Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChấp nhận con là 'em bé đặc biệt'

Chấp nhận con là ’em bé đặc biệt’


Trong thực tế, khi đối diện với câu chuyện con chậm nói, tăng động giảm chú ý, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn phổ tự kỷ, khó khăn học tập… vẫn còn nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc chấp nhận con mình cần sự giáo dục đặc biệt, và không để con được can thiệp sớm.

Bên cạnh đó, cũng có những người cha, người mẹ hy sinh công việc, thời gian để đồng hành cùng con, giúp con tiến bộ vượt bậc. Niềm hạnh phúc đã ùa đến, không thể nào đong đếm.

Cô Như Ý, giáo viên Trường chuyên biệt Tương Lai, can thiệp 1:1 cho các bé

“CÓ GIẤY KHUYẾT TẬT THÌ LÀM SAO LẤY VỢ ?”

“Bé đó 24 tháng, trong thời gian ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, mỗi người ôm một cái điện thoại, iPad từ sáng đến tối, đến lúc ngủ bé vẫn ngủ mơ, giơ tay quẹt quẹt vào không trung như đang quẹt iPad. Lúc bé được đưa tới trường, bé không tương tác với cô, kêu không nhìn, mẹ của bé vẫn nói “con em có làm sao đâu””, cô N.Y, giáo viên một trường chuyên biệt tại TP.HCM kể với PV Báo Thanh Niên. Bên trên tầng lầu nơi cô Y. đang làm việc, tiếng trẻ con hú, hét, khóc, cười vẫn rầm rập, dù đang giữa trưa.

Cô Y. cho hay mỗi trẻ đặc biệt là mỗi thế giới riêng, không ai giống ai. Có một bé 4 tuổi nhưng bé không nói tiếng Việt mà cứ xì xồ gì đó, nghe kỹ thì như kiểu bé đang nói tiếng Hàn. Hoặc có bé thì giọng lại nhí nhéo như giọng trong phim hoạt hình, nhưng không phải tiếng Anh cũng không ra tiếng Việt.

“Có một bé trai, lớp 3, gương mặt đẹp lắm nhưng khi đi học thì không tiếp thu được kiến thức, chậm phát triển, cha mẹ chấp nhận con nhưng ông bà nhất định không chịu đưa con đi đánh giá mức độ phát triển, ông bà sợ cháu được xác nhận là trẻ khuyết tật. Ông bà nói “có giấy khuyết tật thì làm sao lấy vợ?””, cô Y. thở dài.

Cô N.N, giáo viên một trường chuyên biệt tại TP.HCM, cho biết 2 năm trở lại đây đã đi can thiệp 1-1 cho rất nhiều trẻ từ 15 – 30 tháng tuổi. Rõ ràng một bộ phận phụ huynh đã có nhận thức sớm về con mình có những biểu hiện khác với trẻ đồng trang lứa, chấp nhận con cần được can thiệp sớm.

Song, vẫn còn một số phụ huynh khó chấp nhận tình trạng của con. Hoặc cha mẹ chấp nhận, nhưng ông bà phản đối, nhất mực không cho trẻ có giấy xác nhận khuyết tật vì “sợ giấy theo cháu suốt đời”. Có những bé vẫn được gửi đi học trường bình thường, đến khi không thể học được nữa, cha mẹ mới đành mang con tới trường chuyên biệt.

Giáo dục trẻ hòa nhập: Chấp nhận con là 'em bé đặc biệt'  - Ảnh 2.

Giáo viên trung tâm SENBOX trong quá trình dạy các em nhỏ

CÓ NHỮNG VIỆC QUAN TRỌNG HƠN ĐỌC CHỮ, LÀM TOÁN

Cô Trần Thị Hoài Nghi, giáo viên Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp, TP.HCM, trong các năm công tác đã từng nhiều lần trò chuyện, tâm sự cùng phụ huynh khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu đặc biệt.

Có một người mẹ, khi được khuyên cho con đi kiểm tra, biết con rối loạn phổ tự kỷ, chị gần như bỏ hết công việc bận bịu bên ngoài để đồng hành với con. Cậu bé nói tiếng Anh rất hay, bây giờ đã tiến bộ rất rõ rệt, người mẹ khóc trong hạnh phúc. Hay một gia đình có cậu con trai 5 tuổi chưa biết nói, vợ nghỉ việc, chồng cũng làm ít đi để cả hai có thể dành thời gian cho con nhiều hơn. Sau 2 năm, cậu bé đã nói được, gia đình mừng vô hạn.

