Trang chủChính trịNgoại giaoChâu Âu ‘đang bị đóng băng’, quay lại với khí đốt Nga

Châu Âu ‘đang bị đóng băng’, quay lại với khí đốt Nga

Châu Âu càng tránh đối thoại với Nga thì cuộc khủng hoảng năng lượng càng trở nên sâu sắc hơn. Giá cả khí đốt vẫn tiếp tục tăng và các nhà cung cấp thay thế không thể đáp ứng được nhu cầu.

Châu Âu ‘đang bị đóng băng’, quay lại với khí đốt Nga - lựa chọn gây chia rẽ nhất, nhưng có thể là duy nhất
Mùa Đông năm nay, vắng khí đốt Nga, kho dự trữ của châu Âu chỉ còn chưa đầy một nửa, mức thấp nhất trong 3 năm. (Nguồn: Vestnikkavkaz)

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu là một bộ phim về thảm họa toàn diện diễn ra trong thời gian thực. Chỉ có điều đây không phải là Hollywood và không có kịch bản nào được viết lại để cứu vãn tình hình.

Mùa Đông lạnh giá kéo dài, các kho dự trữ khí đốt cạn kiệt, hóa đơn tiền điện tăng vọt và sự sụp đổ của ngành công nghiệp đang xé nát chiến lược năng lượng của Liên minh châu Âu (EU). Tất cả bắt đầu từ việc lục địa này quyết định cắt đứt quan hệ với khí đốt của Nga.

Châu Âu đang bị đóng băng – theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trên khắp châu lục, mọi người đang nhìn chằm chằm vào hóa đơn tiền gas như thể họ đang cầm những tờ giấy đòi tiền chuộc, tự hỏi làm thế nào để sưởi ấm trong mùa lạnh giá này. Trong khi đó, các chính phủ đang bị mắc kẹt giữa hai lựa chọn bất khả thi: đưa khí đốt của Nga trở lại hoặc chứng kiến ​​nền kinh tế suy thoái theo thời gian.

Năm 2021, Nga cung cấp 45% lượng khí đốt của châu Âu. Lệnh trừng phạt nước này vào năm 2022 đã cắt giảm 80% lượng nhập khẩu của EU từ xứ bạch dương. Liên minh hy vọng họ có thể lấp đầy khoảng trống bằng năng lượng tái tạo và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Tuy nhiên, châu lục này đã phải thất vọng. Theo Bloomberg, hiện tại, kho dự trữ khí đốt của châu Âu chỉ còn chưa đầy một nửa, giá cả tăng vọt và cái lạnh giá của mùa Đông đang ảnh hưởng nặng nề tới không chỉ ngành sản xuất công nghiệp hay cuộc sống của người dân mà còn đối với sự ổn định của hệ thống chính trị châu lục.

Dự trữ cạn kiệt

Mùa Đông năm nay, dự trữ khí đốt của châu Âu đã giảm xuống dưới 48% công suất – mức thấp nhất trong 3 năm. Và đúng vào lúc họ cần được sưởi ấm nhất, thì thời tiết được dự báo sẽ còn nhiều tuần lạnh hơn nữa, đặc biệt là khu vực Tây Bắc châu lục. Theo công ty tư vấn ICIS, mức tiêu thụ khí đốt đã tăng vọt 17% so với mùa Đông năm ngoái và xu hướng này không chậm lại.

Hiện tại đang được cho là thời điểm mọi thứ trở nên thực sự tồi tệ: châu Âu đã mất đi nhà cung cấp khí đốt chủ chốt. Trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022), Nga đã bơm 155 tỷ mét khối khí đốt vào lục địa già mỗi năm, đáp ứng 40% nhu cầu của khu vực này. Đến nay, nguồn cung bị cắt, dù châu Âu đã cố gắng tìm nguồn thay nhưng không thể bù đắp được.

Giá khí đốt ở châu Âu đang tăng mạnh. Vào ngày 10/2, giá tương lai tăng 5,4%, đạt 58,75 Euro cho mỗi megawatt giờ – mức cao nhất trong 2 năm. Tình trạng này đang “đập thẳng” vào ví tiền của những người dân bình thường và làm tê liệt các nhà máy trên khắp lục địa.

