Trang chủDestinationsBình ThuậnChào mừng 40 năm Ngày thành lập huyện Hàm Thuận Nam (1/6/1983

Chào mừng 40 năm Ngày thành lập huyện Hàm Thuận Nam (1/6/1983


Ngay lúc ban đầu này, lãnh đạo huyện đã tính đến xuất khẩu nên thời gian sau đó, sự kế thừa phát huy và kết quả trái thanh long trồng ở Hàm Thuận Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước.

Kích thích làm giàu

Những ngày này, khi những cơn mưa đầu mùa đã xuất hiện, đứng từ UBND huyện Hàm Thuận Nam nhìn ra sẽ thấy mảng xanh từ đồi núi ở phía xa kéo về, những nhộn nhịp của quốc lộ 1A đông người qua và cả không gian thoáng đãng nối dài của công viên Trần Phú. Tại công viên này, trong tháng 6 tới sẽ triển khai xây dựng hồ điều hòa, đài phun nước, khu vui chơi giải trí, khu tập thể dục công cộng… Đây được xem là điểm nhấn tạo bức tranh tổng thể đầu tư hạ tầng kỹ thuật thị trấn Thuận Nam đạt chuẩn đô thị loại 5 trong thời gian tới. 3 năm qua, các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện huy động đạt khoảng 4.600 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước các cấp trên 1.650 tỷ đồng; còn lại gần 3.000 tỷ đồng là nguồn vốn từ khu vực kinh tế tư nhân và nguồn vốn khác, cụ thể là vốn của các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân… nên phần lớn tập trung vào khu vực thị trấn Thuận Nam.

tt.jpg

“Nơi trung tâm huyện này, từ 40 năm trước, khi huyện Hàm Thuận Nam được thành lập, lấy 6 xã của huyện Hàm Thuận và 3 xã của huyện Hàm Tân về, ngay buổi ban sơ ấy đã được lựa chọn. Vì có núi Tà Cú che chắn. Vì gần mấy chỗ tụ nước mà sau này làm hồ chứa nước như Đu Đủ, Tân Lập… Lúc ấy, hầu như nơi nào cũng đất cày lên sỏi đá, nên thị trấn Thuận Nam (xã Tân Lập lúc bấy giờ) được chọn là trung tâm huyện có thể từ những lý do trên” – ông Hồng Thanh Nam, người là Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam từ năm 2004, đến năm 2011 là Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam giai đoạn 2010 – 2015, nhớ lại. Vào thời điểm năm 1983, tức chỉ 8 năm sau Ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, huyện Hàm Thuận Nam hình thành trong bộn bề nỗi lo hàn gắn vết thương chiến tranh, lo giải quyết cái ăn, cái mặc, lo học hành, đi lại, nơi ở và cả sinh đẻ của nhân dân. Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng không có gì và cán bộ thì thiếu và yếu. Thực trạng trên phản ánh rõ trong Báo cáo kết quả đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hàm Thuận Nam lần thứ 1, kèm theo các mục tiêu phấn đấu. Trong đó, mục tiêu đầu tiên đặt ra: “Ổn định và phát triển sản xuất toàn diện trước hết là sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến), đẩy mạnh hàng xuất khẩu và một số hàng tiêu dùng đáp ứng được những yêu cầu cấp bách, thiết yếu của xã hội…”.

Ngay lúc ban đầu này, lãnh đạo huyện đã tính đến xuất khẩu nên thời gian sau đó, sự kế thừa phát huy và kết quả trái thanh long trồng ở Hàm Thuận Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước. Bước chuyển ấy, như nguyên Bí thư Huyện ủy Hồng Thanh Nam, nhận định: “Đó là giai đoạn của thoát nghèo, của làm giàu mãnh liệt. Có thời gian, thanh long tăng diện tích không cản được, vì đáp ứng là cây giảm nghèo. Trồng cả xuống ruộng và bị cấm, vì lý do ảnh hưởng an ninh lương thực, rồi sau đó được chấp nhận ở những vùng trồng lúa 1 vụ bấp bênh. Mà Hàm Thuận Nam ít có nơi nào trồng được 2 vụ lúa, vì thiếu nước nên thành ra, diện tích thanh long tăng nhanh. Dân muốn thoát nghèo. Nghị quyết của Đảng bộ huyện trong nhiều giai đoạn đều kích thích và hỗ trợ tinh thần đó bằng nhiều giải pháp khác nhau”.

