Châu Á giảm tốc?


Cách mạng kinh tế đưa châu Á trở thành lục địa hội nhập nhất thế giới. Song, chính độ mở cao lại khiến các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực bị động trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Bloomberg)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Bloomberg)

Trong báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới (WB) dự báo khu vực châu Á – một trong những động lực tăng trưởng chính của thế giới, có tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ cuối những năm 1960, nếu không tính các sự kiện bất thường như đại dịch Covid-19, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và cú sốc dầu mỏ toàn cầu vào những năm 1970.

Dự báo ảm đạm về năm 2024

WB hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc và cảnh báo các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á sẽ tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 50 năm, do chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ và nợ công gia tăng gây cản trở đà tăng trưởng.

Dự báo ảm đạm về tình hình kinh tế năm 2024 của WB nhấn mạnh mối lo ngại ngày càng tăng về suy thoái của Trung Quốc và nguy cơ sẽ lan sang châu Á. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đặt ra một trong những mục tiêu tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ vào năm 2023 là khoảng 5%.

Trong nhiều năm, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và thuế quan mà Mỹ áp đặt lên nền kinh tế số 1 châu Á đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu sang các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, việc Mỹ ban hành Đạo luật giảm lạm phát (IRA) và Đạo luật CHIPS & khoa học vào năm 2022 – các chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất của Mỹ và cắt giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc đã gián tiếp ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á.

Xuất khẩu các sản phẩm chịu ảnh hưởng của luật từ khu vực sang Mỹ giảm đáng kể. Trong khi, lâu nay, châu Á thực sự phát triển mạnh, thậm chí lập “kỳ tích” nhờ thương mại và đầu tư vào sản xuất. Nhu cầu toàn cầu yếu hơn đang gây ra hậu quả. Nợ hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ gia tăng làm giảm triển vọng tăng trưởng.

Theo phân tích của ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, khu vực Đông Nam Á vốn đã được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung do chuyển hướng thương mại, giờ đây bị vạ lây từ chính xu hướng dịch chuyển đó.

Dữ liệu của WB cho thấy, nhu cầu giảm do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại đang ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia. Trong đó, xuất khẩu điện tử và máy móc từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Thái Lan sụt giảm mạnh sau khi chính sách bảo hộ của Tổng thống Joe Biden có hiệu lực.

Những dự báo ngày càng ảm đạm phản ánh phần lớn khu vực châu Á, không chỉ Trung Quốc, bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi các chính sách mới của Mỹ theo Đạo luật IRA và CHIPS & khoa học.

Trung Quốc “hắt hơi”, cả châu Á “cảm lạnh”

The Financial Review (Australia) mới đây đưa thêm cảnh báo về một “hiệu ứng domino” ở châu Á. Theo đó, tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc với nhu cầu tiêu dùng suy yếu và hoạt động sản xuất chậm lại, đang tác động xấu đến các nước láng giềng có quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Sự sụt giảm sản xuất ở Hàn Quốc kéo dài đến mức gần như lâu nhất trong gần nửa thế kỷ. Nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á, được coi là đầu mối cho chuỗi cung ứng công nghệ của khu vực, giúp củng cố tăng trưởng toàn cầu trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, xuất khẩu của nước này trong tháng 7/2023 giảm với tốc độ mạnh nhất trong hơn ba năm, dẫn đầu là sự sụt giảm lượng xuất khẩu chip máy tính sang Trung Quốc. Trong khi, các số liệu mới đây cho thấy, hoạt động của các nhà máy giảm trong tháng 8/2023, là tháng thứ 14 liên tiếp với mức giảm sâu nhất lịch sử.

Các số liệu ở Nhật Bản, nơi hoạt động chế tạo giảm tháng thứ năm liên tiếp, phản ánh sản lượng các nhà máy giảm và nhu cầu từ nước ngoài yếu hơn.

Mối quan ngại gia tăng trong những tuần gần đây, sau khi nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát, làm dấy lên lo ngại về hàng loạt vấn đề từ tiêu dùng yếu, đồng tiền suy yếu, lĩnh vực bất động sản lung lay và nợ chính quyền địa phương không bền vững…

Theo dữ liệu chính thức, khi nhu cầu toàn cầu chậm lại, nền kinh tế Trung Quốc càng thêm lao đao, bằng chứng là, lĩnh vực sản xuất của nước này trong tháng 8/2023 đã giảm tháng thứ năm liên tiếp.

Nhà phân tích Vincent Tsui thuộc Nhóm nghiên cứu Gavekal ở Bắc Kinh mô tả về hiện trạng “khi Trung Quốc hắt hơi, cả châu Á bị cảm lạnh”. Ông cho rằng, với việc các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh phớt lờ lời kêu gọi thúc đẩy tăng trưởng vốn đang suy yếu, thông qua các biện pháp kích thích, hậu quả sẽ được cảm nhận trên toàn khu vực.

Chuyên gia Tsui cảnh báo, các trung tâm thương mại và tài chính của Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore dễ bị tổn thương nhất, do nhu cầu của Trung Quốc lần lượt chiếm tới 13% và 9% GDP của Hong Kong và Singapore.