Các hộ gia đình đang phải vật lộn để theo kịp những hóa đơn tăng vọt, và ngành công nghiệp đang sụp đổ. Kể từ năm 2022, các ngành sử dụng nhiều năng lượng đã chứng kiến ​​sản lượng giảm mạnh 10%, trong đó Đức chịu tác động lớn nhất (15%). Tập đoàn BASF, gã khổng lồ hóa chất hàng đầu thế giới tại quốc gia Tây Âu này, đã đóng gói và chuyển hoạt động sang Mỹ, nơi giá năng lượng chỉ bằng một phần nhỏ so với ở châu Âu.

Lực bất tòng tâm

EU đã dựa rất nhiều vào LNG để thay thế nguồn cung cấp của Nga. Năm 2024, lượng nhập khẩu LNG vào lục địa này đạt 80 tỷ mét khối, tăng 15% so với năm 2023. Mỹ đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu, đáp ứng 30% nhu cầu. Tuy nhiên, mọi thứ không suôn sẻ.

Cạnh tranh về nguồn cung LNG đang nóng lên. Những “gã khổng lồ khát năng lượng” của châu Á, như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đang tăng mua LNG và đẩy giá lên cao trên thị trường toàn cầu.

Châu Âu cũng “vung tiền” vào cuộc cạnh tranh này, nhưng ngay cả khi có nhiều tiền, thì cũng chỉ mua được một lượng LNG nhất định. Lý do là, công suất thiết bị đầu cuối của châu lục để tiếp nhận LNG đã đạt mức tối đa. Nói cách khác, ngay cả khi họ có thể mua thêm, cũng không có nơi nào để lưu trữ.

Một năm trước, nói về việc đưa khí đốt của Nga trở lại sẽ được coi là “tự sát về mặt chính trị”. Bây giờ thì sao?

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã thả một quả bom sự thật khi nói: “Chúng ta không thể để nền kinh tế EU sụp đổ. Người dân châu Âu xứng đáng được hưởng năng lượng giá cả phải chăng”.

Nhưng không phải ai cũng đồng tình. Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic gọi bất kỳ thỏa thuận nào với Nga là sự phản bội. Bộ trưởng Năng lượng Ba Lan Zbigniew Rao đã không ngần ngại nói: “Việc quay trở lại mua khí đốt của Nga sẽ là một sai lầm chiến lược. Nó sẽ phá vỡ toàn bộ chính sách trừng phạt và trao cho Moscow nhiều đòn bẩy hơn”.

Trong khi đó, bà Florence Schmidt, một chiến lược gia năng lượng tại ngân hàng Rabobank, đã nói thẳng thừng: “Châu Âu càng tránh đối thoại với Nga thì cuộc khủng hoảng năng lượng càng trở nên sâu sắc hơn. Giá cả vẫn tiếp tục tăng và các nhà cung cấp thay thế không thể đáp ứng được nhu cầu”.

Liệu châu Âu có thể tìm ra lối thoát?

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu không chỉ là một thách thức về chính sách mà còn là cuộc tấn công trực tiếp vào cuộc sống hằng ngày của hàng triệu người. Vào tháng 1/2025, chi phí khí đốt cho các hộ gia đình tăng trung bình 22% so với năm trước. Đối với các quốc gia như Italy và Tây Ban Nha, nơi giá cả tăng vọt lần lượt là 30% và 27%, tình hình giống như một cái kìm đang bóp chặt kinh tế các gia đình khi họ cố gắng giữ ấm cho ngôi nhà của mình giữa mùa giá lạnh.

Châu Âu ‘đang bị đóng băng’, quay lại với khí đốt Nga - lựa chọn gây chia rẽ nhất, nhưng có thể là duy nhất
IEA dự đoán, để tránh tình trạng thiếu hụt khí đốt vào năm 2026, EU sẽ cần nhập khẩu thêm 40 tỷ mét khối. (Nguồn: AFP)

Ngành công nghiệp, từng là xương sống của nền kinh tế châu Âu, đang oằn mình dưới áp lực. Theo Ủy ban châu Âu, cứ 5 nhà máy sản xuất trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng thì có 1 phải tạm thời đóng cửa vào năm 2024. Cuộc khủng hoảng này khiến hàng nghìn việc làm bị cắt giảm và kim ngạch xuất khẩu của EU đã giảm 8%, nhường lợi thế cho các đối thủ cạnh tranh toàn cầu như Mỹ và Trung Quốc.

