Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếChật vật chữa cận cho con

Chật vật chữa cận cho con


Hà NộiThương con mới 8 tuổi đã cận 7 độ, không thể tham gia các hoạt động ngoại khóa do tầm nhìn hạn chế, chị Loan “cắn răng” vay 150 triệu đồng chữa cận cho con.

“Dù cố gắng bổ sung thuốc, khám định kỳ nhưng mắt con không ngừng tăng độ. Việc điều trị không chỉ mệt mỏi tinh thần mà còn là cuộc đấu tranh về tài chính, khi khoản nợ ngày một chất chồng”, chị Loan nói, hôm 15/6.

Chị Loan là nhân viên kế toán của một công ty nội thất, ở huyện Hoài Đức, thu nhập mỗi tháng khoảng 15 triệu đồng. Trong một lần đến trường, chị vô tình thấy con gái phải chạy sát gần bảng để chép bài. Nghi con bị cận, chị đưa đi khám, bác sĩ chẩn đoán cận 4 độ, khuyên cần theo dõi để không tăng độ quá nhanh.

Về nhà, hai vợ chồng mua thuốc bổ mắt và đưa con đi khám nhiều bệnh viện, “chỉ mong giữ được độ cận hiện tại”, nhưng chưa đầy một năm, bé tăng thêm ba độ. Trẻ không thể tham gia các hoạt động thể thao do mắt kém, trong khi mang kính thì vướng víu. Khi trời mưa hoặc nồm, hơi nước bốc lên khiến tầm nhìn hạn chế. Trong lớp ít bạn bị cận thị, bị chọc là “mắt nổ mắt xịt” khiến trẻ càng tự ti.

“Nhìn con thấp bé, chật vật đeo cặp kính nặng nề, lại thua thiệt nhiều thứ so với bạn bè khiến vợ chồng tôi sốt ruột, ai mách đâu có thuốc tốt lại chạy đi mua nhưng không có tác dụng gì”, chị Loan nói, thêm rằng chi phí khám mắt, thuốc nhỏ, kèm dinh dưỡng cho bé hàng tháng lên tới hai triệu đồng.

Đầu năm nay, thấy con có hiện tượng lác và một bên mắt ngày càng mờ, chị bàn với chồng vay nặng lãi đưa con đi mổ thoát cận. Do giác mạc của bé mỏng, độ cận cao, bác sĩ tư vấn phương pháp mổ mới, chi phí 100 triệu đồng, chưa kể các khoản phát sinh. Hiện, sau mổ, bé vẫn phải đến viện để tập nhìn chữa chứng lác, đồng thời phải nhỏ thuốc thường xuyên giữ mắt không bị khô, viêm.

“Bác sĩ nói dù được mổ mắt, con vẫn có khả năng tái cận, nên thực sự tôi cũng không biết mình quyết định đúng hay sai”, chị Loan nói, thêm rằng đang tiết kiệm “từng đồng” để trả khoản vay 150 triệu đồng.





Con gái bị cận nặng, chị Loan thường xuyên theo sát, khuyên con ngồi đúng tư thế, không dí sát mắt vào màn hình để tránh tăng độ. Ảnh: Nguyễn Huyền

Con gái bị cận nặng, chị Loan thường xuyên theo sát, khuyên con ngồi đúng tư thế, không dí sát mắt vào màn hình để tránh tăng độ. Ảnh: Nguyễn Huyền

Cũng chật vật đeo kính gần 15 năm, Linh, ở Tây Hồ, cho biết gia đình đã đi khám rất nhiều bệnh viện uy tín, kết hợp uống thuốc để chữa mắt, song tình trạng không tiến triển. Biểu hiện rõ nhất của em là bị lồi mắt do phải đeo kính trong một thời gian dài, bị trêu là “mắt ốc bươu”, “mắt ếch”. Ngoài ra, độ cận cao cộng với việc đeo kính trong suốt thời gian dài, nên mí mắt của nữ sinh trông lờ đờ, thiếu sức sống, khiến cô ngại giao tiếp, chỉ ở trong phòng sau giờ học.

Nghe nhiều người mách, bố mẹ đưa Linh đi nhiều bệnh viện để khám mổ mắt, chi phí từ 90 triệu đến 150 triệu đồng. Tại phòng khám tư, số tiền có thể lên đến 200 triệu đồng, bao gồm cả thuốc và chăm sóc sau phẫu thuật. “Như lạc vào ma trận vì không biết lựa chọn bệnh viện nào”, Linh kể lại.