Điều đáng chú ý, đồng hành với quá trình ấy của dân là cán bộ công nhân viên trong huyện, vì phần lớn họ đều làm thêm thanh long. Ngoài giờ hành chính, họ ra đồng chăm thanh long nên cây trồng gặp trở ngại gì cũng góp phần cải thiện sớm, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào vườn thanh long cũng triển khai nhanh. Có lẽ cũng nhờ vậy, với biến cố thị trường năm 2022 nhưng thanh long Hàm Thuận Nam vẫn giữ được diện tích và một số nhà vườn đón được những “đợt sóng” giá cao trong quý 1 năm nay, thu tiền tỷ. Theo đó, các dịch vụ liên quan xôm tụ trở lại.

Dịch vụ rộng lối

Bàn đến dịch vụ, nguyên Bí thư Huyện ủy Hồng Thanh Nam khẳng định dịch vụ ở Hàm Thuận Nam phát triển sớm và mạnh, xuất phát từ câu chuyện quy hoạch phát triển phía biển Kê Gà có một giai đoạn rơi vào cảnh loại trừ giữa du lịch và công nghiệp. Tình cảnh đó nằm ngoài khả năng của Hàm Thuận Nam nên trong thời gian bị cản ngại ấy, huyện tập trung vào phát triển nông nghiệp và từ cây thanh long đã giải quyết được nhiều vấn đề cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Và trong quá trình đó, các dịch vụ kéo theo xuất hiện ngày càng nhiều, sôi động theo từng mùa vụ, giá cả. Từ đó, ngày công lao động có giá cao, như vuốt tai thanh long chỉ làm vài giờ chứ không phải 8 tiếng nhưng cho thu nhập tốt khiến dân Hàm Thuận Nam ít chọn vào làm việc ở 2 Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1, 2. Vì vậy, các doanh nghiệp ở đây tuyển lao động ở các huyện, thành phố khác tới, góp phần mở rộng thêm cho các dịch vụ liên quan. Bây giờ, ở Hàm Thuận Nam dịch vụ của nông nghiệp, dịch vụ của công nghiệp đang phát triển ổn định. Từ đầu năm đến nay, đang rộ thêm dịch vụ của du lịch, khi du lịch Hàm Thuận Nam được chú ý nhiều, nhờ hạ tầng kỹ thuật đã hoàn chỉnh…

z4383858615599_2077fbc8b96f6e0c3fd6fd38116c516c.jpg

Bên cạnh tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển sẽ khai phá tốt sắp tới thì du lịch Hàm Thuận Nam đang xuất hiện trở ngại, khi người dân khó tham gia. Cái chính vì vùng ven biển của Hàm Thuận Nam, ngoài chỗ thôn Kê Gà của xã Tân Thành có dân, còn lại suốt chiều dài 9 km từ Thuận Quý qua đều không có dân ở sinh sống. Vì vậy, dân có thể bán nông sản cho du khách nhưng để phát triển dịch vụ sôi động như vùng du lịch Hàm Tiến – Mũi Né thì còn cần thời gian. Lùi về 1-2 năm trước, UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển của 2 xã Thuận Quý, Tân Thành. Theo đó, dải đất dọc bờ biển 2 xã này được quy hoạch hoàn toàn để phát triển du lịch và đất ở hỗn hợp. Nơi đây đang và sẽ hình thành đại đô thị du lịch biển với hàng loạt các tổ hợp du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng đỉnh cao. Đồng thời đó, Thuận Quý, xã sẽ lên thị trấn sắp tới phải thêm dân, như theo quy hoạch đến năm 2030, nơi đây phải có khoảng 35.800 người; đến năm 2040 khoảng 59.000 người…