Mùa Đông này đang phủ đám mây đen lên châu Âu, trong khi các chuyên gia cảnh báo tình hình thậm chí có thể còn tồi tệ hơn. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán rằng, để tránh tình trạng thiếu hụt khí đốt vào năm 2026, EU sẽ cần nhập khẩu thêm 40 tỷ mét khối.

Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đang loay hoay tìm giải pháp, nhưng không có lựa chọn nào không có sự đánh đổi lớn:

Thứ nhất, tăng nhập khẩu LNG: Châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào LNG từ Mỹ và Qatar, với lượng nhập khẩu tăng vọt 15% lên 80 tỷ mét khối vào năm 2024. Nhưng đây là một canh bạc tốn kém. Các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang cạnh tranh quyết liệt để có cùng nguồn cung, đẩy giá toàn cầu lên cao.

Thứ hai, sử dụng năng lượng tái tạo: Châu Âu đang tăng gấp đôi năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Mặc dù đây là tương lai, nhưng hiện tại lại kể một câu chuyện khác. Những ngày không có gió vào mùa Đông năm nay cho thấy những nguồn năng lượng này dễ bị tổn thương như thế nào trong những thời điểm quan trọng.

Thứ ba, tiết kiệm năng lượng: Các biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như hạ nhiệt độ tòa nhà xuống 18°C ​​ở Đức, đang được đề xuất. Nhưng những chính sách kiểu này có thể thử thách sự kiên nhẫn của công chúng.

Thứ tư, quay trở lại với khí đốt của Nga: Đây là lựa chọn gây chia rẽ nhất, nhưng có thể là lựa chọn duy nhất có thể ổn định tình hình nhanh chóng.

Các cơ sở lưu trữ khí đốt đã trở thành tuyến phòng thủ cuối cùng của châu Âu trước sự sụp đổ hoàn toàn. Các nhà phân tích tại Rystad Energy cảnh báo rằng, nếu mức tiêu thụ hiện tại được duy trì, trữ lượng có thể cạn kiệt vào giữa tháng 3 tới.

Đức, trung tâm công nghiệp của châu Âu, đang vật lộn với tình hình đặc biệt bấp bênh. Nước này đang chạy đua để tăng lượng nhập khẩu từ Na Uy, nhưng ngay cả điều đó cũng đi kèm với những rủi ro. Kế hoạch bảo trì các mỏ khí đốt của Na Uy vào mùa Hè năm 2025 dự kiến ​​sẽ cắt giảm sản lượng 5-7%.

Tình trạng thiếu hụt khí đốt đang ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các cường quốc công nghiệp như Pháp và Italy. Gã khổng lồ hóa chất của Pháp Arkema đã công bố kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất của mình sang các địa điểm có giá năng lượng rẻ hơn như Morocco và Ấn Độ – một dấu hiệu ảm đạm cho thấy sức cạnh tranh đang suy yếu của châu Âu.

Tiến thoái lưỡng nan

Ý tưởng nối lại hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine – một năm trước được coi là chất độc chính trị – đã bắt đầu len lỏi vào các cuộc thảo luận của châu Âu. Như đã nói tới ở trên, Hungary và Áo đã phá vỡ hàng ngũ, công khai kêu gọi đánh giá lại các lệnh trừng phạt. Trong khi đó, Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic vẫn kiên định, coi bất kỳ mối quan hệ mới nào với Nga là một sai lầm chiến lược.

Ủy ban châu Âu đang đi trên một sợi dây mong manh. Về mặt chính thức, họ chưa đưa ra bất kỳ cam kết nào, nhưng có những dấu hiệu cho thấy một số hình thức ngoại lệ cho Ukraine có thể được đưa ra thảo luận nếu tình hình tiếp tục leo thang.

Theo Ủy ban châu Âu, xuất khẩu hàng công nghiệp đã giảm 8% vào năm 2024. Sự sụt giảm đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Việc đóng cửa hàng loạt nhà máy đã khiến mất đi hàng trăm nghìn việc làm. Và trong khi các tập đoàn lớn có thể tìm ra cách để vượt qua cơn bão, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại phải đối mặt với gánh nặng của chi phí năng lượng tăng cao, ở một số khu vực đã tăng gấp đôi.

Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu không chỉ là một trò chơi giữa các con số – mà ​​là cuộc chiến vì sự sống còn của nền kinh tế. Mỗi tháng trôi qua, thòng lọng lại siết chặt hơn đối với các hộ gia đình và các ngành công nghiệp. Nếu EU không hành động quyết đoán, hậu quả sẽ lan rộng ra các thị trường toàn cầu, làm suy yếu vai trò lớn mạnh của kinh tế châu Âu trên trường quốc tế.

Điều không thể phủ nhận là thời kỳ năng lượng giá rẻ và dồi dào đã qua. Châu Âu hiện phải lựa chọn giữa việc thích nghi, đổi mới và chịu đựng hay bám víu vào những lý tưởng có thể khiến họ mất tất cả. Thách thức thực sự không chỉ là vượt qua vài tháng tới – mà là xây dựng một tương lai năng lượng bền vững. Thời gian đang trôi, và mùa Đông năm sau không chờ đợi bất kỳ ai.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chau-au-dang-bi-dong-bang-quay-lai-voi-khi-dot-nga-lua-chon-gay-chia-re-nhat-nhung-co-the-la-duy-nhat-304152.html

Cùng chủ đề

Lộ diện quốc gia đầu tiên mua tiêm kích Su-57 của Nga?

Truyền thông nhà nước Algeria vừa thông báo nước này là khách hàng đầu tiên nhận tiêm kích Su-57 do Nga xuất khẩu. ...

Nâng cao vai trò của phát thanh và biến đổi khí hậu

(CLO) Kỷ niệm ngày Phát thanh Thế giới năm nay, ngày 13/2, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề “Phát thanh và Biến đổi khí hậu”. Đây cũng là chủ đề được UNESCO lựa chọn cho ngày Phát thanh thế giới...

Trung Quốc vui mừng, NATO nói thành công, Venezuela kỳ vọng tương lai sáng

Sau cuộc điện đàm được toàn cầu chờ mong giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 12/2, nhiều quốc gia và tổ chức đã đưa ra bình luận.

Triển lãm quốc tế về công nghệ pin, lưu trữ năng lượng

Từ ngày 25-27/6/2025, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (I.C.E Hanoi) sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ pin, ắc quy và lưu trữ năng lượng Việt Nam lần thứ 2. Theo Ban tổ chức, triển lãm là sự kiện chuyên đề được tổ chức song song với Triển lãm quốc tế công nghệ Năng lượng – Môi trường Hà Nội (ENTECH HANOI 2025) do UBND TP. Hà Nội chỉ đạo tổ chức....

Tiến thẳng mốc kỉ lục

Dự báo giá vàng ngày mai 14/02/2025: Vàng thế giới giao ngay tăng lên 2.912,33 USD/ounce kéo gần hơn khoảng cách với thị trường vàng trong nước. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc vui mừng, NATO nói thành công, Venezuela kỳ vọng tương lai sáng

Sau cuộc điện đàm được toàn cầu chờ mong giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 12/2, nhiều quốc gia và tổ chức đã đưa ra bình luận.

Samsung Galaxy S25 Ultra khiến đường đua AI trên smartphone năm 2025 sôi động hơn

Tại sự kiện ra mắt Galaxy S25 series vừa qua, gã khổng lồ Hàn Quốc dường như không còn đặt trọng tâm vào thiết kế hay chất liệu của dòng Galaxy S mới, mà thay vào đó, tâm điểm của sự kiện lần này chính là Galaxy AI – yếu tố then chốt giúp Samsung Galaxy S25 dẫn đầu đường đua AI trước các đối thủ khác.

Apple có thể ra mắt màn hình gập vào năm 2026

Dự kiến chiếc iPhone màn hình gập đầu tiên của Apple sẽ có thiết kế vỏ sò nhỏ gọn. Kiểu dáng này tương tự các mẫu Z Flip của Samsung.

Các Ngoại trưởng Hàn-Trung-Nhật sắp họp tại Tokyo

Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sắp hoàn tất các thủ tục để tổ chức cuộc họp ba bên của các Ngoại trưởng vào cuối tháng tới.

Bị EU cấm, Nga nói LNG không thiếu người mua, sẽ tìm đường khác để xuất khẩu

Giám đốc Vụ châu Âu số 1 thuộc Bộ Ngoại giao Nga Artyom Studennikov cho biết, Moscow sẽ sử dụng các tuyến đường khác để xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sau khi lệnh cấm tái xuất khẩu qua Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực.

Bài đọc nhiều

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Duy Ngọc.

