Trang chủDu lịchẨm thựcCây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố...

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ


Dựng cây nêu ngày Tết Nguyên đán là một phong tục lâu đời của người Việt mang ý nghĩa biểu tượng bảo vệ, mang đến sự bình yên cho người dân.

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ- Ảnh 1.

Cây nêu được dựng tại đình Kim Ngân, số 42-44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – Ảnh: VGP/Gia Huy

Dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt được tái hiện tại đình Kim Ngân (quận Hoàn Kiếm) nhằm giới thiệu đến cho du khách và nhân dân Thủ đô những phong tục lâu đời trong Tết Việt.

Theo đó, dựng cây nêu là một trong những phong tục cổ truyền trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt, mang ý nghĩa là biểu tượng bảo vệ người dân khỏi ma quỷ xâm nhập, mang đến bình yên cho người dân ở vùng đất được dựng câu nêu.

Chia sẻ về tục dựng câu nêu, TS. Trần Đoàn Lâm, thành viên Câu lạc bộ Đình Làng Việt cho biết, dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục lâu đời của người Việt Nam. Thông thường, cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công – ông Táo, sau đấy cây nêu được hạ vào ngày mùng 7 tháng Giêng.

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ- Ảnh 2.

Viết chữ thư pháp trên dải lụa đỏ để treo lên cây nêu – Ảnh: VGP/Gia Huy

Cây nêu được dựng lên trong không khí phấn khởi của người dân, báo hiệu một năm mới sắp đến. Dựng cây nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch còn có ý nghĩa biểu tượng ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công – ông Táo lên chầu trời.

Cây tre được chọn dựng cây nêu là cây khỏe mạnh, đã chặt hết các cành, chỉ để lại ngọn và lá phía trên. Theo TS. Trần Đoàn Lâm, không phải ngẫu nhiên người dân ta chọn cây tre để dựng cây nêu, bởi lẽ cây tre phổ biến ở làng quê Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cây tre cũng tượng trưng cho người Việt Nam, mềm dẻo nhưng rất cứng rắn, bất khuất.

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ- Ảnh 3.

Dựng cây nêu ngày Tết trong phố cổ Hà Nội để giới thiệu những nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt – Ảnh: VGP/Gia Huy.

Thân cây nêu có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió, giỏ tre…

Những biểu tượng treo trên cây nêu cũng có những ý nghĩa riêng, đó là hướng về bảo vệ, tạo lập hạnh phúc cho con người. Trên ngọn cây nêu, người ta treo những đồ vật tùy theo phong tục của từng địa phương, như trên ngọn còn có một vòng tròn nhỏ, được treo những chiếc khánh đất, hay linh vật để khi gió thổi, va đập nhau kêu leng keng trong gió với ý nghĩa để trừ ma quỷ.

Viết chữ thư pháp lên băng vải đỏ rồi treo trên cây nêu là tượng trưng cho sức sống của mùa Xuân, cũng là mong ước của sự mạnh khỏe, bình an. Cây nêu cũng được treo chùm lá thường có gai như biểu tượng vũ khí bảo vệ vùng đất dựng cây nêu.

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ- Ảnh 4.

Những biểu tượng treo trên cây nêu cũng có những ý nghĩa riêng, đó là hướng về bảo vệ, tạo lập hạnh phúc cho con người – Ảnh: VGP/Gia Huy.

Những con cá chép bằng gỗ được treo lên cây nêu tượng trưng cho ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Lý do chọn cá chép bởi truyền thuyết cá chép có năng lực biến thành rồng bảo vệ cho muôn loài. Trên cây nêu còn treo bùa tứ tung ngũ hoành với ý nghĩa cấm quỷ dữ đến xâm phạm gia đình trong ngày Tết. Cờ treo trên cây nêu cũng theo nguyên tắc ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, ngọn lửa tượng trưng cho sức sống, cũng là biểu tượng vũ khí đuổi tà quỷ, mang bình an đến với người dân.

Tái hiện dựng cây nêu ngày Tết tại đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc (Hà Nội) là hoạt động nhiều năm nay được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình Làng Việt tổ chức. Theo ông Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đình Làng Việt, cách đây 5 năm, Câu lạc bộ Đình Làng Việt bắt đầu phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình Tết Việt – Tết phố. Đây là hoạt động có ý nghĩa của quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội để duy trì hoạt động văn hóa có ý nghĩa, có sức lan tỏa đến cộng đồng.

Cây nêu ngày Tết: Mang phong tục cổ truyền đến với phố cổ- Ảnh 5.

Tái hiện dựng cây nêu ngày Tết tại đình Kim Ngân là hoạt động nhiều năm nay được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình Làng Việt tổ chức – Ảnh: VGP/Gia Huy.

