Trang chủDestinationsKon TumChế tác, bảo tồn nhạc cụ truyền thống

Chế tác, bảo tồn nhạc cụ truyền thống



09/08/2023 13:02


Để góp phần bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống, người Xơ Đăng ở thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) tích cực nghiên cứu chế tác và lưu giữ nhạc cụ dân tộc; đồng thời, trao truyền vốn văn hóa của dân tộc mình cho thế hệ trẻ.

Vào buổi chiều mưa tầm tã, chúng tôi đến nhà ông A Tủi (ở khối phố 5, thị trấn Đăk Tô) bắt gặp hình ảnh ông đang say sưa đánh đàn ting ning và cùng lời hát ngân vang lúc trầm, lúc bổng. Tiếng đàn ting ning của ông A Tủi ngân  lên đem lại cho chúng tôi nhiều cung bậc cảm xúc, như được sống trong không gian của lễ hội.

Thấy chúng tôi bước đến, ông A Tủi dừng đàn và vui vẻ giới thiệu những nhạc cụ truyền thống mà bản thân ông đã làm ra. Vừa cho chúng tôi xem, ông vừa kể, từ thuở nhỏ, ông đã đam mê tiếng đàn, các nhạc cụ cổ truyền của đồng bào Xơ Đăng. Tâm hồn trẻ thơ của ông luôn bay bổng theo giai điệu thánh thót của những tiếng đàn trong mùa lễ hội. Ông may mắn được những nghệ nhân trong làng hồi xưa chỉ dạy, nên mới 15 tuổi, ông đã thành thạo chế tác đàn ting ning và đàn t’rưng.








Các nghệ nhân ở thị trấn Đăk Tô đều tâm huyết và mong muốn lưu giữ nhạc cụ truyền thống. Ảnh: NS

 

“Để làm ra cây đàn đẹp, âm thanh đạt chuẩn thì không đơn giản. Ngày xưa, người già làm một cây đàn t’rưng phải mất cả mấy tháng trời mới xong. Tre, nứa chặt từ rừng già phải luộc phơi giàn bếp từ 3-4 năm mới có thể mang lên để làm đàn. Giờ những công đoạn đó đơn giản hơn, để làm đàn t’rưng, k’lông pút, chỉ mất từ 2-3 tuần là xong”-ông A Tủi cho biết.

Ở khối phố 3, ông A Bang cũng chơi và chế tác nhạc cụ truyền thống có tiếng cả vùng. Vừa tỉ mỉ ngồi vót những thanh nứa, ông A Bang vừa chia sẻ: Người nghệ nhân phải luôn tỉ mỉ đến từng chi tiết của mỗi nhạc cụ làm ra, đặc biệt là khâu chọn nguyên liệu tre, nứa. Mỗi lần đi chặt tre, nứa là đi gần cả hàng chục cây số. Nứa là phải chọn cây thẳng, từ 3 năm tuổi trở lên, thân không bị sâu, không bị nứt, không quá non, cũng đừng quá già. Còn để làm đàn đá, phải đi mòn theo những dòng suối chọn hòn đá có âm vang tốt, sau đó là đẽo, đục và mài để đạt âm thanh chuẩn nhất.

Theo ông A Bang, khi làm một cây đàn, ống nứa phải lấy loại không quá già vì sẽ bị nặng tay, lấy non thì bị méo âm. Đặc biệt, với đàn ting ning, quả bầu phải là giống bầu truyền thống do nhà trồng để có độ to, độ già vừa đủ và được để khô tự nhiên.








Anh A Huyền cùng ông A Bang đang chơi đàn t’rưng mới hoàn thành. Ảnh: N.S

 

Cùng ở khối phố 3 (thị trấn Đăk Tô), anh A Huyền có tiếng là người trẻ chơi nhạc cụ giỏi và chế tác nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo. Những ngày thơ ấu, anh Huyền được nghe người lớn tuổi hòa tấu nhạc cụ dân tộc rồi đam mê lúc nào không hay. Giai điệu cồng chiêng hay đàn t’rưng, đàn k’lông pút trong những lễ hội làm anh mê say. Từ đam mê đó, anh Huyền đã theo học chuyên ngành đàn t’rưng tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Huyền chọn về địa phương để theo đuổi đam mê chơi và chế tác nhạc cụ, với mong muốn lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

“Năm 2014, tôi đã tìm tòi và chế tác thành công đàn t’rưng của dân tộc. Thời điểm đó làm rất khó khăn, tôi phải mất nhiều tháng tìm nguyên liệu, rồi chỉnh âm sao cho đúng nhất. Bên cạnh đó, tôi còn tìm đến các nghệ nhân chế tác nhạc cụ ở huyện để học hỏi, từ đó tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện đàn t’rưng của mình trong vòng hơn 2 tháng”- anh A Huyền cho hay.

