Trang chủNewsNhân quyềnChấm dứt "lời ru buồn" nơi bản làng Quế Phong

Chấm dứt “lời ru buồn” nơi bản làng Quế Phong

“Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện không xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết”, phấn khởi hiện rõ trong lời nói, biểu cảm của Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) Bùi Văn Hiền khi chia sẻ điều này với chúng tôi. Bởi chúng tôi hiểu, kết quả này không chỉ phản chiếu nhận thức, hành động của người dân đã thay đổi rõ nét, mà con cho thấy sự vào cuộc không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị với quyết tâm đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết vốn dai dẳng bao đời ở vùng đất này.Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Chiều 12/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và làm việc với Bộ Ngoại giao.Năm 2024, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Tây Bắc những sắc màu bình dị . Trả rừng xanh cho núi, mang lúa nước cho dân. “Giữ lửa” nghề mộc giữa lòng thành phố. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải… Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.Sáng 12/12, Đảng uỷ, UBND xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) phối hợp với Đoàn từ thiện “Cộng đồng từ thiện Sân Đình” tổ chức khởi công xây dựng công trình nhà lớp học điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai.Thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 12/12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tích cực tham gia hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xóa nhà tạm, nhà dột nát.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc ở Lạng Sơn. Khơi nguồn dược liệu Đắk Nông. Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Vừa là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Người có uy tín thôn Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, anh Tằng Dảu Tình đã trở thành “điểm tựa” tin cậy của đồng bào Dao ở vùng biên giới nơi đây. Anh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền người dân bám bản, bám làng, giữ đất, giữ rừng, giữ biên giới quốc gia mà còn làm kinh tế giỏi.Nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng DTTS và miền núi, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã thành lập 3 mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại các trường trung học cơ sở ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các thành viên của CLB sẽ là những “hạt nhân” tiên phong thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến giới ngay khi ngồi trên ghế nhà trường và trong cộng đồng để cùng nhau vươn lên phát triển.Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.Nằm ở độ cao 1.086m so với mực nước biển, ngã ba Đông Dương nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là điểm tiếp giáp giữa 3 nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”, từ nhiều năm qua, ngã ba Đông Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách đam mê du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ tại cột mốc ba biên.Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.

Từ năm 2023 đến nay, Quế Phong không xảy ra trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết - Trong ảnh: một góc bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong
Từ năm 2023 đến nay, Quế Phong không xảy ra trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết – Trong ảnh: một góc bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong

Từ điểm nóng…

Quế Phong từng là một trong những địa phương có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết chiếm tỷ lệ đáng kể. Theo số liệu báo cáo từ Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, từ năm 2021 đến nay, địa phương xảy ra 33 trường hợp tảo hôn.

Đi tìm nguyên nhân của thực trạng này, chúng tôi không khỏi đau lòng. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là dân cư ở rải rác, khoảng cách giữa các bản cách trở; hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao với 30,09%… Tiếp đó, là trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều hủ tục; đặc biệt là trong đồng bào Mông, Khơ mú, Thái vẫn còn tình trạng “dựng vợ gả chồng” cho con cái rất sớm, để phụ giúp gia đình và có thêm lao động đi làm nương rẫy chăm lo cuộc sống hàng ngày, dù chưa đủ tuổi.

Thêm vào đó, là do tác động những mặt trái của cơ chế thị trường, phim, ảnh xấu đã xâm nhập nhanh vào lứa tuổi vị thành niên, do đó tình trạng sống chung như vợ chồng giữa nam và nữ đã trở nên bình thường, dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong khi đó, công tác tuyên truyền còn nhiều bất cập, hiệu quả việc tuyên truyền chưa cao; sự can thiệp từ phía chính quyền cơ sở chưa thật mạnh mẽ và chưa kiên quyết, chưa có chế tài trong xử lý vi phạm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…, dẫn đến việc ngăn ngừa, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống hiệu quả chưa cao.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Bùi Văn Hiền thổ lộ: Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2025, chúng tôi rất lo vì tỷ lệ tảo hôn đã là 25 trường hợp. Thời điểm ấy, Quế Phong cũng là một điểm nóng về tỷ lệ tảo hôn. Nếu so sánh trên bảng xếp hạng, thì Quế Phong đứng thứ 3 cả tỉnh về tình trạng tảo hôn.

Rồi giọng ông Hiền chùng xuống: Nhiều em lập gia đình khi còn quá nhỏ, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Bởi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không chỉ đi ngược với thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật và nguy hại hơn là để lại cho gia đình, xã hội và thế hệ tương lai những hệ lụy khôn lường. Kết hôn sớm làm mất đi cơ hội học tập, việc làm, cơ hội cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, đặc biệt hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi, phát triển trí tuệ, chất lượng dân số.