Tuy nhiên, sau khi khám ở Bệnh viện Mắt Trung ương, bác sĩ kết luận giác mạc mỏng không thể phẫu thuật, nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng, thuốc và khám định kỳ. Đến nay, Linh 22 tuổi, vẫn chưa thể phẫu thuật, “song tiền khám và thuốc lên đến cả trăm triệu đồng”.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO dự đoán 50% dân số toàn cầu có khả năng bị cận thị vào năm 2050. Tại Việt Nam, số ca cận thị tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là khu vực thành thị. Trong đó, ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, tỷ lệ cận thị có thể lên tới 50-70% ở học sinh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Loan, Phó khoa khám bệnh phụ trách Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, cho biết một số nguyên nhân chính gây tình trạng cận thị, là di truyền, môi trường, thói quen sinh hoạt, đeo kính cận non số. Trong đó yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng vì trực tiếp gây ra cận thị và gia tăng số cận.

Cận thị gây khó khăn và bất tiện trong các sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ. Các em bị cận thị có nguy cơ tổn thương nặng về thị giác như bị nhược thị do không đeo kính hoặc đeo kính không đủ số.Với cận thị mức độ nặng trên 6 độ có thể gây các tổn thương nặng nề như thoái hóa, đục thủy tinh thể, Glocom, bong dịch kính sau, bong võng mạc, mù. Tình trạng cận thị không được kiểm soát còn có thể gây gánh nặng cho gia đình do chi phí điều trị lớn và các bệnh lý liên quan.

Vì sao trẻ em ngày càng dễ cận thị

Trẻ nhỏ dễ bị cận thị. Video: Minute Earth

Hiện, trẻ cận thị có thể đeo kính hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, “chưa có một biện pháp nào có thể điều trị triệt để, trẻ vẫn có nguy cơ bị cận trở lại, do đó hành trình chữa khỏi rất gian nan”, bác sĩ Hoàng Thanh Tùng, khoa Mắt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nói.

Mổ cận tức tác động vào bề mặt nhãn cầu (giác mạc) để thay đổi khúc xạ của giác mạc và thay thế cho việc đeo kính cận. Sau khi mổ cận vẫn phải duy trì các biện pháp bảo vệ cho mắt. Nhiều trường hợp mổ xong phải đeo kính trở lại, chứng tỏ cận thị đã có xu hướng tiến triển nặng hơn.

Bên cạnh đó, nhiều người gặp biến chứng trong và sau mổ. Trong đó, biến chứng sau mổ có tới 10 loại, khá phức tạp để xử lý, di chứng cũng rất đáng kể. “Việc chữa cận khó khăn và tốn kém với nhiều gia đình. Tốt nhất là bố mẹ cần quan tâm sát sao đến con, để trẻ không hoặc hạn chế mắc các tật khúc xạ”, ông Tùng nói.

Bác sĩ khuyến cáo trẻ cần đeo kính đủ số và kiểm soát sự tiến triển của cận thị. Hạn chế nhìn gần và sử dụng các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, ipad, máy tính, tivi… Tăng cường hoạt động ngoài trời, ít nhất hai tiếng một ngày và 10 giờ mỗi tuần. Bổ sung đầy đủ các nhóm thuốc có caroten, kẽm, xanthine, zexanythin hoặc các loại ăn trái cây có màu đỏ, vàng.

Áp dụng quy tắc 20-20-20 để giảm nhức mỏi mắt, cụ thể sau mỗi 20 phút đọc sách hay nhìn màn hình, nhìn vào một vật cách mắt tối thiểu 6 m trong 20 giây.

Bên cạnh đó, gia đình nên đến cơ sở uy tín khám, không tự ý dùng, lạm dụng thuốc, hoặc tự chữa cận thị theo các phương pháp dân gian, thiếu khoa học. Nên cho trẻ khám mắt định kỳ từ ba đến 6 tháng một lần để phát hiện và chỉnh kính kịp thời.

Những dấu hiệu giúp sớm phát hiện khi trẻ bị cận thị như trẻ phải đọc sách hoặc xem tivi ở cự ly gần, hay nhìn nghiêng, hay nháy mắt, lác mắt, nheo mắt, trẻ lớn có thể kêu mờ mắt.

Minh An – Nguyễn Huyền




Source link

Cùng chủ đề

Sinh viên năm cuối “săn” việc làm từ những ngày hội tuyển dụng

(NLĐO)- Ngày hội việc làm – HUFLIT Career Fair 2025 tuyển dụng trên 1.000 vị trí việc làm trong nước và quốc tế dành cho sinh viên. ...

