Trang chủChính trịQuân sựChiến binh bầu trời - Kỳ 1: Máy bay vận tải ném...

Chiến binh bầu trời – Kỳ 1: Máy bay vận tải ném bom


Hơn 40 năm kể từ khi chiếc An-26 đầu tiên được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), đến nay những chiến binh thầm lặng của bầu trời đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình…




Các máy bay An-26 được Liên Xô viện trợ, tập trung tại sân bay Gia Lâm (TP. Hà Nội), đầu năm 1983 (hình: Tư liệu)

Thượng tá Nguyễn Chí Cự, nguyên phó trung đoàn trưởng trung đoàn không quân vận tải 918, nay là lữ đoàn 918, thuộc quân chủng Phòng không – không quân (QCPKKQ) năm nay 80 tuổi, hiện đang sống tại Q.12, TP.HCM. Ông là 1 trong số ít phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam được chuyên gia Liên Xô (cũ) dạy bay máy bay vận tải quân sự An-26 cấp tốc ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất chỉ trong vòng 6 tháng và gắn bó với An-26 cho đến lúc nghỉ hưu.

Chuyển loại cấp tốc

Cuối năm 1979, khi đang là phi công C-47 (máy bay chiến lợi phẩm của Mỹ), thượng úy – phó phi đội trưởng Nguyễn Chí Cự được cấp trên gọi lên quán triệt: “Tới đây, trung đoàn sẽ được trang bị khí tài mới của Liên Xô (cũ). Anh là người đầu tiên chuyển loại máy bay này ngay trong nước. Phải bay được trong 6 tháng, theo yêu cầu chiến trường”.




Thượng tá Nguyễn Chí Cự, nguyên phó trung đoàn trưởng 918 (nay là lữ đoàn 918).

Nghe vậy, thượng úy Cự rất lo bởi việc chuyển loại máy bay từ trước đến nay thường thực hiện trong thời gian cả năm, ở nơi sản xuất. Ông chỉ thở phào khi cuối 1980, biên đội 2 chiếc An-26 đầu tiên mang số hiệu 210, 212 cùng đoàn chuyên gia Liên Xô (cũ) có mặt tại căn cứ Tân Sơn Nhất, vừa chuyển loại phi công vừa làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy trên không.

“An-26 là máy bay vận tải tầm trung, chở được khoảng 50 người, hoặc 5,5 tấn hàng, tốc độ bay 400 – 450 km/h, tầm bay 2.000 km, phù hợp với địa hình Việt Nam. Chúng tôi đã được học và bay các máy bay do Liên Xô sản xuất nên việc làm chủ cũng thuận lợi”, thượng tá Cự kể vậy và cười: “An-26 giống như An-24 nhưng hiện đại hơn và có cửa sau”.




Tổ bay An-26 hội ý trước khi bay làm nhiệm vụ; Tư liệu.

Cam kết của Chính phủ Liên Xô (cũ) là viện trợ cho Việt Nam 1 trung đoàn, đủ 50 chiếc máy bay An-26 nên từ cuối năm 1979, QCPKKQ (thời điểm đó là quân chủng không quân) đã liên tục cử các đoàn phi công, nhân viên bay sang Liên Xô (cũ) học chuyển loại sử dụng máy bay AN-26 trong thời gian từ 6 tháng đến 3 năm, đào tạo mới từ 4 – 5 năm.

Đầu năm 1981, toàn bộ số máy bay hệ 2 (máy bay chiến lợi phẩm của Mỹ thu được sau ngày 30.4.1975) của trung đoàn 918 ngừng hoạt động bay vì vật tư kỹ thuật cạn kiệt, các máy bay đã quá hạn tổng kiểm nhiều lần.

Yêu cầu thay thế máy bay để phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia… luôn được đưa ra trong các cuộc họp của Bộ Quốc phòng. Do ta liên tục đốc thúc, phía Liên Xô (cũ) đẩy nhanh quá trình chuyển giao An-26 sang Việt Nam để lắp ráp, bay thử và đưa vào hoạt động. Toàn bộ phi công, nhân viên bay 918 được đào tạo chuyển loại sử dụng An-26 và đến giữa 1981, phi đội An-26 thứ 2 về tới Việt Nam, nâng tổng số lên 20 chiếc.




Máy bay An-26 được dùng làm chuyên cơ phục vụ lãnh đạo cao cấp, giữa những năm 80; Tư liệu.