Hiện nay, anh A Huyền chế tác thành công một số loại nhạc cụ như đàn t’rưng, đàn đá, đàn k’lông pút. Mỗi năm, anh làm ra hàng chục loại nhạc cụ để bán cho những người đam mê chơi, các bảo tàng và sự kiện cần nhạc cụ truyền thống. Từ đầu năm đến nay, anh đã chế tác hơn 10 chiếc đàn t’rưng (đàn t’rưng dân gian và t’rưng hiện đại). Bên cạnh đó, anh còn mang những nhạc cụ chính tay mình làm ra để biểu diễn ở các chương trình, hội thi trên cả nước.

Để nhạc cụ truyền thống được lưu truyền, không bị mai một theo thời gian, anh A Huyền cùng ông A Bang đã tích cực truyền dạy cho con cháu của mình. Những tiết học về nhạc cụ dân tộc có thể diễn ra ngay trong căn bếp chật hẹp, ở ngoài hành lang hoặc bên hiên nhà, thế nhưng, đây lại là nơi gieo tình yêu nhạc cụ dân tộc vào mỗi đứa trẻ, với hy vọng văn hóa truyền thống sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy.

Em Đinh Nhật Nam (ở khối phố 3, thị trấn Đăk Tô) tự hào nói: “Nhờ ông A Bang và anh A Huyền hướng dẫn, bản thân em đã biết một số kỹ năng cơ bản của đàn t’rưng, đàn đá. Thời gian đầu tiếp cận với nhạc cụ này quả thực rất khó khi sử dụng, thế nhưng nếu có đam mê, tình yêu, em nghĩ rằng mình có thể làm được, từ đó, góp phần gìn giữ nét văn hóa đẹp của đồng bào Xơ Đăng”.      

Nay Săt





Source link

Cùng chủ đề

Xuất hiện tuyết rơi, mưa phùn, Cục CSGT khuyến cáo tài xế lái xe ở đường trơn

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, tại Hà Giang đã xuất hiện tuyết rơi, Hòa Bình có mưa phùn... khiến đường trơn trượt gây mất an toàn giao thông. Sáng 26/1 (tức 27 tháng Chạp), tại 3 thôn của 2 xã ở huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) có tuyết rơi. Khu vực này giáp biên giới với Trung Quốc, có nhiệt độ ở mức 0 độ C. Đại diện UBND xã Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc, Hà...

Việt Nam là thị trường lớn nhất của hạt điều Campuchia

Chiếm khoảng 90% lượng hạt điều xuất khẩu, Việt Nam hiện là thị trường lớn nhất đối với mặt hàng này của Campuchia. Theo báo cáo của Hiệp hội hạt điều Campuchia (CAC), năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu được 815 nghìn tấn hạt điều, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 31% về trị giá so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu hạt điều thô tới Việt Nam nhiều nhất,...

Thị trường 27 Tết, giá thực phẩm ổn định, sức mua tăng

Giá nhiều loại thực phẩm khá ổn định, giá trái cây có phần tăng nhẹ trong ngày 26/1 (tức 27 Tết), sức mua ghi nhận tăng nhanh tại cả chợ dân sinh và siêu thị. Giá thực phẩm ổn định, sức mua tăng Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương về thị trường Tết tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội sáng ngày 26/1 (tức 27 Tết) sức...

Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng

Trong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng này vẫn đang còn vướng giải phóng mặt bằng. Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượngTrong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khi chủ thể hiểu rõ giá trị sản phẩm OCOP

Sau gần 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh ngày càng có sức lan tỏa rộng, góp phần khơi dậy tiềm năng của các địa phương. Hiểu rõ lợi ích thiết thực Chương trình OCOP mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia, tích cực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để được công nhận mới...

Bài đọc nhiều

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Cùng chuyên mục

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất...

Video về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm gây xúc động và nổi bật tuần qua

Video về ngày Tết xưa khiến nhiều người bồi hồi, xúc độngĐoạn video về ngày mồng 1 Tết Giáp Tuất năm 1994 đã khiến không ít người bồi hồi, xúc động về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm.Đoạn video cho thấy các robot hình người cố gắng đá bóng vào lưới đối thủ và biết cách ăn...

Quýt hồng Lai Vung hút hàng dịp Tết

Từ 25 tháng chạp, các nhà vườn quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tất bật hái quýt cân cho thương lái. Năm nay giá quýt ổn định và được đặt mua sớm, tạo sự phấn khởi cho nhà vườn. ...

Những con người “không thấy ngày nghỉ Tết” ở Hà Nội

Khi khắp nơi đang rộn ràng không khí đón Tết, nhà nhà sum vầy chờ đón khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thì vẫn có những người lặng lẽ làm việc, mưu sinh. Họ miệt...

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper khiến dân mạng xúc động

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper trong dịp Tết Nguyên Đán đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng mạng. ...

Mới nhất