn quân Pol Pot trỗi dậy, đường biên giới ngày càng phức tạp. Dưới sự giúp sức của thế lực bên ngoài, 3 phái phản động trỗi dậy (Pol Pot, Srâyka, Moulinaka) lợi dụng đường biên giới dài, lập nhiều căn cứ lõm trên đất Campuchia, lấn sang biên giới Thái Lan.

Mùa khô 1984 – 1985, nước ta và nước bạn quyết tâm làm sạch biên giới, tiến hành chiến dịch K5 – chiến dịch có tính chất phòng thủ quốc gia, xây tuyến phòng thủ dọc biên giới Thái Lan với quy mô rất lớn, chủ yếu do Mặt trận 479 đảm nhận cùng lực lượng quân đội cách mạng của nước bạn.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Chiến dịch K5 lịch sử - Ảnh 1.

Thượng tướng Lê Đức Anh, Tư lệnh 719 (thứ 3 từ trái sang), có mặt ở biên giới để chỉ đạo chiến dịch K5

Để chỉ đạo chiến dịch lịch sử này, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam (Bộ Tư lệnh 719) tại Campuchia lúc đó là Thiếu tướng Lê Nam Phong, Thượng tướng Lê Minh Châu (Năm Ngà – Tư lệnh Quân khu 7) và cả Tư lệnh 719 – Thượng tướng Lê Đức Anh đều có mặt. Đây là tuyến phòng thủ nổi tiếng trong lịch sử quân đội ta và bạn nhưng là một khái niệm mới chưa từng có trong lịch sử quân đội ta.

Theo đó, dọc tuyến biên giới từ Cao Mê Lai đến Pailin, hình thành lớp vật cản bằng cây. Các cây chỉ cưa nửa thân rồi cho ngã xuống sao cho cây đổ chồng lên nhau mà vẫn sống, gọi là cò cây. Dưới lớp cây này là bãi mìn và chông sắt. Bên trong lớp cò cây là hàng rào kẽm gai, tiếp đến là đường tuần tra. Các công sự, giao thông hào được thiết kế chắc chắn, phía trước là hào chống xe tăng. Xây dựng các điểm tựa, cụm điểm tựa dày đặc giao thông hào, kết hợp với hệ thống hỏa lực tạo thành lưới lửa cho từng khu vực…

Vấn đề quan trọng nhất là công tác dân vận để người dân nước bạn tham gia chiến dịch. Theo đại tá Nguyễn Văn Hồng, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 309, trên địa bàn do Sư đoàn 309 đảm nhận, khi đó, từ trong nội địa mạng đường sá được tu sửa, làm mới. Từng đoàn xe chở vật liệu, nước, xăng dầu, từng đoàn người tấp nập lên biên giới. Các lán trại dựng dày đặc trên những tuyến đường ra biên giới. Lực lượng dân công còn mang theo cả máy phát điện. Ban đêm đèn điện tỏa sáng, tiếng nói cười của dân quân rộn rã. Cả nước Campuchia như một công trường đang hối hả xây dựng.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Chiến dịch K5 lịch sử - Ảnh 2.

Bộ đội Sư đoàn 309 cùng lực lượng vũ trang Campuchia bảo vệ chủ quyền cột mốc biên giới Campuchia – Thái Lan cho nhân dân nước bạn làm tuyến K5 (1985)

Cuộc thi viết về chủ quyền: Chiến dịch K5 lịch sử - Ảnh 3.

Bộ đội Sư đoàn 309 cùng dân quân Campuchia tham gia chiến dịch K5 (Ảnh tư liệu của Sư đoàn 309)

Những trận đánh ác liệt

Theo số liệu của Mặt trận 479, trong 3 năm xây dựng tuyến phòng thủ K5 đã huy động 320.000 lượt người với 33 triệu ngày công, 52.000 dân quân, 4.700 lượt cán bộ. Xây dựng xong tuyến K5 dài 1.064 km, cài 14 triệu mũi chông, 150 triệu m cò cây, đào 50 km hào lũy, 600 km chiến hào, xây dựng 4 cụm điểm tựa, 4 đường hầm, 1.784 km đường tuần tra, 1.431 km đường nhánh từ các căn cứ sư đoàn ra tuyến trước, 32 bãi đậu trực thăng… Đó thực sự là khối lượng công việc khổng lồ.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, chỉ có quân của Mặt trận 479 là chưa đủ, còn có sự phối hợp với Mặt trận 579, 779, 979, 4 sư đoàn bạn. Cả chiến dịch chúng ta đã tổ chức đánh 14 trận cấp sư, 20 trận cấp trung đoàn, 90 trận cấp tiểu đoàn, tiêu diệt hơn 10.000 tên địch, thu nhiều vũ khí, trong đó có 1 máy bay A.37. Trận ác liệt nhất là đánh vào “Văn phòng trung ương ba phái” ở Phnôm Mê Lai tháng 2-1985, với sự tham gia của 2 sư đoàn bộ binh của ta, 2 tiểu đoàn xe tăng và lực lượng pháo binh rất mạnh của mặt trận, có lúc phải sử dụng hỏa tiễn BM13 (Ca-chiu-sa).

Đến hết năm 1987, tuyến K5 xây dựng xong, chúng ta đã làm chủ đường biên giới. Về mặt chủ quyền, tuyến K5 dù không phải thực hiện cắm mốc nhưng chúng ta đã vẽ lại, xây dựng, khẳng định lại tuyến biên giới Campuchia – Thái Lan rõ ràng, để phòng thủ, góp phần đặc biệt trong việc xây dựng thế phòng thủ và củng cố chính quyền nhân dân Campuchia vững mạnh, tạo đà cho cách mạng Campuchia phát triển vượt bậc về chất, để năm 1989 Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện về nước.