Bà Lê Thị Bích Liên, Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam, cho biết phát triển du lịch là 1 trong 3 trụ cột kinh tế mà Hàm Thuận Nam đã và đang chú tâm làm rõ nét. Nông nghiệp công nghệ cao đã phổ biến với nhiều trang trại có quy mô lớn sản xuất nhiều sản phẩm sạch. Công nghiệp cũng đang nổi bật cùng những kế họach tăng trưởng trong thời gian tới. Về du lịch thì Hàm Thuận Nam còn nhiều tiềm năng, lợi thế để khai thác, nhất là về dịch vụ khách sạn, khi dạo gần đây, TP. Phan Thiết luôn đầy khách và nhiều du khách tìm kiếm nơi ở ở Hàm Mỹ, Thuận Quý và Tân Thành. Đó là thành quả của từng giai đoạn có tính kế thừa. Ngay cả kết quả giữa nhiệm kỳ qua cũng thế, đó là tiền đề quan trọng và cũng mang tính kế thừa để cán bộ và nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ còn lại của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX.

Kết quả từ những diễn tiến ấy được thể hiện phần nào qua thu nhập bình quân đầu người ở huyện tăng lên theo từng năm. Nếu năm 2021, thu nhập bình quân đầu người ở huyện là 48 triệu đồng, năm 2022 là 49,3 triệu đồng thì dự kiến năm 2023 là 54,2 triệu đồng và năm 2025 sẽ lên 75 triệu đồng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển hướng thiếu quan sát, một học sinh bị xe đầu kéo tông tử vong khi đi học về

(NLĐO)- Trong lúc đạp xe đi học về, do chuyển hướng thiếu quan sát, một học sinh lớp 9 ở Thanh Hóa đã bị xe đầu kéo từ phía sau tông tử vong ...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Chi 40 tỉ đồng xây mới lại cây cầu đang “chờ sập” ở Quảng Bình

(NLĐO) - Cầu Sông Thai ở Quảng Bình được đầu tư 40 tỉ đồng, kỳ vọng đảm bảo an toàn, giải quyết khó khăn giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. ...

Bộ GTVT phản hồi kiến nghị đầu tư nâng cấp 2 tuyến quốc lộ qua Quảng Nam

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của đại biểu Quốc hội Quảng Nam về đầu tư quốc lộ 14D đoạn từ Bến Giằng đến biên giới của Lào và tuyến đường quốc lộ 1A đoạn qua Quảng Nam. ...

Kiến nghị mở rộng quốc lộ 1A qua TP Quy Nhơn khi liên tiếp xảy ra tai nạn

Tuyến quốc lộ 1A qua phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn, Bình Định) quá hẹp, lưu lượng các phương tiện tham gia ngày càng nhiều nên nơi đây liên tiếp xảy ra tai nạn giao thông. Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri về việc mở rộng tuyến quốc lộ 1A  qua TP Quy Nhơn, Bình Định.  Cụ thể, cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo đơn vị quản lý...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàm Thuận Nam: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

BTO-Ngày 29/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hàm Thuận Nam tổ chức họp đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2024, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam Nguyễn Văn Phúc chủ trì cuộc họp. UBND huyện Hàm Thuận Nam đã tiến hành đánh giá, phân hạng 5 sản phẩm. Trong đó, có 3 sản phẩm mới là dưa lưới của chủ thể Thanh Tùng Farm ở thôn Phú Sung, xã Hàm Cường;...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… Khi...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Thách thức với sản phẩm...

