Trang chủKinh tếNông nghiệpChả hạn hán, không bão giông, vì sao lúa đông xuân ở...

Chả hạn hán, không bão giông, vì sao lúa đông xuân ở xã này của Kiên Giang lại bị lem lép hạt?

Do ảnh hưởng triều cường, xâm nhập mặn, một phần diện tích lúa đông xuân 2024-2025 tại khu vực trũng thấp trên địa bàn huyện Châu Thành (Kiên Giang) bị thiệt hại do nhiễm mặn, lúa bị cháy lá, bông lem lép hạt, giảm năng suất.

Mặc dù theo dự báo tháng 3 và tháng 4-2025 mới là cao điểm của mùa khô, tuy nhiên, từ đầu tháng 2-2025 đến nay tình hình xâm nhập mặn diễn ra khá gay gắt trên địa bàn tỉnh. Mặn có xu hướng tăng nhanh do ảnh hưởng của triều cường, nước biển dâng.

Tại một số khu vực trũng thấp, khi triều cường lên cao, nước biển dâng tràn qua đê bao, gây ngập úng, mặn xâm nhập vào nội đồng ảnh hưởng đến diện tích lúa đông xuân 2024-2025 của người dân xã Vĩnh Hòa Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang).

Theo UBND xã Vĩnh Hòa Hiệp, toàn xã có 981ha diện tích lúa đông xuân 2024-2025, trong đó ước khoảng 22,39ha lúa ở địa bàn ấp Vĩnh Thành bị thiệt hại từ 5-30% do ảnh hưởng của triều cường và mặn xâm nhập. Hiện người dân đã thu hoạch 90% diện tích lúa bị ảnh hưởng, năng suất khoảng 5,5 tấn/ha. Phần diện tích còn lại trong giai đoạn trổ chín.

Quyền Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa Hiệp Danh Phương cho biết: “Nhận được thông tin từ người dân về tình hình mặn xâm nhập, UBND xã cử cán bộ nông nghiệp đi kiểm tra độ mặn tại các tuyến kênh cấp nước, độ mặn trong đồng ruộng, tiến hành thống kê diện tích lúa bị ảnh hưởng, hướng dẫn người dân các biện pháp rửa mặn. 

Đồng thời, UBND xã thông báo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện về tình hình hạn, mặn ảnh hưởng đến sản xuất, đề xuất hướng dẫn cách khắc phục, hạn chế mặn xâm nhập”.

Ngày 18-2, Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành đi địa bàn để kiểm tra độ mặn thực đo tại khu vực nhiễm mặn trong thời điểm triều đang xuống. 

Cụ thể, khu vực xã Vĩnh Hòa Hiệp, tại cống Tà Niên là 2‰, tại bến đò xã Vĩnh Hòa Hiệp 2‰, tại cống Xẻo Cối bên trong cống là 2,5‰, bên ngoài cống là 3,1‰. Tại khu vực xã Vĩnh Hòa Phú, cống vàm Bà Lịch 2‰, bến đò xã Vĩnh Hòa Phú 2‰, tại cống Đập Đá trong cống 0,8‰, ngoài cống 1,5‰.

Ở nơi này của Kiên Giang, ra cánh đồng ngắt bông lúa thấy nhẹ tênh, hạt lép kẹp, vì sao vậy? - Ảnh 1.

Ông Phạm Văn Mểnh, ngụ ấp Hòa Thuận, xã Mong Thọ A (Châu Thành) kiểm tra diện tích lúa của gia đình tại xã Vĩnh Hòa Hiệp (Châu Thành) bị cháy lá, lem lép hạt do nhiễm mặn bởi hiện tượng triều cường, xâm nhập mặn.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện xác định nguyên nhân khiến các diện tích lúa bị thiệt hại do khi đỉnh triều cao, nước mặn tràn qua khu vực trũng thấp và các cống của hộ gia đình xâm nhập vào nội đồng cộng với ngộ độc phèn. Ngoài ra, bên trong nền đất lúa của người dân bị ảnh hưởng, nước mặn từ những năm trước vẫn còn trong đất khiến cây lúa bị nhiễm mặn.

Ông Phạm Văn Mểnh, ngụ ấp Hòa Thuận, xã Mong Thọ A (Châu Thành) thuê 13ha đất để sản xuất lúa ở ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Hòa Hiệp. Ghi nhận tại cánh đồng của ông Mểnh, lúa trong giai đoạn trổ chín, nhưng do nhiễm mặn nên cháy lá, lem lép hạt.

Ông Mểnh cho biết: “Đợt triều cường đầu tháng 2-2025, mặn xâm nhập khiến toàn bộ diện tích lúa đông xuân 2024-2025 của gia đình tôi bị nhiễm mặn, cây lúa kém phát triển, ước năng suất lúa giảm khoảng 30-40%. Tôi đã thu hoạch hơn 50% diện tích lúa giống Đài Thơm 8, năng suất giảm chỉ còn 450-500 kg/công, thương lái mua với giá 6.100 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí sản xuất, tiền thuê đất, vụ này tôi không có lãi”.

