Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCấy chỉ trị bệnh viêm loét dạ dày

Cấy chỉ trị bệnh viêm loét dạ dày

Ngoài ứng dụng trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp và phục hồi tổn thương thần kinh, phương pháp cấy chỉ còn được chỉ định trong điều trị các rối loạn chức năng khác, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng.

Cấy chỉ điều trị bệnh viêm loét dạ dày - Ảnh 1.

Bác sĩ cấy chỉ điều trị cho một bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng – Ảnh: T.DƯƠNG

Mới đây, một nữ bệnh nhân 60 tuổi (ngụ ở Tây Ninh) tìm đến Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM với mong muốn được điều trị bệnh viêm dạ dày. Bệnh nhân kể lại trước đó nhiều năm bà đã được chẩn đoán viêm dạ dày mãn tính, không nhiễm Helicobacter pylori (HP).

4 lần cấy chỉ điều trị bệnh dạ dày

Bệnh nhân đã được điều trị thuốc tây liên tục, uống nhiều loại thuốc tây. Những loại thuốc này chủ yếu là các thuốc kiểm soát tiết a xít và bảo vệ dạ dày. Bệnh nhân cũng được dặn dò kiêng cữ rất nhiều loại thức ăn, thậm chí phải kiêng cả gia vị như bột ngọt, muối…

Tuy nhiên sau nhiều năm điều trị, bà vẫn “đau âm ỉ thượng vị, ăn vào mau có cảm giác đầy chướng bụng, tối nằm ngủ thường nóng sau xương ức”. Những triệu chứng này khiến bà ngủ không ngon. Cùng với phải kiêng cữ quá nhiều loại thức ăn đã làm bà chán nản vì không ăn được những món yêu thích.

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền, sau khi thăm khám, bác sĩ quyết định giảm bớt một số loại thuốc Tây y bà đang sử dụng, chỉ giữ lại một loại thuốc tây cần thiết, kê thêm hai loại thuốc Đông y do bệnh viện sản xuất đồng thời thực hiện phương pháp cấy chỉ.

Sau lần cấy đầu tiên, tình trạng mau đầy chướng bụng sau ăn có cải thiện, cảm giác nóng sau xương ức về đêm có giảm bớt. 

Sau lần cấy chỉ thứ hai, các triệu chứng như đầy chướng bụng, nóng sau xương ức về đêm tiếp tục được cải thiện thêm. Người bệnh có cảm giác ăn ngon miệng hơn và ngủ khá hơn, do đó tinh thần thoải mái hơn.

Bệnh nhân tiếp tục được cấy chỉ thêm hai lần nữa.

Sau lần cấy chỉ thứ tư, bệnh nhân thử đi ăn tiệc cưới – điều mà trước đây bà không dám làm vì phải kiêng khem quá nhiều loại thức ăn, gia vị.

Lần này, mặc dù sau bữa ăn bà vẫn hơi đầy bụng nhưng bà có thể chịu được, tình trạng dần ổn định sau vài ngày, không quá khó chịu như các lần trước.

Kết hợp cấy chỉ với thuốc tây

Bác sĩ Lý Và Sềnh, trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, cho biết mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận vài trường hợp người bệnh đến thực hiện phương pháp cấy chỉ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Các trường hợp điều trị này đều có hiệu quả rất tốt.

Viêm loét dạ dày tá tràng là những tổn thương của lớp cơ, niêm mạc của dạ dày tá tràng. Bệnh là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng, dẫn đến tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày tá tràng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng, trong đó nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau là thường gặp nhất.

Các triệu chứng thường gặp trong viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm đau thượng vị (cảm giác đau rất đa dạng, có thể cồn cào khi đói hoặc nóng rát sau bữa ăn, thức giấc về đêm do đau), đầy bụng khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, nôn, sau nôn dễ chịu…

Theo y học cổ truyền, các triệu chứng trên thường được mô tả trong chứng Vị quản thống. Nguyên nhân có thể do tình chí (căng thẳng, buồn, giận, âu lo), ăn uống thất thường kéo dài hoặc hàn tà (thức ăn sống lạnh hoặc thời tiết lạnh) ảnh hưởng đến chức năng của tỳ, vị.

Bên cạnh việc điều chỉnh các chức năng của tỳ, vị bằng dược liệu, y học cổ truyền còn chú trọng đến việc điều trị các rối loạn bên trong thông qua hệ thống huyệt vị trên cơ thể. Có nhiều phương thức tác động lên hệ thống huyệt vị, trong đó cấy chỉ là phương pháp châm cứu hiện đại, được thực hiện bằng cách đưa chỉ tự tiêu vào huyệt.

So với phương pháp châm cứu truyền thống, cấy chỉ tạo ra sự kích thích liên tục và lâu dài tại huyệt, do đó không những giúp đạt được tác dụng điều trị như châm cứu mà còn tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho người bệnh.

Ngoài ứng dụng trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, phục hổi tổn thương thần kinh, phương pháp cấy chỉ còn được chỉ định trong điều trị các rối loạn chức năng khác, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng.

Trước khi thực hiện cấy chỉ, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám cả về y học hiện đại lẫn y học cổ truyền.

Việc phân thể y học cổ truyền rất quan trọng, vì đây là cơ sở để xác định công thức huyệt để thực hiện thủ thuật cấy chỉ cho người bệnh. Bên cạnh công thức huyệt chung thường dùng như Túc tam lý, Nội quan, Trung quản có tác dụng giúp giảm đau, giảm đầy chướng bụng, an thần; tùy theo thể bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh công thức huyệt phù hợp cho từng người bệnh (gọi là cá thể hóa điều trị).