“Có nhiều máy bay mới, rất phấn khởi. Ban đầu, đơn vị chỉ có 2 tổ bay làm giáo viên. Chúng tôi phải chọn một số phi công và nhân viên bay đã học tại Liên Xô (cũ) hoặc đã bay nhiều năm trên máy bay Liên Xô để đào tạo nhanh thành giáo viên An-26”, thượng tá Cự rành mạch và giải thích: “Hồi ấy, QCPKKQ đình chỉ hoạt động của máy bay MiG-17, MiG-19 nên nhiều phi công từ các đơn vị chuyển về 918. Đến giữa 1981, đơn vị có 15 tổ bay An-26 bay, làm được nhiệm vụ chuyển quân và thả dù”.

Do hoạt động bay cường độ cao, chỉ vài tháng sau khi về Việt Nam, một số máy bay An-26 đã phải vào xưởng bảo dưỡng kỹ thuật vào đầu tháng 6.1981. Cũng thời gian này, trung đoàn 918 cử 99 người sang Liên Xô (cũ) đào tạo phi công và nhân viên bay An-26, khóa học 4 năm.

Máy bay Liên Xô thả bom của Mỹ

Từ tháng 3.1979, nhiều khí tài quân sự được nhập vào Việt Nam, trong đó có máy bay vận tải quân sự An-26 của Liên Xô (cũ). Ngày 16.4.1979, đại tá Lương Hữu Sắt, phó tư lệnh về kỹ thuật – hậu cần của quân chủng không quân (sau là trung tướng, phó chủ nhiệm tổng cục kỹ thuật, Bộ quốc phòng) giao nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận máy bay An-26 cho các đơn vị trong quân chủng và chỉ đạo Xưởng A41 (nay là nhà máy A41, cục kỹ thuật PKKQ) tổ chức đoàn cán bộ nhân viên sang Liên Xô (cũ) chuyển loại quy trình bảo dưỡng kỹ thuật máy bay An-26.




Lắp bom lên máy bay An-26 để làm nhiệm vụ chiến đấu tại Campuchia, 1984; hình: Tư liệu.

Đầu tháng 8.1979, đoàn chuyển loại của A41 gồm 27 người sang Liên Xô. Lý thuyết học tại TP. Kirovohrad (nay là Học viện bay Kirovohrad của Đại học Hàng không Quốc gia, Ukraina), thực hành tại trường không quân Krasnodar (nay là Học viện không quân Krasnodar, Liên bang Nga).

Đoàn phó chuyển loại hồi ấy là trung úy Nguyễn Thanh Lâm, sau trưởng thành làm đại tá – giám đôc nhà máy A41, giờ đã nghỉ hưu, kể: “Đến đầu 1980, nguồn vật tư kỹ thuật của máy bay hệ 2 (máy bay Mỹ thu được sau ngày 30.4.1975) cạn kiệt, các máy bay đã quá hạn tổng kiểm nhiều lần, trong khi nhu cầu chi viện hỏa lực của bộ đội trên chiến trường Campuchia ngày càng cao. Quá bức bách, quân chủng phải ký quyết định cho tăng hạn sử dụng 2 máy bay C-130 số 04 và 05 thêm 6 tháng”.

Cái khó ló cái khôn. Những cán bộ kỹ thuật không quân nêu ý kiến: “Tại sao không cải tiến máy bay vận tải An-26 thành máy bay ném bom?”. Tháng 6.1980, quân chủng giao nhiệm vụ cho A41 nghiên cứu cải tiến máy bay An-26 chuyên vận tải thành máy bay ném bom. Nhiều sáng kiến được đưa ra, cuối cùng phương án “trang bị bom MK-81, MK-82 của Mỹ lên máy bay An-26” của kỹ sư Nguyễn Hữu Sửu và trợ lý Viện Kỹ thuật không quân Nguyễn Kim Khôi được thông qua. Các phương án cải tiến được đưa ra: Lắp bom vào giá treo ngoài máy bay; lắp bom vào khoang chở hàng…

“Cấp trên duyệt phương án lắp bom vào khoang chở hàng và chiếc An-26 số 261 được đưa vào cải tiến đầu tiên”, đại tá Nguyễn Thanh Lâm cho biết vậy và trầm ngâm: “Lần đầu tiên biến đổi công năng hệ máy bay vận tải XHCN thành ném bom của tư bản. Chỉ sợ bom Mỹ không tương thích với máy bay Liên Xô. Biết là có thể nguy hiểm đến tính mạng nhưng không còn cách nào khác vì lúc ấy ta hết máy bay ném bom, trong khi yêu cầu của chiến trường đòi hỏi cấp bách”.