Cùng với việc tái hiện dựng cây nêu ngày Tết, nhiều hoạt động tại phố cổ Hà Nội trong chương trình Tết Việt – Tết phố cũng hướng tới giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, được cộng đồng nâng niu và gìn giữ, giới thiệu những nét đẹp văn hoá truyền thống trong phong vị đón Tết cổ truyền của người Việt

Còn theo Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể khu vực hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quận Hoàn Kiếm giao cho Ban quản lý triển khai. Dịp Tết Nguyên đán này, Ban quản lý mang đến nhiều hoạt động văn hóa trong khu phố cổ để giới thiệu với công chúng các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, cũng là cơ hội để quảng bá văn hóa của các địa phương, các hoạt động văn hóa dân gian mỗi dịp Tết đến, Xuân về.



Nguồn: https://thoidai.com.vn/cay-neu-ngay-tet-mang-phong-tuc-co-truyen-den-voi-pho-co-196575.html

Cùng chủ đề

Những món ăn ngày Tết giúp ‘cứu cánh’ sau những cao lương mỹ vị

GĐXH - Sau những ngày Tết, món ăn ngon, giải ngán nhưng đơn giản và tiện lợi chắc chắn là điều mà nhiều người đua nhau tìm kiếm. ...

Tinh hoa mâm cỗ ngày Tết

Mâm cỗ ngày Tết không chỉ phản ánh sự tinh tế, chỉn chu của người Việt. Đó còn là sợi dây kết nối đặc biệt của thế hệ này với thế hệ khác trong mỗi gia đình, dòng tộc. Ngày nay, với những giao thoa về văn hóa, sự góp mặt của nhiều món ăn vùng miền, tùy theo sở thích của từng gia đình khiến mâm cỗ ngày Tết ngày càng trở nên phong phú và đa đạng...

Hành muối nước mía ngon lạ miệng, ăn kèm bánh chưng chuẩn vị

Hành muối nước mía là món ăn đặc trưng của người dân Nghệ An, Hà Tĩnh vào dịp tết Nguyên đán. Hành muối bằng cách này sẽ chua ngọt, giòn rôm rốp, không mặn như vị truyền thống. Cận Tết, chị Hoàng Thị Hà ở Nghệ An lại nhớ đến món hành muối nước mía. Đây là món ăn đặc trưng của người dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, chị thường thấy mẹ đem hành muối với nước mía để...

Loại hạt bổ dưỡng hạn chế nguy cơ đột quỵ, ngừa ung thư, Tết đến làm ngay 2 món này đơn giản lại đốn...

GĐXH – Với hai cách chế biến hạt điều dưới đây, bạn sẽ có được thức quà đãi khách đến chơi nhà ngày Tết lạ miệng. Hạt này tốt với người đái tháo đường, giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ, ngừa ung thư. ...

Hướng dẫn làm lạp xưởng thơm ngon tròn vị cho dịp Tết Nguyên đán

Cách làm lạp xưởng thơm ngon tròn vị cho dịp Tết Nguyên đán như thế nào? Hãy 'bỏ túi' các bí quyết dưới...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cán bộ chiến sĩ Hải quân góp sức trồng 1 tỷ cây xanh, vì một Việt Nam xanh

Hưởng ứng Tết Trồng cây 2025, cán bộ, chiến sĩ hải quân trên khắp mọi miền Tổ quốc đã trồng mới, đồng thời chăm sóc hàng nghìn cây xanh. Hoạt động không chỉ nhằm thiết thực thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn có ý nghĩa đặc biệt khi năm 2025 được xem là năm "về đích" thực hiện Chương trình trồng một tỷ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh” do...

WVI hỗ trợ người dân Quảng Trị cải thiện nước sạch, vệ sinh và môi trường

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 215/QĐ-UBND phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện nước sạch - vệ sinh cá nhân và môi trường tại Chương trình vùng Hướng Hóa” trên địa bàn 06 xã: Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Lập do tổ chức World Vision International (WVI) tài trợ. Với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại 46.920 USD, tương đương hơn 1,14 tỷ...

Tổng Thư ký Liên hợp quốc chúc Tết Việt Nam

Ngày 30/1, trong buổi làm việc với Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), Tổng Thư ký António Guterres đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhân dân Việt Nam. ...

Học sinh ở Quảng Trị có thêm cơ hội chăm sóc nhãn khoa, khám và cấp kính

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 197/QĐ-UBND phê duyệt dự án nâng cao năng lực chăm sóc nhãn khoa và khám, cấp kính cho học sinh THCS một số huyện tại thị xã Quảng Trị, hai huyện: Triệu Phong và Hải Lăng do Tổ chức The DOVE Fund và Tổ chức Nhãn khoa Toàn cầu ISEPS tài trợ. Với tổng nguồn vốn gần 650 triệu đồng và thời gian thực hiện đến...