Ông Nguyễn Văn Khải, ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Hòa Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) có 4ha lúa đông xuân bị thiệt hại do nhiễm mặn. Năng suất lúa thu hoạch giảm từ 800kg xuống còn 500 kg/công. “Trước những thiệt hại sản xuất do hạn, mặn gây ra, tôi mong các cấp chính quyền quan tâm, sớm đầu tư nâng cấp tuyến đê bao ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Hòa Hiệp, khắc phục tình trạng mặn xâm nhập, giúp nông dân an tâm sản xuất thời gian tới”, ông Khải nói.

Theo Quyền Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa Hiệp Danh Phương, ấp Vĩnh Thành là vùng trũng thấp, gần biển nên triều cường lên cao khu vực này xảy ra tình trạng ngập kèm theo xâm nhập mặn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Mặc dù cách đây nhiều năm huyện đầu tư xây dựng tuyến đê bao chống ngập, nhưng hiện tuyến đê bao này khá thấp và không còn phù hợp.

Theo dự báo từ nay đến tháng 5-2025, tình hình hạn, mặn còn diễn biến phức tạp. Hiện đầu các tuyến kênh thủy lợi đã đầu tư cống ngăn mặn khép kín, tuy nhiên khi triều cường, nước mặn tràn qua đê bao có thể đe dọa xâm nhập mặn đến diện tích lúa của người dân. 

Thời gian tới, xã kiến nghị tỉnh, huyện sớm đầu tư nâng cấp tuyến đê bao khu vực ấp Vĩnh Thành để bảo vệ diện tích lúa, hạn chế mặn xâm nhập, giúp người dân an tâm sản xuất.





Nguồn: https://danviet.vn/cha-han-han-khong-bao-giong-vi-sao-lua-dong-xuan-o-xa-nay-cua-kien-giang-lai-bi-lem-lep-hat-20250224135621401.htm

Cùng chủ đề

Vì sao không nên vứt bỏ phần dây xơ khi ăn chuối?

Nhiều người có thói quen loại bỏ phần dây xơ của chuối mà không biết rằng đây chính là một trong những phần bổ dưỡng nhất của loại trái cây này. Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến và giàu dinh dưỡng nhất được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên,...

Mô hình hệ sinh thái mở ra tương lai mới cho ngân hàng Việt

Để giải bài toán về chiến lược kinh doanh dài hạn, mô hình hệ sinh thái không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để ngân hàng Việt có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số. ...

Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà

Thủy đậu là bệnh ngoài da rất phổ biến. Việc chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà đúng đắn sẽ hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu là gì?Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Varicella-...

Vì sao trẻ dễ bị dẫn dắt bởi một trào lưu?

Hiện nay có không ít trào lưu tưởng vô hại nhưng dễ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của con trẻ. Bất kì một món ăn hay sự kiện mới nào xuất hiện thì dường như con trẻ cũng nhạy bén nắm bắt. Đơn cử...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Không thoả hiệp, không khoan nhượng” để chấm dứt dạy thêm tràn lan

Ngày 24/2, Đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT đã làm việc với Sở GDĐT Hà Nội về việc thực hiện Thông tư số 29/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29). ...

Gây tổn thất nặng nề cho Việt Nam, 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Philipines đề xuất bỏ tên bão YAGI lên Ủy ban...

Tại khóa họp thường niên lần thứ 57 của Hội đồng Ủy ban Bão diễn ra tại Manila (Philippines) từ ngày 17 đến ngày 20/02/2025, 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines đã đề xuất bỏ tên bão YAGI do Nhật Bản đặt vì những tổn thất nặng nề nó gây...

Củ dong giềng ở Thanh Hóa đào về làng này làm ra sợi miến dai, thả vô nồi nước luộc gà là ngon

Xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm miến dong thủ công truyền thống. Không chỉ đơn thuần là một nghề mưu sinh, làm miến dong tại Ngọc Liên còn mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng quê Bắc Trung...

Phát văn bản giả mạo về cấp học bổng tại Úc, yêu cầu sinh viên chứng minh tài chính 500 triệu đồng

Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế cảnh báo tình trạng đối tượng xấu giả mạo văn bản của nhà trường về chương trình học bổng ngắn hạn ở Úc để lừa đảo sinh viên. ...

Rau cần, thứ rau nhà nghèo, ở Bắc Giang cả làng trồng theo kiểu quý tộc thế này, hễ bán là hết veo

Rau cần Hoàng Lương (xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa), thương hiệu đặc trưng của Bắc Giang, không chỉ đạt chứng nhận chỉ dẫn địa lý mà còn tiên phong ứng dụng sản xuất hữu cơ. Với cam kết chất lượng và an toàn thực phẩm, sản phẩm này ngày càng...

