Trang chủNewsThời sựChâu Phi và Caribe nhất trí tìm kiếm sự bồi thường cho...

Châu Phi và Caribe nhất trí tìm kiếm sự bồi thường cho chế độ nô lệ


Cái bắt tay của những nạn nhân

Một phong trào toàn cầu nhằm tìm kiếm sự bồi thường cho chế độ nô lệ đã được thúc đẩy trong Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi lần thứ 36 ở Ghana tuần này. Theo đó, AU hợp tác với các nước Cộng đồng Caribe thành lập một “mặt trận thống nhất” nhằm thuyết phục các quốc gia châu Âu trả giá cho những điều mà AU và Caricom mô tả là “tội ác hàng loạt lịch sử”.

che do no le chau phi va caribe doan ket yeu cau chau au boi thuong hinh 1

Các đại biểu châu Phi và Caribe bày tỏ sự đồng lòng trong việc đòi bồi thường cho chế độ nô lệ. Ảnh: BNN

Sự hợp tác giữa AU gồm 55 thành viên và Caricom gồm 20 quốc gia sẽ nhằm mục đích tăng cường áp lực lên các nước từng là chủ nô để tham gia vào phong trào bồi thường. Các đại biểu cũng tuyên bố thành lập một quỹ toàn cầu có trụ sở tại châu Phi nhằm đẩy nhanh chiến dịch.

Một dự thảo tuyên bố được lưu hành vào cuối hội nghị kéo dài bốn ngày không nêu rõ hình thức bồi thường nào nhưng nói rằng AU sẽ xem xét “các phương án kiện tụng” và làm việc với Liên hợp quốc để đánh giá “liệu các hành vi nô lệ chống lại người châu Phi có cấu thành vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vào thời điểm xảy ra hay không”. Phiên bản hoàn thiện của “Tuyên bố Accra”, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần này.

Khai mạc hội nghị, Tổng thống Ghana, Nana Akufo-Addo, cho biết: “Toàn bộ thời kỳ nô lệ có nghĩa là sự tiến bộ của chúng ta về mặt kinh tế, văn hóa và tâm lý đã bị kìm hãm. Có vô số câu chuyện về những gia đình bị tan vỡ… Bạn không thể định lượng được tác động của những bi kịch như vậy, nhưng chúng cần phải được công nhận”.

Ông Akufo-Addo nói: “Toàn bộ lục địa châu Phi xứng đáng nhận được lời xin lỗi chính thức từ các quốc gia châu Âu có liên quan đến buôn bán nô lệ”, đồng thời cho biết thêm: “Không có số tiền nào có thể bù đắp được những thiệt hại do buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương gây ra và những hậu quả của nó. Nhưng chắc chắn đây là vấn đề mà thế giới phải đối mặt và không thể bỏ qua được nữa”.

Trước đó, các đại biểu của châu Phi đã tới Barbados hồi tháng 7 để bắt đầu thảo luận về cách hợp tác chung với các quốc gia Caribe về vấn đề này. Về phần Caricom, Tổng thư ký của tổ chức này, bà Carla Barnett, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh AU tại Ghana rằng: “Chúng ta đang ở một bước ngoặt quan trọng trong phong trào toàn cầu đòi công lý đền bù.” Bà Barnett tin rằng điều quan trọng là cả hai khối phải “nói chung một tiếng nói để thúc đẩy lời kêu gọi bồi thường”.

Bộ Ngoại giao Anh cho biết một quan chức đã tham dự hội nghị “như một phần của cam kết ngoại giao tiêu chuẩn”, nhưng Chính phủ Anh vẫn phản đối khái niệm bồi thường.

Phản ứng nào sau những lời kêu gọi bồi thường?

Hồi đầu năm nay, khi được Nghị sĩ Công đảng Anh, Bell Ribeiro-Addy hỏi liệu ông có đưa ra “lời xin lỗi đầy đủ và có ý nghĩa về vai trò của đất nước chúng ta trong chế độ nô lệ và chủ nghĩa thực dân” cũng như cam kết thực hiện công lý đền bù hay không?

Thủ tướng Anh, Rishi Sunak, đã trả lời “không”, nói thêm rằng dù điều quan trọng là phải có một xã hội hòa nhập và khoan dung, nhưng “cố gắng loại bỏ lịch sử của chúng ta không phải là con đường đúng đắn và không phải là điều chúng tôi sẽ tập trung sức lực vào”.