2 đứa trẻ xuất hiện trong “cuộc phỏng vấn thảm họa” giờ ra sao?

(Dân trí) - Chuyên gia phân tích chính trị người Mỹ sống tại Hàn Quốc - ông Robert E. Kelly - cùng gia đình từng gây sốt bất đắc dĩ vì "cuộc phỏng vấn thảm họa" hồi năm 2017. Khi ấy, ông Robert E. Kelly đang thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tuyến tại nhà riêng, hình ảnh được phát trực tiếp trên sóng truyền hình. 2 con nhỏ của ông Kelly bất ngờ bước vào phòng và gây...

Minh bạch trong chào bán chứng khoán

Thưa bà, Luật số 56/2024/QH15 đã hoàn thiện các quy định để tăng cường giám sát và xử nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong phát hành, chào bán chứng khoán, đặc biệt tạo giá chứng khoán, cung cầu giả. Bà có thể chia sẻ cụ thể hơn về những nội dung này?So với quy định cũ của Luật Chứng khoán 2019, Luật Chứng khoán sửa đổi vừa qua lần đầu tiên đưa ra khái niệm...

Bác sĩ chỉ ra các bài tập đơn giản giúp mắt khỏe

Những người thường cảm thấy mỏi mắt, nhức mắt, nhất là khi bị cận, do làm việc hay tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử có thể áp dụng các bài tập cho mắt đơn giản dưới đây. ...

Bí kíp giúp sinh viên “hạ gục” nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên

(Dân trí) - Không ít sinh viên ra trường nhiều năm vẫn loay hoay không biết mình cần gì, có điểm mạnh ra sao và phải làm thế nào để chinh phục nhà tuyển dụng. Đó là nhận định của các chuyên gia tại tọa đàm "Định vị bản thân và chinh phục nhà tuyển dụng", trong khuôn khổ ngày hội "Hành trình nghề nghiệp và kết nối việc làm" năm 2024 của ĐH Quốc gia Hà Nội. Còn theo ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Còn chậm trễ trong tổ chức tiêm chủng vắc-xin sởi tại nhiều tỉnh, thành

Mặc dù Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm chủng ngay sau khi có kết quả đánh giá nguy cơ từ các địa phương, nhưng việc tổ chức tiêm chủng thực tế đã bị chậm trễ. Bộ Y tế: Còn chậm trễ trong tổ chức tiêm chủng vắc-xin sởi tại nhiều tỉnh, thànhMặc dù Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm chủng ngay sau khi có kết quả đánh giá nguy cơ từ các địa phương,...

5 nguyên tắc giúp duy trì sức khỏe tốt, phòng ngừa bệnh tật theo khuyến cáo của chuyên gia

GĐXH – “Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và phòng tránh nhiều bệnh tật”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh. ...

Bác sĩ chỉ thói quen hằng ngày âm thầm hủy hoại cơ thể bạn sau tuổi 50

Nếu bạn muốn tuổi 50 là những năm tháng ý nghĩa, thì đã đến lúc bạn phải bắt đầu coi trọng sức khỏe của mình. ...

Gắp chiếc đinh vít dài 5 cm từ dạ dày trẻ 15 tháng tuổi

Một bệnh nhi 15 tháng tuổi ở Nghệ An cầm đinh vít chơi và nuốt đinh vít vào bụng. Rất may, bố mẹ bé đã kịp thời phát hiện, đưa con đến bệnh viện nhờ can thiệp. ...

Sau 10 năm, hình hài khu ‘campus y tế’ đầu tiên của Việt Nam ra sao?

TP.HCM sẽ có khu 'campus y tế' đầu tiên tại Việt Nam, đúng tiêu chuẩn kiểu mẫu của các nước có nền y tế phát triển trên thế giới, đó chính là Cụm y tế Tân Kiên, huyện Bình Chánh. ...

Cùng chuyên mục

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. Bệnh nhân H. (40 tuổi, Ninh...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh, bác sĩ cảnh báo điều ai cũng cần biết

Bệnh zona thần kinh tương đối lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ông N.V.P., 68 tuổi, trú tại xã...

Xuất hiện vi rút lạ gây ho ra máu ở Nga

Một loại vi rút chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh nhân ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính. Ban đầu, những người mắc vi rút lạ này sẽ cảm thấy mệt mỏi...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Mới nhất