Sự khác nhau giữa cấy chỉ và uống thuốc

“Hiện nay nhiều người mắc bệnh đau dạ dày thường dùng phương pháp điều trị Tây y. Vậy phương pháp cấy chỉ so với phương pháp điều trị Tây y sẽ có ưu và nhược điểm gì?”. Trước câu hỏi này, bác sĩ Lý Và Sềnh cho rằng không thể so sánh cấy chỉ với điều trị Tây y, vì việc dùng thuốc nào, phương pháp nào, đông hay Tây y là tùy thuộc tình trạng của người bệnh.

Ví dụ nếu viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, thì việc tiệt trừ Helicobacter pylori theo đúng phác đồ Tây y là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trên nhiều người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mặc dù đã sử dụng nhiều nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng a xít, thuốc ức chế bơm proton và điều trị tích cực nhưng các triệu chứng vẫn chưa được kiểm soát tốt và xuất hiện dai dẳng, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy việc kết hợp cấy chỉ – một phương pháp điều trị không dùng thuốc của y học cổ truyền – với thuốc Tây y được chứng minh giúp cải thiện triệu chứng trên người bệnh tốt hơn so với chỉ dùng thuốc Tây y đơn thuần.

Với những người bệnh mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ Sềnh khuyên người bệnh nên lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để khám và điều trị. Việc điều trị cần tuân theo nguyên tắc điều trị nguyên nhân gây bệnh như nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm kéo dài… Loại bỏ yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.

Nhận xét về phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương – trưởng khoa nội soi tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – cho biết bệnh viêm loét dạ dày có cơ chế của dây thần kinh số 10. Cấy chỉ là biến thể của châm cứu, phương pháp cấy chỉ có tác dụng lên hệ thần kinh, do vậy sẽ hỗ trợ Tây y trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày.



Đọc tiếp



Về trang Chủ đề



Nguồn: https://tuoitre.vn/cay-chi-tri-benh-viem-loet-da-day-20250219075853388.htm

Cùng chủ đề

Cảnh báo tình trạng viêm dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ em

Viêm loét dạ dày - tá tràng là căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm Viêm loét dạ dày - tá tràng là căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm Viêm loét dạ dày - tá tràng là căn...

5 dấu hiệu thầm lặng cảnh báo căng thẳng đang khiến bạn bị bệnh

Căng thẳng kéo dài sẽ gây ra những tác động đáng kể đến sức khỏe tổng thể. Điều này là do căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến một số triệu chứng biểu lộ...

Tại sao phải ăn chậm, nhai kỹ?

Cuộc sống hiện đại, bận rộn khiến nhiều gia đình rút ngắn thời gian bữa ăn, ăn nhanh hơn. Tuy nhiên, việc ăn nhanh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Trong khi đó, việc ăn chậm, nhai kỹ sẽ mang đến nhiều lợi ích. ...

Vì sao vi khuẩn HP lại tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, phòng ngừa thế nào?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nhiễm HP làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. ...

4 cách giúp kiểm soát và ngăn bệnh tiến triển

Dù không có cách chữa khỏi viêm khớp gối nhưng nhiều phương pháp điều trị sẽ giúp giảm đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của viêm khớp mà bác sĩ sẽ có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Tổ chức nhiều sự kiện du lịch nhưng ‘không thấy du khách, chỉ thấy đại diện cơ quan nhà nước’

Các sản phẩm du lịch gắn với sự kiện, lễ hội đang được nhiều địa phương triển khai như một cách để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng nhiều sự kiện vắng bóng du khách. Tại tọa đàm "Nâng...

Mỗi người Việt xài gần 90kg nhựa một năm

Năm 1990, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 3,8kg/năm. Sau gần ba thập kỷ, con số này đã tăng hơn 21 lần, đạt 81kg/người vào năm 2019. Cùng với đó nhiều tập đoàn lớn, bao gồm cả các...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). Biểu dương những nỗ lực và thành tích...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Thuốc Tamiflu điều trị cúm, dùng sao cho đúng?

Dùng Tamiflu cần đúng thời điểm, đúng đối tượngHiện số ca mắc cúm vẫn...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

Người trẻ cũng dễ gặp biến chứng do cúm nếu chủ quan

NDO - Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, người bệnh đã tự dùng Tamiflu trong 2 ngày. Tuy nhiên, tình trạng còn sốt cao và mệt mỏi khiến người bệnh phải đến khám tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E trong tình trạng mắc cúm B bội nhiễm. Tiếp tục ghi nhận gia tăng ca mắc cúm Người bệnh N.T.T (nữ, 73 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện...

Hiến máu tình nguyện ở Đà Nẵng có thể nhận 2/3 số tiền của người hiến máu lấy tiền

Người hiến máu tình nguyện ở Đà Nẵng có thể nhận được 2/3 số tiền của người hiến máu lấy tiền. ...

Cùng chuyên mục

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây ra đột quỵ bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, rung nhĩ, béo phì, bệnh tim, tiểu đường, hút thuốc... ...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ sức khỏe trái tim mình. ...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). Biểu dương những nỗ lực và thành tích...

Bệnh viện Thống Nhất cần xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn giỏi

NDO - Chiều 20/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025). Từ một bệnh viện có 450 giường, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị về nội và ngoại chung,...

Mới nhất

Đồng USD giảm, Yen tăng vọt

Tỷ giá USD hôm nay 21/02/2025: Đồng USD giảm giá vì chịu áp lực từ thuế quan; trong khi đó, đồng Yen tăng giá vì BOJ đặt cược tăng lãi suất. Tỷ giá USD hôm nay 21/02/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h ngày 21/02, tỷ giá trung tâm tại Ngân...

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Mới nhất