Dự báo diễn biến giá năm 2025, tiêu Việt đặt kỳ vọng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 11/2/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Lộ diện hãng hàng không tốt nhất năm 2025

Hãng hàng không Korean Air của Hàn Quốc ngày 10/2 cho biết trong bảng xếp hạng Airline Ratings, Korean Air được vinh danh là hãng hàng không tốt nhất năm 2025.

Doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong việc lớn, việc khó, việc mới

Lực lượng doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.

GEAPP giành giải thưởng của WEF vì thúc đẩy quan hệ đối tác liên ngành nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Liên minh năng lượng toàn cầu vì con người và hành tinh (GEAPP) được trao giải thưởng Đóng góp để khuếch đại hành động vì Trái đất (GAEA) lần đầu tiên cho Đối tác công-tư-từ thiện tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2025.

Cùng chuyên mục

Bị EU cấm, Nga nói LNG không thiếu người mua, sẽ tìm đường khác để xuất khẩu

Giám đốc Vụ châu Âu số 1 thuộc Bộ Ngoại giao Nga Artyom Studennikov cho biết, Moscow sẽ sử dụng các tuyến đường khác để xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sau khi lệnh cấm tái xuất khẩu qua Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực.

Đồng minh Mỹ đang cường điệu về “chiến thắng” của Bắc Kinh, biến họ thành kẻ thù chung

Tờ Global Times cho rằng, sự cường điệu của phương Tây về "người chiến thắng có tên - Trung Quốc" là hệ quả của các chính sách do chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thực thi - đã bộc lộ sự lo lắng của họ về mặt chiến lược.

“Sôi sục” vì đòn thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều ‘ông lớn’ Nhật Bản cấm dùng DeepSeek Trung Quốc

Trước quyết định tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, EU tuyên bố đáp trả, Vương quốc Anh "chưa vội", trong khi Nhật Bản đề nghị miễn trừ; ra mắt tàu chở hàng Trung Quốc-Afghanistan; châu Âu thiếu khí đốt… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

Mục đích thật sự của cuộc “tổng tấn công” thuế quan từ Mỹ, không phải là không có miễn trừ

"Sự khởi đầu cho việc làm cho nước Mỹ giàu có trở lại" là cách Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả về quyết định áp thuế 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thêm hai nước BRICS “quay lưng” với USD, hợp tác sử dụng nội tệ

Đại sứ Ethiopia tại Nga Genet Teshome Jirru nhấn mạnh rằng, Nga và Ethiopia vừa đạt bước tiến mới khi bắt đầu giao dịch bằng nội tệ. Mặc dù quá trình chuyển đổi vẫn còn trong giai đoạn đầu, cả hai quốc gia đều cam kết mở rộng hoạt động này.

Mới nhất

Chuyện lạ: Thấy có người quá giống mình, người đàn ông Brazil bay sang Việt Nam gặp bằng được

Ông Hồ Việt (ngụ Kon Tum) chia sẻ câu chuyện lạ, vừa tiếp đón một vị khách rất đặc biệt đến từ Brazil. Cuộc gặp mặt diễn ra đầy bất ngờ, không một báo trước cùng lý do gặp gỡ rất khác lạ: 'Vì thấy quá giống...

Giáo viên vùng đặc biệt khó khăn mất trợ cấp vì… xã đạt chuẩn nông thôn mới

Cả năm qua, giáo viên Lâm Đồng dù ở địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng không được nhận trợ cấp theo nghị định 76, vì thuộc xã nông thôn mới. ...

Hàn Quốc chi 4,6 tỉ USD chữa bệnh cho người già

Hàn Quốc chi khoảng 6 nghìn tỉ won (4,6 tỉ USD) để chữa bệnh cho người cao tuổi trong năm 2024, tăng 28% trong vòng 5 năm. ...

Triển lãm quốc tế máy nông nghiệp Agritechnica Asia lần đầu tổ chức tại Việt Nam

AGRITECHNICA ASIA là hội chợ thương mại nông nghiệp hàng đầu do Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG) tổ chức. Dựa trên di sản của AGRITECHNICA tại Hannover, Đức, nơi đã giới thiệu công nghệ nông nghiệp từ năm 1985, sự kiện này bắt đầu được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) để phục vụ nhu cầu nông...

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

(MPI) - Sáng ngày 12/02/2025, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã diễn ra Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trọng tâm là...

Mới nhất