Máy bay An-26 số hiệu 248 và 252 tại căn cứ Tân Sơn Nhất, 2017.

Đánh Fulro, diệt Polpot

Từ năm 1981 – 1984, tàn quân Fulro ở Tây nguyên bị truy quét mạnh nên rút vào vùng rừng núi hiểm trở, lập căn cứ hoạt động, câu kết với tàn quân Khmer Đỏ phá hoại ta. Lực lượng bộ binh đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thể truy quét tiêu diệt triệt để. Đầu tháng 3.1984, Bộ Tổng tham mưu lệnh cho không quân sử dụng máy bay ném bom của trung đoàn 918 chi viện cho bộ binh quân khu 5 đánh phá căn cứ Fulro.




Lãnh đạo chỉ huy trung đoàn 918 nhận nhiệm vụ trước chiến dịch mùa khô 1984; Tư liệu.

Thời điểm đầu 1984, các phi công An-26 đã qua thực hành ném bom, có trình độ bay chiến đấu trong đội hình 6-9-12 chiếc ban ngày. Sáng 9.3.1984, biên đội 8 máy bay An-26 (7 chiếc mang bom trực tiếp đánh phá mục tiêu, chiếc thứ 8 chuyển tiếp liên lạc trên không) của trung đoàn 918 do trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy đã cất cánh từ Tân Sơn Nhất đến mục tiêu, thả bom diệt gọn căn cứ Fulro.




Từ mùa mưa 1980, quân tình nguyện Việt Nam mở nhiều đợt truy quét tàn quân Khmer Đỏ. Các trận đánh đã làm tăng nhanh số thương binh nặng nên Bộ quốc phòng yêu cầu dùng máy bay An-26 vận chuyển thương binh từ Campuchia về sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và chở quân tình nguyện sang Campuchia. Trung đoàn 918 đã tổ chức bay 2 – 4 chuyến/tuần, góp phần cứu chữa hàng nghìn thương bệnh binh, làm giảm thương vong đáng kể và bổ sung quân số kịp thời cho các mặt trận
Lữ đoàn 918, QCPKKQ

 

Từ chiến thắng trận đầu của máy bay An-26, trong tháng 3.1984, các biên đội An-26 của trung đoàn 918 đã đánh bom các căn cứ Fulro ở mặt trận 579, xóa sổ sư đoàn 920 Khmer Đỏ, căn cứ đầu não của quân khu Đông bắc tại rừng núi tỉnh Kratié, tây bắc Biển Hồ, Kampong Thom…

Trong suốt thời gian quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, máy bay An-26 của trung đoàn 918 không chỉ chuyển quân, cứu thương, chở vũ khí, trang thiết bị… mà còn đánh bom phá MK-81 và bom bi CBU tiêu diệt nhiều căn cứ đầu não, triệt phá các nguồn dự trữ vũ khí, lương thực thực phẩm của quân Khmer Đỏ.




An-26 và tổ bay tại căn cứ Tân Sơn Nhất, 1985; Tư liệu

Đại tá Nguyễn Anh Sơn, nguyên chủ nhiệm bay của lữ đoàn 918 kể: Rất nhiều lần An-26 đánh vào khu vực Núi Chi – vùng rừng núi hiểm trở gần biên giới Thái Lan, nơi Khmer Đỏ xây dựng tuyến phòng thủ khá vững chắc từ tháng 1.1979 và tổ chức khai thác vàng lấy tiền mua vũ khí. Ngày 27.4.1984, trung đoàn 918 sử dụng 4 máy bay An-26 bay từ Biên Hòa thả bom, phá hủy căn cứ. Khmer Đỏ ngưng trệ một thời gian và tháng 9.1985 chúng từng bước tổ chức lại việc khai thác và xây dựng Núi Chi thành căn cứ lớn. Sáng 22.9.1985, biên đội 4 chiếc An-26 mang bom MK-81, bom bi CBU-49 bay theo đường Biên Hòa – Krache – Cù Lao Preng, đánh bom vào Núi Chi từ độ cao 3.500 m. Ngay sau khi An-26 đánh bom, bộ binh Quân khu 7 ồ ạt tiến công làm chủ trận địa.




