Trang chủKinh tếNông nghiệpCây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ


Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp giúp gia đình ông Vừ Giống Chùa chăm sóc cây bo bo
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp giúp gia đình ông Vừ Giống Chùa chăm sóc cây bo bo

Gia đình ông Vừ Giống Chùa, ở bản Huổi Sơn, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương là hộ đầu tiên được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp giúp đỡ triển khai mô hình trồng cây bo bo – loại cây sinh trưởng, phát triển nhanh, chống chịu hạn tốt, phù hợp với các loại đất đồi, bạc màu, thiếu nước ở vùng núi.

Đồn đã hỗ trợ gia đình ông Chùa 2 triệu đồng để mua phân bón, hỗ trợ ngày công trồng, tư vấn chăm sóc cây. Sau một năm trồng và chăm sóc, 1ha cây bo bo của gia đình ông Chùa đã thu về 400kg hạt, theo giá thị trường mỗi kg bo bo khô có giá là 20.000 đồng. Nguồn thu từ bán bo bo đã giúp gia đình ông tu sửa nhà cửa, tái đầu tư sản xuất.

Chia sẻ về sự hỗ trợ của Đồn Biên phòng Tam Hợp, ông Vừ Giống Chùa cho biết: “Không chỉ hỗ trợ tiền, các cán bộ Đồn Biên phòng còn hướng dẫn tỉ mỉ về kỹ thuật trồng và chăm sóc, giúp cây bo bo sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu hoạch với năng suất khá. Bộ đội Biên phòng còn giúp gia đình trồng lúa nước, sửa chữa nhà cửa khang trang. Bây giờ, gia đình chỉ tập trung phát triển kinh tế để sớm thoát khỏi đói nghèo”.

Bản Huổi Sơn, nơi Đồn Biên phòng Tam Hợp triển khai mô hình trồng cây bo bo
Bản Huổi Sơn, nơi Đồn Biên phòng Tam Hợp triển khai mô hình trồng cây bo bo

Xã Tam Hợp, huyện Tương Dương có 5 bản với 531 hộ/2.570 khẩu, thuộc 5 dân tộc sinh sống là Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Tày, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới vẫn còn trên 50%. Xác định Nhân dân là sức mạnh, chỗ dựa vững chắc để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, Đồn Biên phòng Tam Hợp đã chủ động tham mưu, phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các lực lượng trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giúp dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Theo đó, Đồn đã phân công 21 đảng viên phụ trách 92 hộ gia đình ở khu vực biên giới, chủ động tiếp cận các hộ gia đình để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người dân tích cực phát triển kinh tế bằng mô hình, việc làm cụ thể. Đặc biệt là chuyển đổi phương thức sản xuất từ phát nương làm rẫy sang trồng các loại cây cho năng suất cao, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để mang lại thu nhập.

Cây bo bo được trồng, chăm sóc và phát triển tốt
Cây bo bo được trồng, chăm sóc và phát triển tốt

Trung tá Ngô Văn Thiện, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tam Hợp cho biết: “Trong các mô hình đơn vị đang triển khai giúp dân, mô hình trồng cây bo bo dưới tán rừng đang phát huy hiệu quả. Đơn vị đã phối hợp địa phương hỗ trợ giống ban đầu, ngày công trồng và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, đến nay các hộ gia đình trên địa bàn tham gia trồng cây bo bo bước đầu đã có nguồn thu nhập. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp triển khai nhân rộng mô hình để giúp người dân phát triển kinh tế, tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo và hướng tới làm giàu”.

Nói về những đóng góp quan trọng của Đồn Biên phòng Tam Hợp đối với địa phương và bà con Nhân dân trên địa bàn, ông Xồng Bá Nỏ, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Tam Hợp cho biết: “Hiệu quả từ các mô hình kinh tế mà Đồn Biên phòng giúp dân phát triển đã được khẳng định. Từ những cách làm cụ thể, cầm tay chỉ việc của Bộ đội Biên phòng, người dân đã từng bước thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, chủ động trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Đảng ủy, UBND xã sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Đồn Biên phòng Tam Hợp để nhân rộng các mô hình, đảm bảo theo quy hoạch để giúp người dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo”.

Phát triển “kinh tế xanh” ở huyện nghèo nhất xứ Nghệ





Nguồn: https://baodantoc.vn/cay-bo-bo-o-vung-bien-xu-nghe-1725871040588.htm

Cùng chủ đề

Canh chua nấu cá leo nguồn, anh ăn một chén có buồn cũng vui

Thăm quê nội ở Nam Đàn, được thưởng thức đặc sản xứ Nghệ như: xúp lươn, ếch xào cà xanh, cháo canh, mực nháy nướng Cửa Lò… khá ngon. Song chúng tôi thích nhất là các món từ cá leo. Canh chua cá leoVới...

Giao thừa nấu bánh ngào, diễn từ ẩm thực xứ Nghệ, nhớ tuổi thơ dữ dội

Cỗ Tết xứ Nghệ không cầu kỳ như một số nơi khác nhưng có một món thường có trong đêm giao thừa là bánh ngào. "Diễn từ" dành cho quê hươngCó lần thèm bánh ngào quá, ở Hà Nội đặt một người bán hàng...

Thiếu nữ chụp ảnh Tết ở ngôi chùa thiêng xứ Nghệ

TPO - Cận Tết Ất Tỵ, nhiều thiếu nữ xúng xính áo dài đến check-in ở chùa Cổ Am - ngôi chùa linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ. 26/01/2025 | 17:14 TPO - Cận Tết Ất Tỵ, nhiều thiếu nữ xúng xính áo dài đến check-in...

Mai một làng nghề giấy dó độc nhất xứ Nghệ

Không ai biết nghề làm giấy dó ở xã Nghi Phong, TP Vinh (Nghệ An) có từ khi nào. Hiện tại, do nhiều yếu tố, nguồn nguyên liệu mất dần khiến nghề này cũng mai một. ...

Để điệu Ví, Giặm ngân dài trong đời sống đương đại

10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh, cũng là 10 năm người dân nơi đây nỗ lực để di sản này được được ngân dài trong đời sống đương đại. Ngày 27/11/2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

“Lão” trâu hơn 30 tuổi được ví là “báu vật” của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Từ lần đầu tiên được khôi phục vào năm 2009, đến nay ông Nguyễn Văn Cương luôn tự hào khi có mặt tại tất cả Lễ Tịch điền. Năm nay, ông cùng "lão" trâu hơn 30 tuổi có cặp sừng dài và đẹp...

Huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đạt chuẩn Nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 7/3/2025 công nhận huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.Tháng Ba, tiết trời chuyển mùa mang theo hơi thở ấm áp của mùa Xuân, đánh thức Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) sau những tháng ngày dài ngủ Đông trong giá rét.Chiều 8/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ đánh giá tình...

Xử phạt hơn 900 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, đơn vị đã chỉ đạo tổ chức triển khai tương đối hiệu quả 2 đề án về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030”, và “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”, nhằm xây dựng và phát triển chuỗi giá trị...

20 năm trồng loại cây là ‘kho’ chứa vitamin, ông nông dân Thái Bình năm nào cũng thu 500 triệu

Trước khi đến với nghề trồng nấm, ông Hải từng làm Trạm trưởng Trạm Giống cây trồng huyện Đông Hưng, ông thường lên Viện Di truyền nông nghiệp để chọn mua thóc giống về cung cấp cho bà con sản xuất, vì thế ông được tận...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

Mới nhất