Bài đọc nhiều

Một xã của tỉnh Thái Bình, nông dân có 100 cái lồng nuôi đủ các loại cá ngon, có người thu 4 tỷ/năm

Tỉnh Thái Bình có điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng thế mạnh có nhiều dòng sông chảy qua; những năm qua, nhiều hộ dân ở các địa phương đã phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông, trở thành hướng đi hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. ...

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá

Dự báo trong năm nay, ngành tôm nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi giá đầu vào tăng cao, giá tôm biến động theo chiều hướng giảm. Vì vậy, Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh nuôi tôm trọng điểm cần xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn...

Lào Cai: Chủ động các giải pháp tưới tiêu để sản xuất vụ xuân

Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa phương đã và đang có nhiều giải pháp đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất vụ xuân của bà con nông dân.Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ...

Livestream bán sản vật Hưng Yên, truyền hình thực tế “Về quê làm giàu” xuất hiện một MC nổi tiếng

Mới đây, tại nhà văn hóa thôn Cao (xã Bảo Khê, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) diễn ra chương trình Livestream sản vật địa phương. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình truyền hình thực tế "Về quê làm giàu" có sự hiện diện của một MC...

Rau nhíp là rau rừng đặc sản ở Lâm Đồng, ngọt như mì chính, dân trồng thành công, bán như tôm tươi

Mô hình “Tổ phụ nữ trồng rau nhíp” của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) đã thực sự mở ra một hướng phát triển kinh tế ổn định. Loại rau rừng đặc sản này đã giúp tăng thu nhập cho nhiều gia...

Cùng chuyên mục

Gây tổn thất nặng nề cho Việt Nam, 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Philipines đề xuất bỏ tên bão YAGI lên Ủy ban...

Tại khóa họp thường niên lần thứ 57 của Hội đồng Ủy ban Bão diễn ra tại Manila (Philippines) từ ngày 17 đến ngày 20/02/2025, 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines đã đề xuất bỏ tên bão YAGI do Nhật Bản đặt vì những tổn thất nặng nề nó gây...

Củ dong giềng ở Thanh Hóa đào về làng này làm ra sợi miến dai, thả vô nồi nước luộc gà là ngon

Xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm miến dong thủ công truyền thống. Không chỉ đơn thuần là một nghề mưu sinh, làm miến dong tại Ngọc Liên còn mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng quê Bắc Trung...

Rau cần, thứ rau nhà nghèo, ở Bắc Giang cả làng trồng theo kiểu quý tộc thế này, hễ bán là hết veo

Rau cần Hoàng Lương (xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa), thương hiệu đặc trưng của Bắc Giang, không chỉ đạt chứng nhận chỉ dẫn địa lý mà còn tiên phong ứng dụng sản xuất hữu cơ. Với cam kết chất lượng và an toàn thực phẩm, sản phẩm này ngày càng...

Mỗi đơn vị đạt doanh thu 1,5 tỷ đồng, hơn 600 hợp tác xã ở tỉnh Hòa Bình đang thu hút tới 29.000 lao...

Theo ông Hà Ngọc Tuấn - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hòa Bình, Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2023 đi vào cuộc sống tạo hành lang pháp lý, động lực để các HTX phát huy hiệu quả thế mạnh kinh tế tập thể... ...

đề nghị xét, công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Sáng 24/2, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Ninh Bình đã bỏ phiếu thống nhất đề nghị Trung ương xét, công nhận tỉnh hoàn thiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Chương trình xây dựng NTM tại tỉnh Ninh Bình đã triển khai 14 năm, đến nay tỉnh đã có 100% số huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong đó, có 2 huyện...

Mới nhất

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương kiêm nhiệm phó hiệu trưởng Trường đại học Y Dược

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương Nguyễn Duy Ánh vừa được Đại học Quốc gia Hà Nội bổ nhiệm kiêm nhiệm vị trí phó hiệu trưởng Trường đại học Y Dược, trường trực thuộc của Đại học Quốc gia Hà Nội. ...

Xây dựng Bệnh viện K đạt chuẩn quốc tế

Bệnh viện K có 3 cơ sở, quy mô 2.400 giường bệnh, được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, không thua kém các nước phát triển ...

Thủ tướng mong Bệnh viện Bạch Mai sớm trở thành bệnh viện uy tín hàng đầu khu vực và thế giới

Chiều 24-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm Bệnh viện Bạch Mai nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. ...

Giá ‘trên trời’ ở sân bay: Đắng lòng với ổ bánh mì 50.000 đồng, chai nước suối 40.000 đồng…

Hành khách đi máy bay hẳn đã không quá xa lạ với việc một tô phở lèo tèo vài lát thịt có giá trên dưới 100.000 đồng, một ổ bánh mì hơn 50.000 đồng, hay một chai nước suối có giá 35.000 - 40.000 đồng. Phải chăng...

Phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo đảm an ninh, y tế

NDO - Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, ngành Y tế nói chung, Y tế Công an nhân dân nói riêng sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, cán bộ, chiến sĩ...

Mới nhất