Cách tiếp cận của ông Sunak được chia sẻ bởi tân Ngoại trưởng David Cameron, người đã tới Jamaica khi ông còn là thủ tướng vào năm 2015 và thừa nhận rằng chế độ nô lệ là “ghê tởm dưới mọi hình thức” nhưng cho biết ông hy vọng “chúng ta có thể vượt qua di sản đau đớn này” .

che do no le chau phi va caribe doan ket yeu cau chau au boi thuong hinh 2

Đơn vị quân đội đồn trú tại Lâu đài Elmina tại Ghana năm 1883, nơi đây từng là trạm trung chuyển nô lệ hàng đầu châu Phi. Ảnh: New York Post

Tuy nhiên, một số tiến bộ đã được thực hiện ở nơi khác.

Tổng thống Đức, Frank-Walter Steinmeier, gần đây đã bày tỏ “sự xấu hổ” trước những hành động tàn bạo của thuộc địa mà đất nước ông đã gây ra cho Tanzania. Vào năm 2021, Đức đã chính thức thừa nhận phạm tội diệt chủng trong thời gian chiếm đóng Namibia và công bố hỗ trợ tài chính trị giá hơn 1,1 tỷ euro.

Năm ngoái, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã thay mặt chính phủ nước này đưa ra lời xin lỗi chính thức về vai trò lịch sử của Hà Lan trong buôn bán nô lệ mà ông coi là tội ác chống lại loài người.

Trong chuyến đi tới Nairobi vào tháng trước, Vua Charles đã thừa nhận “những hành động bạo lực ghê tởm và vô lý đối với người Kenya” trong cuộc đấu tranh giành độc lập của họ. Tuy nhiên, ông đã không đưa ra lời xin lỗi chính thức .

Tiền bồi thường lên tới hàng nghìn tỷ USD

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại Ghana cho biết họ cảm thấy phấn khích trước bằng chứng về sự sẵn sàng ngày càng tăng trong việc chấp nhận nhu cầu trả tiền bồi thường.

Họ trích dẫn lời hứa của Đại học Glasgow sẽ trả 20 triệu bảng để chuộc lại các liên kết lịch sử của trường với hoạt động buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương và cam kết đền bù 100 triệu bảng của Giáo hội Anh để “giải quyết vấn đề sai lầm trong quá khứ” sau khi danh mục đầu tư của tổ chức này được phát hiện có mối liên hệ lịch sử với việc vận chuyển nô lệ. Phong trào “Người thừa kế nô lệ mới”, được thành lập bởi hậu duệ của một số chủ sở hữu nô lệ giàu có nhất nước Anh, cũng ủng hộ lời kêu gọi đền bù công lý.

Bell Ribeiro-Addy, người đã tham dự hội nghị tại Ghana và là chủ tịch nhóm nghị sĩ toàn quốc về vấn đề bồi thường, cho biết việc chứng kiến Liên minh châu Phi hợp lực với Caricom là rất quan trọng. “Đó là một bước tiến lớn. Họ đã gửi một thông điệp rất rõ ràng rằng đây là điều không thể bỏ qua được nữa”, bà Ribeiro-Addy nói với báo The Guardian.

David Comissiong, Đại sứ Barbados tại Caricom và phó chủ tịch lực lượng đặc nhiệm quốc gia về bồi thường chiến tranh của đất nước, cho biết: “Tôi nghĩ mọi người đều cảm thấy họ đang trải qua một điều gì đó rất lịch sử; mọi người cảm thấy được khuyến khích bởi khối lượng công việc đã được thực hiện để tạo ra phong trào bồi thường toàn cầu”.

Tại Hội nghị thượng đỉnh AU lần thứ 36, các đại biểu đã đến thăm Lâu đài Elmina, một điểm buôn bán nô lệ lớn của châu Âu ở Ghana, nơi những người nô lệ bị giam giữ trước khi lên tàu đến Caribe, Brazil và Bắc Mỹ. Ít nhất 12 triệu người châu Phi đã bị các quốc gia châu Âu cưỡng bức bắt giữ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 và làm nô lệ trong các đồn điền.

Kế hoạch 10 điểm của Caricom về công lý bồi thường yêu cầu một lời xin lỗi chính thức đầy đủ, xóa nợ và các cường quốc thuộc địa cũ đầu tư vào hệ thống giáo dụcy tế của các quốc gia chịu ảnh hưởng. Báo cáo gần đây của tập đoàn tư vấn Brattle do Đại học West Indies ủy quyền thực hiện ước tính Vương quốc Anh nợ 18,8 nghìn tỷ bảng tiền bồi thường cho các đảo Caribe sau hàng trăm năm khai thác thực dân ở khu vực này.