Nhưng không phải lần nào những lời khuyên của cô Nghi cũng thành công. Nhiều lần cô bị phụ huynh phản ứng dữ dội. Họ không tin con mình mặt mũi rất đẹp, khôi ngô, có bé có những năng khiếu vượt trội như giỏi tiếng Anh hay giỏi tính toán… lại đang khuyết tật học tập, rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý…

“Còn có trường hợp là học sinh đã có giấy xác nhận khuyết tật ở địa phương, nhưng cha mẹ bé lại không nộp về trường học vì nhiều lý do. Hệ quả là bé không có kế hoạch giáo dục cá nhân, như thế là rất thiệt thòi”, cô Nghi tâm sự.

Cô Nguyễn Thị Như Ý, giáo viên Trường chuyên biệt Tương Lai, đường Ngô Quyền, Q.5, TP.HCM, kể về một học trò mới đây. Khi đưa tới gặp cô, bé 3 tuổi rưỡi, không biết nói, hay chạy lăng xăng, không nhận biết được màu sắc, hình dạng, cô giáo đưa đồ chơi thì ngậm hoặc ném đi. Mẹ bé chưa chấp nhận khó khăn của con, nói “con em bình thường” và không đưa con đi tham vấn bác sĩ.

“Tôi động viên mãi, mẹ cháu mới cho con đi kiểm tra, đánh giá. Bé được xác định là rối loạn phổ tự kỷ. Dù tuổi của cháu là 3 tuổi rưỡi nhưng trí tuệ chỉ như một em bé 12 tháng. Từ khi biết kết quả, mẹ cháu lo lắng, ngày nào cũng gọi điện cho tôi hỏi cô ơi có giúp bé được không, có dạy cho bé thành như các em bé bình thường được không, có đi học lớp 1 được không, học chữ, học toán được không…”, cô Như Ý chia sẻ.

“Nhiều phụ huynh rất sốt ruột chuyện con học chữ được không, nhưng có những điều trước mắt còn quan trọng hơn cả chuyện đó. Để bé có thể học tập được thì đầu tiên bé cần có những kỹ năng như tương tác giao tiếp, vui chơi, khả năng chú ý (quan sát, lắng nghe), hiểu ngôn ngữ, kỹ năng tự phục vụ, quan hệ xã hội…”, cô Như Ý bộc bạch.

Giáo dục trẻ hòa nhập: Chấp nhận con là 'em bé đặc biệt'
 - Ảnh 3.

Các em nhỏ được hướng dẫn làm quen màu sắc

NGHĨ CHỮA TỰ KỶ BẰNG THUỐC, CHÂM CỨU… SẼ HẾT ?

Ông Doyle Mueller là một giáo viên đến từ Đức với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em khuyết tật học tập trên khắp thế giới, bao gồm Đức, Anh, Úc, New Zealand và VN. Hiện ông đang là giám đốc, người sáng lập hệ thống giảng dạy SENBOX và trung tâm giáo dục đặc biệt cùng tên tại Q.7, TP.HCM.

Trung tâm này đang can thiệp cho khoảng 26 trẻ gặp các vấn đề như khuyết tật trí tuệ, chậm phát triển, rối loạn phổ tự kỷ (ASD), rối loạn thiếu chú ý (ADD), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), có hành vi thách thức… Trẻ được can thiệp toàn thời gian từ 8 giờ tới 17 giờ mỗi ngày, can thiệp 1-1 hoặc 2-1.

Có mặt tại nơi ông Mueller và đồng nghiệp đang làm việc, chúng tôi quan sát các trẻ được theo dõi tiến độ hằng ngày thông qua bằng chứng hình ảnh; kế hoạch giáo dục cá nhân (IEP); chương trình giảng dạy thông qua AAC (Augmentative Alternative Communication – giao tiếp tăng cường và thay thế trong lớp học).

Giai đoạn vàng để can thiệp

Cô Nguyễn Thị Như Ý cho biết giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp cho trẻ cần giáo dục đặc biệt, từ 3 – 6 tuổi đã là trễ nhưng chậm còn hơn không, phụ huynh đừng để tới khi con mười mấy tuổi.

Theo các thầy cô, phụ huynh có thể đưa con đến Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật TP.HCM (thuộc Sở GD-ĐT TP, 108 Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM) để chẩn đoán, đánh giá mức độ phát triển.