* * *

Những năm gần đây, tôi nhiều lần thăm lại chiến trường xưa, qua các cửa khẩu Mộc Bài, Hoa Lư, Lệ Thanh… Mỗi lần qua biên giới với passport cầm tay đều nhớ những lần mình qua biên giới không passport, với niềm cảm xúc dâng trào; đến Pailin, Comriêng – những thị tứ vùng biên, nay là các cửa khẩu có cột mốc rõ ràng, vững chắc, phồn thịnh, đông đúc người qua lại trong hòa bình.

Hình ảnh đó làm tôi nhớ các đồng đội đã nằm xuống dọc miền biên viễn. Họ đã góp xương máu mình để nhân dân Campuchia có cuộc sống hòa bình như hôm nay. Với các chiến sĩ tham gia chiến dịch K5, họ đã làm nên một chiến công to lớn, bảo vệ đường biên giới cho bạn và tự hào rằng đồng đội tôi đã cắm mốc biên cương, bảo vệ biên cương ở bên ngoài Tổ quốc… 

“Kiến trúc sư” K5

“Kiến trúc sư” của chiến lược K5 là Thượng tướng Lê Đức Anh. “K” là viết tắt của chữ “kar karpier”, nghĩa là “phòng thủ” trong tiếng Khmer và “5” nói đến 5 điểm chính trong kế hoạch này.

Trong lịch sử quân sự, K5 được đánh giá là kế hoạch đặc biệt, được quốc tế rất quan tâm và tất nhiên có những đánh giá khác nhau. Với chúng ta, K5 có hiệu quả rất lớn về công tác tổ chức và chiến lược, giúp quân đội Campuchia tự làm chủ .



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/chien-dich-k5-lich-su-20221105193637395.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cầu Tăng Long tăng tốc

(NLĐO) - Dự án cầu Tăng Long đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến thông xe một nhánh vào cuối tháng 2, giúp cải thiện giao thông và tạo thuận lợi cho người dân. ...

Thanh Hóa có thêm một Vườn quốc gia

(NLĐO)- Với việc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được nâng hạng, hiện tỉnh Thanh Hóa đã có 2 Vườn quốc gia ...

Kiến nghị ưu đãi cho người 18-45 tuổi mua nhà lần đầu

(NLĐO)- Kiến nghị xây dựng cơ chế cho người trẻ từ 18-45 tuổi mua nhà lần đầu được vay với lãi suất khoảng 6%-7%/năm ...

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp tham gia vào các “việc lớn” của đất nước

(NLĐO) - Theo Thủ tướng, Chính phủ rất chia sẻ với các doanh nghiệp trước các khó khăn và xác định luôn đồng hành, cùng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp ...

Thế giới mới xuất hiện

(NLĐO) - Kính viễn vọng không gian James Webb đã ghi lại hình ảnh ngoạn mục về vật thể Herbig-Haro HH 30 ma quái, nơi các hành tinh mới sắp ra đời. ...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương chuẩn bị thẩm tra dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Đề cập về công tác lập pháp và giám sát trong năm 2024, tại cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức mới...

Bộ TN&MT nhận được 6 nhóm ý kiến lớn góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao những ý kiến góp ý rõ ràng của các thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời đề nghị Cục Khoáng sản Việt...

Dấu ấn trong công tác đảng, công tác chính trị vì biển, đảo Tổ quốc

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Cục Chính trị Hải quân luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Kỷ niệm 9 năm thành lập Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167

SGGPO 12/07/2022 16:12 Là đơn vị tàu chiến đấu mặt nước hiện đại của Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn Tàu pháo - Tên lửa 167 (Vùng 2 Hải quân) được thành lập vào ngày 12-7-2013. Trải qua 9 năm xây dựng và trưởng thành, đơn vị đã khẳng định vai trò là lực lượng chủ lực của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía...

Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Tham dự về phía Bộ TN&MT có đại diện lãnh đạo Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Vụ Pháp chế, Vụ Đất đai, Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ.Về phía UBND tỉnh...

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Bất động sản Bắc Giang cất cánh nhờ quy hoạch vùng Đông Bắc Thủ đô

Bắc Giang đang là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh kinh tế Đông Bắc vùng Thủ đô, đóng vai trò kết nối Hà Nội, Hải Phòng với biên giới Lạng Sơn, đầu mối đồng bằng sông Hồng của vùng với các tỉnh Đông Bắc. Đặc biệt, TP. Bắc Giang được quy hoạch trở thành đô thị loại...

3 lãnh đạo Sở TT&TT, GTVT, Tài chính Đà Nẵng xin nghỉ hưu trước tuổi

Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Giám đốc Sở TT&TT, Tài chính và Phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 10/2, chia sẻ với PV VietNamNet, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT)...

Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”

Nhờ sự thành công của "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Chị đẹp đạp gió", mức lương của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Yeah1 đã tăng 300 - 338 triệu đồng trong năm vừa qua. Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”Nhờ sự thành công của "Anh...

Cải cách thuế và kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thực hành thuế công bằng và điều chỉnh hệ thống thuế của Việt Nam theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp...

Tôi tưởng sẽ mất con nhưng nhờ ghép tim, giờ con còn được chơi Tết…

Ánh nắng xuân dịu nhẹ, Huỳnh Tiến Phát (24 tuổi, thôn Phú Khương, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) ngồi bên hiên nhà chăm chút chú chim đang đợt thay lông. ...

Mới nhất