Kế hoạch của Caricom cũng đã được AU đồng thuận và sẽ là mục tiêu tranh đấu của các quốc gia từng là nạn nhân của chế độ nô lệ trong thời gian tới.

Nguyễn Khánh



Nguồn

Cùng chủ đề

Ukraine nêu trường hợp không ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28.3 tuyên bố sẽ không ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ nếu thỏa thuận đe dọa đến việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU), theo trang tin The Kyiv Independent. ...

Thị trường ô tô thế giới chấn động vì thuế quan

Hôm qua (giờ VN), Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo từ ngày 3.4 sẽ áp thuế suất 25% đối với tất cả dòng ô tô và xe tải hạng nhẹ nhập khẩu vào Mỹ, theo AFP. ...

Ông Trump đánh thuế 25% lên ô tô nhập khẩu

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các khoản thuế đối với ô tô nhập khẩu sẽ có hiệu lực từ ngày 2.4, khi ông dự kiến công bố mức thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu khác. ...

Châu Âu kêu gọi người dân tích trữ nhu yếu phẩm do lo ngại chiến tranh

(CLO) Ủy ban châu Âu cho biết công dân Liên minh châu Âu (EU) nên dự trữ đủ thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác để duy trì cuộc sống ít nhất 72 giờ trong trường hợp xảy ra chiến tranh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc du lịch Cát Bà

(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản). ...

Tổng thống lâm thời Syria công bố thành lập chính phủ chuyển tiếp

(CLO) Ngày 29/3, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố chính phủ chuyển tiếp với 23 bộ trưởng, đánh dấu giai đoạn mới sau khi chế độ của Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm ngoái. ...

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ba lần trong 24 giờ

(CLO) Trong vòng 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã ba lần tấn công nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ dẫn đầu tại Biển Đỏ. ...

Mùi tử khí và cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực động đất ở Myanmar

(CLO) Mùi tử khí nồng nặc lan khắp đường phố Mandalay, Myanmar vào ngày 30/3 khi người dân tuyệt vọng tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, hai ngày sau trận động đất khiến hơn 1.600 người thiệt mạng. ...

Nét văn hóa truyền thống độc đáo có tại Lễ hội điện Huệ Nam

(CLO) Sáng ngày 30/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế. ...

Bài đọc nhiều

Khai mạc Hội chợ triển lãm cà phê và sản phẩm OCOP

Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP là một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sáng 9/3, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP - một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 - đã chính thức khai mạc. Tham dự...

Hành trình của Tết yêu thương

Tết Nguyên đán không chỉ là những ngày đặc biệt trong năm của cả dân tộc mà còn là dịp đặc biệt của những người làm công tác Mặt trận. Bởi đó là một trong những dịp mà tình yêu thương, sự sẻ chia thể hiện rõ nét. ...

Vietnam Airlines vận chuyển gần 2,4 triệu lượt khách dịp Tết Nguyên đán 2025

Giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán năm 2025, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) ước vận chuyển gần 2,4 triệu lượt hành khách, tăng gần 16% so với cùng kỳ Tết 2024. ...

Thủ tướng: Kinh tế đã vượt cơn gió ngược

Lãnh đạo Chính phủ nêu tinh thần "xoay chuyển tình thế" trong chỉ đạo điều hành, giúp kinh tế vượt cơn gió ngược, thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới. Ngày 5/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến khó lường của năm 2023, Việt Nam chịu "tác...

Tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế, Quốc phòng, Công an và Chủ tịch UBND các tỉnh, TP vùng Đồng bằng sông Cửu Long nêu:  Những ngày qua tại các tỉnh Nam Bộ đã xảy ra nắng nóng kéo dài, tại một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng trực tiếp...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng...

Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025 (VIX50)

Năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng – lần thứ năm liên tiếp Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) được Vietnam Report công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đại chúng tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Được triển khai từ năm 2020, Top...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột...

Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn, góp sức giúp nhiều địa phương về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột...

Từ cuối năm 2023 đến nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đồng hành cùng nhiều địa phương trên cả nước, chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Cụ thể, Hòa Phát đã dành trên 80 tỷ đồng hỗ trợ nhiều...

Mới nhất