Phan Thiết: Công nhận thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

UBND TP. Phan Thiết vừa tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao trên địa bàn thành phố. Theo đó, lãnh đạo Phòng Kinh tế đã công bố quyết định công nhận của UBND thành phố về 7 sản phẩm (OCOP) đạt 3 sao của 3 chủ thể, gồm: Nước mắm lú Bà Hai MS40A và COOP SELECT nước mắm lú - Công ty TNHH...

Đức Linh:Có thêm 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

BTO-Huyện Đức Linh vừa công nhận thêm 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện đợt 1 năm 2024. Căn cứ kết quả Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đức Linh vừa tổ chức, có thêm 10 sản phẩm được UBND huyện công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024 (đợt 1) gồm có: Gốm sứ gia dụng Tuhu của Công ty TNHH Tuhu; Bánh tráng Đỗ Gia...

Bài đọc nhiều

Phan Thiết chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

Xác định nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng là phương thức, chức năng lãnh đạo của Đảng, thời gian qua, Đảng bộ thành phố Phan Thiết đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đạt nhiều kết quả tích cực. Từ đó, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. ...

Kiểm tra 5 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu

BTO-Sở Nông nghiệp và PTNT – Trưởng Ban Chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định phòng chống khai thác IUU đối với doanh nghiệp có hoạt động thu mua nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu trên địa bàn tỉnh. ...

Nâng chất lượng để hút khách

Những tháng đầu năm 2023, bên cạnh luôn sẵn sàng phối hợp với tỉnh hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh” để thu hút du khách, Hiệp hội Du lịch Bình Thuận (BTA) còn vận động doanh nghiệp cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, vệ sinh môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn đón khách du lịch trong các dịp lễ và mùa cao điểm...

Tuy Phong long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm tái lập huyện

Sáng nay (1/6), Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tuy Phong đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày tái lập huyện (1/6/1983 - 1/6/2023). Tham dự lễ có đồng chí Nguyễn Hoài Anh – Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Tổ chức cuộc thi “Tiếng hát Tuy Phong” lần II

BTO- Huyện Tuy Phong vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi “Tiếng hát Tuy Phong” lần II/2023. Cuộc thi nhằm duy trì và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho nhân dân, thu hút sự hưởng ứng tham gia của...

Cùng chuyên mục

Bắt Nguyễn Thị Chuyền để điều tra hành vi lừa đảo

Ngày 16/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tánh Linh đã thi hành lệnh bắt bị can đối với Nguyễn Thị Chuyền (SN 1990, ngụ thôn 2 xã Đồng Kho, Tánh Linh) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Công an huyện...

Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025, tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, tinh gọn, sắp xếp giảm đầu mối bên trong của từng tổ chức, giảm tối đa cấp trung gian bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. ...

Tắm biển, một người bị đuối nước thương tâm

Khoảng 5 giờ 15 phút sáng nay (17/8), ông N.Đ.Đ.N ( SN 1966, trú thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc) trong lúc tắm biển tại khu vực bãi đá Ông địa, thuộc phường Phú Hài, TP. Phan Thiết thì bị đuối nước. Phát hiện sự việc, người dân đang tắm biển ở đây đã lao ra  cứu đưa nạn nhân lên bờ thực hiện các biện pháp sơ cứu. Tuy nhiên nạn nhân đã tử vong...

Khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh tay chân miệng

Tình hình dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tại Bình Thuận hiện nay đang gia tăng. Trong đó, số ca tử vong nghi do bệnh này tại La Gi cao nhất tỉnh. Bởi cộng đồng đang tồn tại nhiều trường hợp người lành mang vi rút gây bệnh TCM. Bệnh tay...

Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận bàn giao công trình văn hóa, thể thao

BTO-Sáng 15/8, Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận phối hợp Chi hội Tin Lành Mũi Né khánh thành và bàn giao công trình văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời trong khuôn viên Nhà thờ Tin Lành Mũi Né. Công trình gồm các hạng mục, công cụ, thiết bị hỗ trợ...

Mới nhất

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Mới nhất