Vận chuyển thương binh từ chiến trường Campuchia về Việt Nam bằng máy bay vận tải quân sự của trung đoàn 918 (nay là lữ đoàn 918, quân chủng PKKQ); Tư liệu.

“Có lần ném, giá bom bi CBU bằng gỗ rơi theo, làm ảnh hưởng một số bộ phận sau đuôi. Chuyên gia qua kiểm tra sau khi chấn chỉnh, lắc đầu: Chỉ bộ đội Việt Nam mới làm được điều này”, thượng tá Nguyễn Chí Cự kể lại và trầm giọng: “Ngày 11.2.1982, chuyến bay An-26 từ Pochentong (Phnom Penh, Campuchia) về Tân Sơn Nhất bị lạc đường, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sườn đồi gần thị trấn Sakeo, cách biên giới Thái Lan – Campuchia khoảng 30 km. Do tiếp đất mạnh, phi công Hoàng Văn Khải bị thương nặng và hy sinh. 99 ngày sau, phía Thái Lan mới trao trả 4 phi công – nhân viên bay và bình tro cốt của anh Hoàng Văn Khải”…




Tổ bay An-26 đang thực hiện nhiệm vụ bay trinh sát trên biển, 2017

Thiếu tướng Trương Văn Thanh, nguyên phó tư lệnh bộ đội biên phòng nhớ lại thời điểm làm nhiệm vụ quốc tế cùng trung đoàn 8 biên phòng ở tỉnh Pailin, Campuchia những năm 1979 – 1988: “Những trận đánh bom của không quân vận tải là nỗi khiếp sợ của lính Polpot và cứ thấy máy bay vận tải  An-26 là chúng bỏ chạy, gọi đó là… B52 của quân đội Việt Nam”..




Nguồn: https://thanhnien.vn/chien-binh-bau-troi-ky-1-may-bay-van-tai-nem-bom-1851022152.htm

Cùng chủ đề

Trên đất Lào không có chiến thắng nào không có hy sinh của Quân tình nguyện Việt Nam

Trên đất nước Lào, không có nơi nào mà không có dấu chân của quân tình nguyện Việt Nam, không có chiến thắng nào mà không có sự hy sinh đóng góp của quân tình nguyện Việt Nam. Sáng 25/10, Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo khoa học "Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm". Cách đây 75 năm, ngày 30/10/1949, Ban Thường...

Trên đất nước Lào, nơi đâu cũng có dấu chân của Quân tình nguyện Việt Nam

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì Hội thảo khoa học với chủ đề "Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm". Phát biểu tại hội thảo, Thượng tướng, Tiến sỹ Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, cách đây 75 năm, ngày 30/10/1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương...

Hình ảnh hiếm thấy không quân Việt Nam diễn tập ném bom, bắn rocket ban đêm

(Dân trí) - 6 lượt tiêm kích Su-27 cùng 2 trực thăng Mi-8 của không quân Việt Nam lần lượt xuất kích, ném bom và phóng rocket tiêu diệt mục tiêu mặt đất trong đêm, xuất sắc hoàn thành đợt diễn tập TB-2 năm 2024. Hình ảnh hiếm thấy tiêm kích Su-27, trực thăng Mi-8 của không quân Việt Nam diễn tập ném bom, bắn rocket ban đêm (Video: Vũ Thịnh) Đêm 25/9, Sư đoàn 372 (Quân chủng Phòng không Không...

Khám phá máy bay vận tải lớn nhất Việt Nam chở quân, thiết bị lên Điện Biên Phủ

CASA-295 là máy bay vận tải lớn nhất và hiện đại nhất của Không quân được giao nhiệm vụ chuyển quân, thiết bị phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Chiếc máy bay vận tải thuộc biên chế của Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không Không quân (Bộ Quốc phòng) sở hữu nhiều tính năng hiện đại, có thể tham gia vào các loại nhiệm vụ khác nhau và có thể hoạt động trong...

Theo máy bay vận tải hiện đại lớn nhất của Không quân Việt Nam lên Điện Biên Phủ

CASA C-295 - một trong những máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Việt Nam những ngày này liên tục thực hiện những chuyến bay chuyển quân, thiết bị tới Điện Biên Phủ. Khi Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ ngày càng cận kề, tần suất vận hành máy bay vận tải CASA C-295 của Lữ đoàn Không quân 918, Quân chủng Phòng không Không quân (Bộ Quốc phòng) càng dày. Tuy nhiên, tất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/2/2025 tăng mạnh kỳ hạn 9 tháng

Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/2/2025, lãi suất huy động chính thức mất mốc cao nhất 6,8%/năm sau khi Eximbank điều chỉnh lãi suất huy động. Trong khi đó, kỳ hạn 9 tháng tăng mạnh tới 0,9%. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng tăng lãi suất các kỳ hạn từ 1-12 tháng, đồng thời giảm lãi suất các kỳ hạn từ 15-36 tháng. Theo biểu lãi suất huy...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm trường hợp vi phạm dạy thêm, học thêm

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh THCS, THPT trong tháng 2/2025 Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm gửi Bộ...

