Trang chủNewsThế giớiChâu Âu tranh cãi về việc đưa quân sang Ukraine

Châu Âu tranh cãi về việc đưa quân sang Ukraine

Các nước châu Âu đã tranh cãi trong cuộc họp tại Paris ngày 17.2 liên quan việc đưa quân sang Ukraine và còn nhiều bất đồng về vấn đề này.

Ngày 17.2, lãnh đạo các nước châu Âu nhóm họp tại Paris theo đề nghị của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để bàn thảo kế hoạch sắp tới cho Ukraine sau khi lục địa này bị Mỹ loại khỏi vòng đàm phán với Nga.

Cuộc họp do Tổng thống Macron chủ trì, có sự tham dự của lãnh đạo 6 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Anh, và các quan chức lãnh đạo NATO, EU.

Thượng đỉnh khẩn cấp châu Âu: Những nước nào hứa đưa quân đến Ukraine?

Theo tờ Financial Times, Đức, Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha đã thể hiện sự thờ ơ với việc đưa lực lượng đến Ukraine để gìn giữ hòa bình, sau khi Anh và Thụy Điển đề cập khả năng trên. Trong khi đó, Pháp và Anh, hai cường quốc hạt nhân tại châu Âu, đi đầu trong cuộc thảo luận.

Tại cuộc họp, Pháp đề xuất thiết lập “lực lượng trấn an” đóng quân đằng sau đường ranh giới ngừng bắn trong tương lai tại Ukraine thay vì dọc theo đường này.

Sau cuộc họp, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng việc bàn bạc đưa quân sang Ukraine là “rất không thích hợp” và không đúng thời điểm trong bối cảnh chiến sự đang diễn ra.

Châu Âu tranh cãi về việc đưa quân sang Ukraine- Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón tiếp Thủ tướng Anh Keir Starmer trước cuộc họp chiều 17.2

Ông Scholz cho rằng cần giải quyết vấn đề cấu trúc an ninh trước khi tính đến việc đưa quân sang. Ông nhấn mạnh nếu một bộ khung rõ ràng cho việc triển khai binh sĩ được vạch ra, Đức sẽ “không ngần ngại” tham gia. Theo trang The Independent, Thụy Điển, Hà Lan và Tây Ban Nha cũng tỏ ra phân vân như Đức.

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni nói với các lãnh đạo rằng bà do dự về việc đưa binh sĩ châu Âu sang Ukraine, gọi đó là phương án phức tạp nhất và ít khả năng hiệu quả nhất trong số các lựa chọn, nguồn tin từ cuộc họp tiết lộ với Financial Times.

Châu Âu tranh cãi về việc đưa quân sang Ukraine- Ảnh 2.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiễn Thủ tướng Ý Giorgia Meloni rời khỏi Điện Élysée sau cuộc họp chiều 17.2

Thủ tướng Anh Keir Starmer nói sẵn sàng cân nhắc đưa lực lượng Anh đến thực địa cùng các nước khác nếu có thỏa thuận hòa bình lâu dài. Tuy nhiên, ông đề nghị phải có sự hậu thuẫn của Mỹ. “Một sự đảm bảo an ninh là cách duy nhất hiệu quả để ngăn Nga tấn công Ukraine một lần nữa”, ông Starmer nói và cho biết sẽ sang Washington D.C để gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần sau, sau đó sẽ bàn bạc thêm với các lãnh đạo châu Âu.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói sẵn sàng thảo luận về nhiều điều khác như triển khai binh sĩ nhưng cũng muốn nhấn mạnh rằng có rất nhiều điều cần làm rõ trước khi đến bước đó, “bởi chúng ta đang nói về sự an toàn của công dân của chúng ta”. Ông Starmer trước đó tuyên bố cân nhắc nghiêm túc về sự an toàn của binh sĩ.

Đón đầu hòa đàm, đồng minh hứa gửi quân đảm bảo an ninh cho Ukraine

Phía Tây Ban Nha tỏ ra hoài nghi về việc đưa quân sang Ukraine. Ngoại trưởng Jose Manuel Albares trước hội nghị Paris nói rằng còn quá sớm để bàn về khả năng này.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng cho biết Warsaw chưa chuẩn bị đưa quân sang Ukraine dù nước ông đã tăng cường chi tiêu quân sự mạnh từ khi xung đột bùng phát tại Ukraine và là bên mạnh mẽ ủng hộ bảo vệ châu Âu trước Nga.

“Chúng tôi không có kế hoạch đưa binh sĩ Ba Lan sang Ukraine nhưng chúng tôi sẽ hỗ trợ, về mặt hậu cần và chính trị, cho các nước có thể mong muốn cung cấp các đảm bảo an ninh như vậy trong tương lai”, ông Tusk nói.

Khi được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói đó là câu hỏi rất khó vì chưa có thảo luận thực chất nào. Ông Peskov cũng cho rằng khó nói về việc đó vì đó là quyết định của các nước NATO.