Hội LHPN huyện Quế phong tổ chức hội thi Tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cân huyết thống.
Hội LHPN huyện Quế phong tổ chức hội thi Tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cân huyết thống.

Những con số báo động về tỷ lệ tảo hôn từ đầu nhiệm kỳ, là những day dứt, trăn trở để cả hệ thống chính trị huyện Quế Phong phải quyết tâm cùng vào cuộc với những giải pháp, hành động ngăn chặn đẩy lùi quyết liệt.

…thành điểm sáng

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh và sự quan tâm triển khai thực hiện của các sở, ban, ngành; công tác tuyên truyền, vận động người dân không vi phạm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được huyện Quế Phong đẩy mạnh bằng nhiều cách làm, với nhiều hình thức tuyên truyền, vận động. Địa phương chú trọng tranh thủ các dự án, chính sách để hỗ trợ cho các hoạt động này. 

Đặc biệt, là triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cậnhuyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc  Dự án 9 Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).

Thực hiện nội dung này, huyện Quế Phong cũng đã xác định, muốn giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, thì cần phải tuyên truyền và tuyên truyền phải đúng, trúng đối tượng; đó là vị thành niên, thanh niên trẻ. Theo đó, từ nguồn kinh phí được cấp theo Chương trình MTQG 1719, năm 2022, Quế Phong đã tổ chức 3 cuộc Hội nghị tuyên truyền Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các đối tượng là nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Khơ mú, cha mẹ và học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, Người có uy tín trong đồng bào DTTS… với tổng số là  270 người tham gia, in 5700 tờ rơi tuyên truyền và xây dựng 8 cụm Pano tuyên truyền.

Sang năm 2023, Quế Phong tiếp tục tổ chức 20 cuộc Hội nghị tuyên truyền cùng đối tượng trên, với tổng số là 1.800 lượt người tham gia. Tiếp đến, năm 2024, địa phương cũng đã tổ chức cho 38 người đi học tập trao đổi kinh nghiệm tại một số tỉnh phía Bắc; tổ chức 3 cuộc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho các đối tượng, là cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, với 247 lượt người tham gia.

Một buổi tập huấn về giảm thiểu vấn nạn tảo hôn tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong
Một buổi tập huấn về giảm thiểu vấn nạn tảo hôn tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong

Cùng với đó, huyện Quế Phong đã đẩy mạnh thành lập và phát huy hiệu quả các Câu lạc bộ phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở cơ sở. Trong số những câu lạc bộ phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đang hoạt động, có câu lạc bộ ở bản Tam Hợp, xã Tri Lễ và Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi ở Trường PTDTNT THCS Tr i Lễ; Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi ở Trường PTDTNT THCS Thông Thụ… hoạt động khá hiệu quả. 

 Thầy Hoàng Ngọc Thanh, Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Thông Thụ trao đổi: CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường PTDTBT THCS Thông Thụ có 30 thành viên, trong đó có 5 em là Ban chủ nhiệm chịu trách nhiệm kết nối, điều hành, lãnh đạo. Tham gia CLB, các em chững chạc, tự tin hơn; ứng xử, nói năng tốt hơn và quan trọng, là từ những hiểu biết của bản thân, các em đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong lớp, trong trường, trong gia đình và xã hội, tạo được hiệu ứng lan toả để trường thực hiện tốt hơn việc đưa pháp luật đến với toàn thể học sinh; góp phần nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Ngoài định kỳ sinh hoạt theo từng chủ điểm, hiện any các câu lạc bộ phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở cơ sở còn chủ trọng tuyên truyền, quan tâm đến những đối tượng có nguy cơ cao về tảo hôn (bố mẹ bỏ nhau, bố mẹ đi làm ăn xa…). Bên cạnh đó, các cấp hội còn phối hợp tổ chức thi Tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cân huyết thống nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Bùi Văn Hiền phấn khởi thông tin: Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và bằng nhiều giải pháp, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn huyện đã chuyển biến tích cực. Người dân đã từng bước thay đổi quan niệm, thành kiến, phong tục tập quán lạc hậu; ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên.

 “Điều phấn khởi nhất là số trường hợp tảo hôn giảm mạnh qua từng năm. Năm 2021, toàn huyện xảy ra 25 cặp tảo hôn, năm 2022 giảm xuống còn 8 cặp. Đặc biệt, từ năm 2023 đến nay, ở các địa phương đã không xẩy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, Phó Chủ tịch huyện Bùi Văn Hiền thông tin.