Để đảm bảo việc can thiệp cho trẻ đúng phương pháp khoa học, các giáo viên làm việc tại đây đều phải tốt nghiệp các khoa giáo dục đặc biệt, giáo dục tâm lý, giáo dục xã hội, có hiểu biết về y tế… và được tập huấn, đào tạo vào mỗi thứ bảy hằng tuần để dày dạn kinh nghiệm hơn.

Nói với PV Thanh Niên, ông Doyle Mueller băn khoăn đưa ra một số vấn đề của một số cha mẹ có con cần giáo dục đặc biệt, điển hình là không chấp nhận con mình cần giáo dục đặc biệt. Vẫn còn những suy nghĩ như đưa con đến bác sĩ này, bệnh viện kia để con được điều trị bằng thuốc, châm cứu… thì con sẽ hết.

Hoặc cũng có những cha mẹ đưa con đến trường, tới trung tâm giáo dục đặc biệt thì không biết hoặc không dám hỏi thầy cô giáo đã can thiệp những gì tới con mình, cho con thực hành bài tập gì…

Ông Mueller muốn thay đổi nhận thức của tất cả bậc phụ huynh, cần chấp nhận con cái cần phải giáo dục đặc biệt, và phải làm càng sớm càng tốt, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ cho con đi can thiệp rồi thì cũng không nên phó mặc con hết cho nhà trường và nơi nuôi dạy trẻ. Theo ông, cha mẹ nên được quan sát, được biết, được hỏi “tại sao” về những cách can thiệp của giáo viên với con em mình, nếu giáo viên từ chối tất cả những yêu cầu trên thì họ đã sai…

 (còn tiếp) 



Source link

Cùng chủ đề

Bé nhỏ tuổi bị nhồi máu não, cha mẹ cần chú ý biểu hiện

Mới đây, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não. Bệnh nhi H.Đ.H. được đưa vào nhập viện trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói.Được biết trước đó 5 ngày, bé xuất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vẻ đẹp táo bạo và thanh lịch của váy da kiểu dáng sơ mi

Quên những bộ váy bó sát theo phong cách Matrix mà những người nổi tiếng đã mặc, năm...

Máy bay rơi trúng xe buýt trên đại lộ đông đúc của Brazil

Một máy bay hạng nhẹ trong lúc tìm cách đáp khẩn đã rơi trúng xe buýt trên đại lộ Marques de Sao Vicente đông đúc của thành phố Sao Paulo (Brazil) vào khoảng 7 giờ 20 sáng 7.2 (giờ địa phương). ...

Cách diện quần tây màu đen khác lạ khiến chị em mê mẩn

Dưới đây là những cách diện quần tây màu đen khác lạ hiện nay, từ cách phối cùng...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Cùng chuyên mục

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng

Các gia đình trên thế giới hiện nay đang đối mặt với 4 vấn đề lớn là: gánh nặng tài chính, suy giảm giá trị văn hóa truyền thống, thách thức trong giáo dục gia đình và đặc...

Cần lắng nghe, vận động phụ huynh tránh thiệt thòi cho trẻ

Nhiều phụ huynh ở TDP Tân Mỹ, phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) không cho học sinh tiểu học tới trường trong nhiều ngày qua. ...

nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 247/QĐ-TTg ngày 6/2/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới, phát...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Phụ huynh lo lắng, Phòng GDĐT chỉ đạo “khẩn”

Trước diễn biến không khí lạnh tăng cường, nhiều phụ huynh lo lắng sáng mai 8/2 rét đậm học sinh có được nghỉ học không? ...

Mới nhất

Đọ kết quả kinh doanh cùng thu nhập của ‘sếp’ Vietnam Airlines và Vietjet Air

Ngoài việc có thể đọ kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines với Vietjet Air, báo cáo tài chính quý 4-2024 vừa công bố của hai hãng hàng không hàng đầu Việt Nam cũng tiết lộ thu nhập lãnh đạo hai bên. ...

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng

Các gia đình trên thế giới hiện nay đang đối mặt với 4 vấn đề lớn là: gánh...

Thủ tướng Ấn Độ sắp gặp một ‘người bạn thân thiết’, ngổn ngang vấn đề nhập cư và thuế quan

Chuyến thăm diễn ra chỉ một tuần sau khi máy bay của Không quân Mỹ chở hơn 100 người nhập cư Ấn Độ hạ cánh xuống thành phố Amritsar, bang Punjap.

Phấn đấu chậm nhất 31/12/2031 hoàn thành công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối với các bộ ngành, địa phương liên quan. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành...

Mới nhất