Nguồn: https://thanhnien.vn/chau-au-tranh-cai-ve-viec-dua-quan-sang-ukraine-185250218094935274.htm

Cùng chủ đề

Điện Kremlin cảnh báo về kế hoạch Vương quốc Anh đưa quân tới Ukraine

(CLO) Điện Kremlin tuyên bố bất kỳ kế hoạch nào của Vương quốc Anh về việc triển khai quân đội tới Ukraine như một phần của phái bộ gìn giữ hòa bình sẽ là điều không thể chấp nhận được đối với Nga. ...

Mỹ sẽ điều chỉnh lệnh cấm vận Nga tùy theo thỏa thuận Ukraine

Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ rằng Washington có thể tăng cường hoặc nới lỏng lệnh cấm vận lên Nga tùy vào sự sẵn sàng của Moscow trên bàn đàm phán về chiến sự Ukraine. ...

Mỹ sẽ ‘phá sản’ nếu không cắt giảm chi tiêu lãng phí

(CLO) Tổng thống Donald Trump và Elon Musk đã nhấn mạnh sự cần thiết của "minh bạch hoàn toàn" trong nỗ lực loại bỏ lãng phí, gian lận và lợi dụng ngân sách. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên kết tăng thế, thêm lực

Sự tham gia của Brazil giúp cho tập hợp OPEC+ bao gồm 12 nước thành viên của tổ chức OPEC và 10 quốc gia khác gia tăng đáng kể cả thế và lực. ...

Váy maxi, váy midi hoa là trang phục thiết thực nhất mùa này

Đa năng, mát nhẹ và nữ tính chính là những lý do để váy midi, váy maxi hoa...

Bài đọc nhiều

Mỹ và Nga sắp bàn về Ukraine tại Ả Rập Xê Út

Hạ nghị sĩ Mỹ Michael McCaul cho biết mục đích của các cuộc đàm phán sắp tới giữa giới chức Mỹ và Nga tại Ả Rập Xê Út là sắp xếp một cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga...

Binh sĩ Thái Lan – Campuchia đụng độ căng thẳng tại biên giới

Một nhóm binh sĩ Campuchia đã sang ngôi đền ở biên giới Thái Lan để hát quốc ca, gây phản ứng từ lực lượng nước láng giềng. ...

Xác suất tiểu hành tinh va chạm trái đất cao nhất lịch sử NASA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chính thức cập nhật xác xuất tiểu hành tinh 2024 YR4 có thể tấn công trái đất vào năm 2032, lên mức cao nhất đối với bất kỳ tiểu hành tinh nào trong lịch sử...

Bói toán, đoán mệnh bằng AI

Dịp năm mới, không ít người lui tới sảnh triển lãm Ground Seoul thuộc khu Insa-dong, trung tâm Seoul (Hàn Quốc), để thử thời vận với ShamAIn, hệ thống bói toán, đoán mệnh dựa trên công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI). ...

Bắt đầu đàm phán ngừng bắn Gaza giai đoạn 2

Hôm qua 2.2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khởi hành sang Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump và bàn về các vấn đề quan trọng cho hòa bình Trung Đông. ...

Cùng chuyên mục

Liên kết tăng thế, thêm lực

Sự tham gia của Brazil giúp cho tập hợp OPEC+ bao gồm 12 nước thành viên của tổ chức OPEC và 10 quốc gia khác gia tăng đáng kể cả thế và lực. ...

Vì sao máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bị tỷ phú Elon Musk cho “lên thớt”?

Chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 trị giá 2 nghìn tỷ USD có khả năng bị cắt giảm khi Ban Hiệu suất chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk đứng đầu tiến hành điều tra sổ sách của Lầu Năm Góc.

Nga phản đối Anh triển khai binh sĩ tới Ukraine, Kiev thảo luận về các biện pháp hòa bình

Điện Kremlin ngày 20/2 khẳng định, Nga phản đối bất cứ kế hoạch nào của Anh về việc triển khai quân tới Ukraine như một phần của nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

Các ngoại trưởng Nga và Trung Quốc gặp nhau, Moscow sắp đón “bạn quý”

Ngày 20/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm song phương bên lề cuộc họp Ngoại trưởng Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nam Phi.

Mới nhất

Ưu đãi lãi suất vay mua nhà: Chưa đủ!

Các ngân hàng liên tục tung gói ưu đãi lãi suất vay mua nhà ngay từ đầu năm nhưng giá nhà quá cao đang là rào cản ...

Thanh niên ở TP.HCM kết hôn muộn nhất nước

Độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam là 27,3 tuổi, trong đó nam là 29,4 tuổi và nữ là 25,2 tuổi. Tỉnh có độ tuổi kết hôn muộn nhất chênh lệch gần 3 tuổi so với trung bình. ...

Trời nồm ẩm dễ mắc nấm da, nhận biết thế nào?

Thời tiết nồm ẩm, mưa phùn là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều loại bệnh. Trong đó nấm da là bệnh thường thấy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như...

Băn khoăn về quy đổi điểm xét tuyển đại học

Từ mùa tuyển sinh 2025, các trường ĐH sẽ thực hiện quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức nhằm bảo đảm công bằng...

Mới nhất