Nạn nhân mã độc tống tiền ngày càng ‘rắn’

Các khoản thanh toán mã độc tống tiền giảm hơn 1/3 trong năm 2024 do số lượng nạn nhân từ chối thỏa hiệp với hacker tăng lên. Hãng phân tích tiền mã hóa Chainalysis vừa công bố báo cáo cho thấy, năm 2024, bất chấp số lượng nạn nhân của mã độc tống tiền tăng lên, ngày càng ít người đồng ý thỏa hiệp với hacker. Theo đó, các khoản thanh toán giảm 35% xuống 814 triệu USD so với mức...

Bỏ quy định tăng 1 bậc lương khởi điểm đối với nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo được chỉnh lý theo hướng bỏ quy định lương khởi điểm của giáo viên tăng 1 bậc trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước 5 năm. Sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo; trong đó có nhiều quy định liên quan đến...

VietCredit báo lãi 69,6 tỷ đồng sau quá trình số hoá

Báo cáo tài chính quý IV/2024 của Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit) ghi nhận kết quả tích cực khi lợi nhuận sau thuế đạt 69,6 tỷ đồng, chứng minh cho sự chuyển biến tích cực sau quá trình chuyển đổi số. Tính đến 31/12/2024, tổng tài sản của VietCredit đạt 8,163 tỷ đồng, tăng 81% so với mức 4,489 tỷ đồng cuối quý III, phần lớn đến từ danh mục cho vay khách hàng. Chi phí...

Bài đọc nhiều

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu kiểm tra hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị tại Lữ đoàn 270

Chiều 6-6, đoàn công tác do Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, nắm tình hình hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) 6 tháng đầu năm 2023 tại Lữ đoàn 270 (Quân khu 5)....

Ký kết chương trình phối hợp công tác giữa Đảng ủy Học viện Hải quân và Thành ủy Nha Trang

Chiều 1-6, Đảng ủy Học viện Hải quân và Thành ủy Nha Trang tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2023-2025. Đồng chí Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết...

Học viện Hậu cần tổ chức Lễ tốt nghiệp đợt 2 các khóa đào tạo năm học 2022-2023

Sáng 16-6, Học viện Hậu cần tổ chức Lễ tốt nghiệp đợt 2 các khóa đào tạo năm học 2022-2023 cho 43 học viên thuộc các đối tượng đào tạo cán bộ hậu cần cấp chiến thuật, chiến dịch, đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội trình độ đại học Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia;...

Chính thức tăng hạn tuổi nghỉ hưu của Công an nhân dân từ ngày 15-8 tới

Chiều 22-6, với đa số đại biểu tán thành (83,81% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân. Luật này...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Lãnh đạo Thành ủy dự phát động Tết trồng cây tại Quận Hai Bà Trưng

Kinhtedothi-Sáng nay, 7/2, tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, UBND Quận Hai Bà Trưng tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong. Cùng dự có: Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm...

Đủ cách đối phó với thuế của ông Trump

Giới quan sát nhận định thâm hụt thương mại của Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, khi các doanh nghiệp tranh thủ tích trữ hàng hóa để tránh thuế cao. ...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/2/2025 tăng mạnh kỳ hạn 9 tháng

Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/2/2025, lãi suất huy động chính thức mất mốc cao nhất 6,8%/năm sau khi Eximbank điều chỉnh lãi suất huy động. Trong khi đó, kỳ hạn 9 tháng tăng mạnh tới 0,9%. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng tăng lãi suất các...

Ukraine chờ đợi kế hoạch chấm dứt xung đột từ Mỹ, áp lực lại “đè lên vai” Tổng thống Zelensky

Hãng thông tấn Interfax ngày 6/2 dẫn tuyên bố của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, người đồng cấp Mỹ Donald Trump chưa có kế hoạch chính thức nhằm chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Đề xuất bổ sung thêm quy định để siết dạy thêm, học thêm

Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Mới nhất