Chuyên gia Park Chong-hoon, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Standard Chartered ở Seoul (Hàn Quốc) cho rằng, Hàn Quốc khó có thể sớm phục hồi trừ khi nền kinh tế Trung Quốc vực dậy nhanh chóng. Trong đó, những thách thức xuất phát từ căng thẳng Mỹ – Trung và xu thế thay thế hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Tại Đông Nam Á, Việt Nam có xuất khẩu quý II/2023, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sản xuất công nghiệp chậm lại trong năm nay. Tốc độ tăng trưởng của Malaysia chậm nhất trong gần hai năm, đối mặt với sự suy giảm của đối tác thương mại chính. Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ chậm hơn nhiều so với dự kiến trong quý II/2023, do bất ổn chính trị trong nước và lượng du khách từ Trung Quốc thấp.

Các nhà phân tích của tổ chức Gavekal Dragonomics cảnh báo, khi nền kinh tế Trung Quốc suy yếu, các nhà cung cấp nước ngoài vốn phát triển mạnh về cung cấp nguyên liệu thô và máy móc phải đối mặt với thời kỳ khó khăn. Ngoài ra, sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ không nhanh chóng đảo ngược và tình hình có thể tệ hơn.

Theo chuyên gia WB Aaditya Mattoo, tốc độ tăng trưởng của các nước châu Á tiếp tục bị kìm hãm cho đến khi chính phủ các nước này, bao gồm Trung Quốc, tiến hành các đợt cải cách sâu rộng vào mảng dịch vụ, tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng là điểm đến lý tưởng cho dân du mục kỹ thuật số

Đà Nẵng lọt top 5 điểm đến dành cho dân du mục kỹ thuật số có chi phí hợp lý nhất tại Châu Á năm 2025. Dân du mục kỹ thuật số (digital nomad) vốn là những người làm việc từ xa nhờ công nghệ và thích dịch chuyển. Lực lượng lao động tự do này ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Theo Travel Off Path, châu Á đang trở thành điểm đến hấp dẫn với mức sống phải chăng, thiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump “nương tay” với Mexico, USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/2 ghi nhận USD giảm nhẹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ tạm dừng áp thuế quan mới đối với Mexico trong một tháng.

Nga và các chính sách của Mỹ đang “cổ vũ” châu Âu đi trên con đường độc lập hơn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3/2 cho biết, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và các chính sách của người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy châu Âu tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh kinh tế và quốc phòng của mình.

Thế hệ trẻ cần sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi trong thời đại số

Thế hệ trẻ hiện nay có tư duy cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi. Họ không ngại phá vỡ quy tắc cũ để tạo ra cái mới. Đó chính là tiền đề cho những sáng tạo, thể nghiệm mới của những người trẻ.

Chính phủ Belarus từ chức, vì sao?

Ngày 3/2, Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko đã ký văn bản từ chức, theo đó, chính phủ nước này từ bỏ quyền lực theo quy định Hiến pháp quốc gia.

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Trump chính thức áp thuế với ba đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp áp dụng mức thuế quan toàn diện lên ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Việc tăng thuế quan ở mức cao là một chiến lược mạo hiểm, một chiến lược mà ngay cả ông Trump cũng chưa từng thử trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Việt Nam cất cánh là một ước mơ táo bạo, mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân

GS-TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) kỳ vọng về những biến chuyển chưa từng có của đất nước trong những ngày này, sau lời hiệu triệu về kỷ nguyên vươn mình của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Mỹ ra tối hậu thư chặn đứng tính toán của BRICS, Nga ngay lập tức đính chính

Nga khẳng định nhóm BRICS không bàn về việc tạo ra đồng tiền riêng mà chỉ thảo luận về việc tạo ra các nền tảng đầu tư chung.

Giá cà phê trong nước tăng gần 4.000 đồng/kg, có nên lo ngại về nguồn cung năm 2025?

Những lo ngại về nguồn cung cà phê toàn cầu càng đẩy giá mạnh bởi việc mua vào từ các quỹ trong bối cảnh mặt bằng giá cà phê tiếp tục căng thẳng.

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Cùng chuyên mục

Ông Trump “nương tay” với Mexico, USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/2 ghi nhận USD giảm nhẹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ tạm dừng áp thuế quan mới đối với Mexico trong một tháng.

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Giá vàng tăng vù vù sau hành động của ông Trump, tiến gần đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong nước liên tục đi...

Giá vàng hôm nay 4/2/2025, Giá vàng tăng khi thị trường tìm nơi trú ẩn an toàn, lo ngại những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các diễn biến leo thang thuế quan hơn nữa có thể đẩy giá vàng lên 3.000 USD/ounce. Vàng trong nước thuận đà tăng giá.

Dự báo hồ tiêu vào chu kỳ tăng giá mới, có thể đạt mức siêu đắt đỏ

Giá tiêu hôm nay 4/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.200 đồng/kg.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình gặp mặt “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều tối 3/2, Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.

Mới nhất

Grammy lần thứ 67- 2025: Beyoncé lập kỳ tích, The Beatles tái xuất ngoạn mục

Lễ trao giải Grammy lần thứ 67-2025 diễn ra sáng 3-2 (giờ Việt Nam) tại Crypto.com Arena (Los Angeles - Mỹ) ...

Nga và các chính sách của Mỹ đang “cổ vũ” châu Âu đi trên con đường độc lập hơn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3/2 cho biết, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và các chính sách của người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy châu Âu tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh kinh tế và quốc phòng của mình.

Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3.2 tạm hoãn áp thuế cao đối với Mexico và Canada trong 30 ngày, nhưng vẫn giữ...

Thế hệ trẻ cần sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi trong thời đại số

Thế hệ trẻ hiện nay có tư duy cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi. Họ không ngại phá vỡ quy tắc cũ để tạo ra cái mới. Đó chính là tiền đề cho những sáng tạo, thể nghiệm mới của những người trẻ.

Mới nhất