Catholic Relief Services: Dìu bạn trên hành trình hạnh phúc

Đó là tâm nguyện và hành động của tổ chức Catholic Relief Services (CRS) đã có nhiều dự án để hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam trong những năm qua. Hòa nhập để vươn lên Phan Bá Quang (sinh năm 2015 tại Quảng Trị), giờ đây đã tự tin hòa mình vào các hoạt động nhóm, tự tay gấp quần áo, sắp xếp sách vở gọn gàng và hoàn thành nhiều...

Bài đọc nhiều

Những mâm cỗ cúng đặc biệt của các mẹ đảm khiến ai nấy tròn mắt ngợi khen

GĐXH - Những mâm cỗ cúng đẹp như tranh của các mẹ đảm luôn nhận được những lời khen ngợi trên các diễn đàn nhờ sự chăm chút, vừa sáng tạo vừa đậm chất truyền thống. ...

Mộc mạc giò lụa Gia Kiệm

Giò lụa theo chân những người con đất Bắc di cư vào miền Nam lập nghiệp và góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của tỉnh Đồng Nai. ...

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” – những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay. Tết Nguyên đán khởi đầu một Năm mới đối với người Việt rất thiêng liêng, bởi vậy mà có rất nhiều phong tục cũng như sự kiêng kỵ được chú trọng trong...

Những lợi ích sức khỏe của món mứt gừng ngày Tết

Mứt gừng là một món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Việt Nam, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều...

Quán bún riêu lâu đời ‘chém’ khách 1,2 triệu đồng mùng 1 Tết?

Ngay mùng 1 Tết, mạng xã hội Thread xôn xao trước thông tin một quán bún riêu tại Hà Nội 'chém' khách 400.000 đồng một tô khiến nhiều người phẫn nộ. Dòng trạng thái của gia đình chủ quán khiến tranh luận một lần...

Cùng chuyên mục

Những cách bảo quản thực phẩm Tết hiệu quả tránh hư hỏng gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chỉ ra những cách bảo quản đối với thực phẩm Tết hiệu quả tránh dẫn...

Đi mô rồi cũng nhớ về..… Hà Tĩnh!

Khi nhắc đến Hà Tĩnh, mọi người nghĩ ngay miếng kẹo cu đơ ngọt ngào ...

Mê mẩn tré bà Đệ

Bà Đệ tên thật là Đặng Thị Kim Liên (SN 1922, tại thôn Vỹ Dạ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Bà lập nghề sản xuất tré, nem, chả từ năm 1956-1990. ...

Ghé quán Cây Sung ăn cháo cá lóc rau đắng đất, chưa xa đã nhớ miền Tây

Quán cháo cá lóc luôn có dĩa rau đắng đất xanh mởn nằm nơi thành phố cửa ngõ. Mới trước Tết ghé quán với tâm trạng nôn nao đã về đến miền Tây thì thoắt cái, ngày ra đi ghé quán đã thấy vấn vương quê nhà. ...

Chủ quán bún 54 Bạch Mai: Không bán 400.000 đồng/bát để đánh đổi nghề truyền thống 30 năm

Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, bà Vũ Thị Hoài - chủ quán bún riêu 54 phố Bạch Mai - thừa nhận có sai sót, vô tình để khách hiểu lầm 3 bát bún là 1,2 triệu đồng song khẳng định không có ý "chặt chém" khách hàng. ...

Mới nhất

Hòa Phát mang “Xuân yêu thương” tới 13 tỉnh thành trên cả nước

Trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, Hòa Phát đã trao hơn 3.000 suất quà Tết cho người nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại nhiều địa phương trên cả nước như: Quảng Ngãi, Hải Dương, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Phước, TP. Hồ...

Người sống lâu ăn gì? 8 thực phẩm nhất định phải có trong bếp của chuyên gia dinh dưỡng Nhật

Nhật Bản được mệnh danh là “Xứ sở trường thọ”. Michiko Tomioka, một chuyên gia dinh dưỡng lớn lên ở Nara, cho biết, để sống lâu và hạnh phúc hơn, bà có sẵn 8 loại thực phẩm thiết yếu...

Cơ quan Đảng đầu tiên của Bình Thuận thực hiện hợp nhất

(NLĐO) - Chiều 3-2, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy...

Độc đáo phiên chợ “choảng nhau” càng to thì càng được may mắn ở Thanh Hóa

Thành thông lệ vào mùng 6 Tết hàng năm là người dân ở khắp nơi đổ về chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa để hợp phiên chợ "mua may, bán rủi". Người dân...

9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán xảy ra 153 vụ cháy, chủ yếu do chập điện

Thông tin từ Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an), trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 153 vụ cháy. Trong số này có 71 vụ cháy nhà dân, 15 vụ cháy tại cơ sở sản xuất, 7 vụ cháy phương tiện giao thông, 8 vụ cháy nhà ở kết hợp kinh doanh, 51...

Mới nhất