Từ kết quả mà lãnh đạo huyện Quế Phong cung cấp, chia sẻ, chúng tôi cũng vui lây niềm vui với những người mang vác trọng trách, sự mệnh tuyên truyền, vận động; thay đổi nếp nghĩ, cách làm… để đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết vốn dai dẳng bao đời ở vùng đất này. Ở một huyện vùng cao giáp biên, từng nằm tốp đầu về tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết, kết quả hôm nay thật đáng ghi nhận. Và có thể nói, từ điểm nóng hôm nay, Quế Phong đã trở thành điểm sáng về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… 

Cao Bằng: Đa dạng hình thức tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống





Nguồn: https://baodantoc.vn/cham-dut-loi-ru-buon-noi-ban-lang-que-phong-1733991390239.htm

Cùng chủ đề

Khối gỗ ‘khủng’ lao từ ô tô xuống đường, cô gái vứt xe máy chạy thoát thân

Một cô gái ở Nghệ An phải vứt lại xe máy, chạy thoát thân khi khối gỗ nặng cả tấn từ trên ô tô bất ngờ rơi xuống đường. XEM CLIP: Sự việc xảy ra vào khoảng 12h trưa ngày 29/3, tại đoạn đường liên xã qua khu vực xã Xuân Tháp, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Theo camera an ninh nhà dân ven đường ghi lại, thời điểm trên trời mưa, đường trơn, ướt và có nhiều người dân lưu...

Điều tra vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh phải nhập viện

Một nữ sinh lớp 11 ở Nghệ An bị nhóm bạn đánh phải nhập viện điều trị. ...

Xác minh vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng nhập viện

Một nữ sinh lớp 11 tại thành phố Vinh, Nghệ An bị 'đàn chị' cùng trường hẹn ra ngoài nói chuyện, rồi đánh hội đồng phải nhập viện điều trị. Chiều tối 27-3, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ...

Nghệ An thành lập 5 tổ rà soát, nghiên cứu sắp xếp đơn vị hành chính

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa ký quyết định thành lập 5 tổ công tác để rà soát, nghiên cứu, định hướng việc sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Theo đó, mỗi tổ sẽ do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ làm tổ phó và các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa...

Nghệ An công bố lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026

(Dân trí) - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 tại Nghệ An sẽ diễn ra trong hai ngày 3-4/6, với 3 môn thi: Toán, ngữ văn và ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Kế hoạch này áp dụng cho các trường THPT công lập, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, các trường phổ thông dân tộc nội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Đề nghị phía Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Chiều ngày 4/7, trả lời câu hỏi của phóng viên khi Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào trong danh sách theo dõi đặc biệt về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2023, theo báo cáo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết:

World Vision chung tay xây dựng cộng đồng chống chịu rủi ro thiên tai tại Điện Biên

Ngày 22/11, tại thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên), tổ chức World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, lãnh đạo World Vision International tại Việt Nam, lãnh đạo Sở Ngoại...

Miễn học phí cho học sinh công lập từ năm học mới 2025-2026

Ngày 28/2, trong phiên họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025-2026 (tháng 9/2025 trở...

Hội thảo về nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đánh giá tác động và kiến nghị chính sách cho Việt Nam

Sáng ngày 28/2, tại Học viện Ngoại giao, diễn ra Hội thảo về chủ đề "Nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Mỹ: Đánh giá tác động và kiến nghị chính sách cho Việt Nam'.

WVIV kiến tạo “Trường bán trú – Ngôi nhà hạnh phúc” cho học sinh Điện Biên

Ngày 28/3, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) phối hợp cùng Liên minh Châu Âu (EU) và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ chức Hội thảo khởi động Dự án "Trường bán trú – Ngôi nhà hạnh phúc". Hội thảo khởi động Dự án...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Từ “người mới” đến thương hiệu hàng đầu

Tối 10/4/2025, gần 200 đại lý tiêu biểu đến từ miền Bắc và miền Trung hội tụ tại Ninh Bình trong không khí trang trọng của Hội nghị tri ân khách hàng Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi (TACN) Hòa Phát Hưng Yên. Đánh dấu một thập kỷ gia nhập thị trường, Hòa Phát đã nhanh chóng...

Tủ lạnh Funiki – Giải pháp tối ưu dành cho căn hộ cho thuê

Với lợi thế về giá, độ bền và dịch vụ hậu mãi, tủ lạnh Funiki đang trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho các chủ đầu tư căn hộ dịch vụ và chung cư mini nhằm tối ưu hiệu quả vận hành dài hạn. Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu trong căn hộ cho thuê. Tuy nhiên,...

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Mới nhất