Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCâu chuyện văn hoá và vấn đề bản quyền nhìn từ huyền...

Câu chuyện văn hoá và vấn đề bản quyền nhìn từ huyền thoại Doraemon

Sáng nay (22/9), Tọa đàm “Từ Đôrêmon tới Doraemon: Bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ” đã được tổ chức tại Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS).

Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu về công nghiệp văn hóa, đại diện các đơn vị xuất bản ở Việt Nam, đại diện các không gian sáng tạo, người thực hành văn hoá và sáng tạo ở Việt Nam, cùng đông đảo khán giả yêu thích bộ truyện tranh nổi tiếng Doraemon.

Câu chuyện văn hoá và vấn đề bản quyền nhìn từ huyền thoại Doraemon
Toàn cảnh Tọa đàm. (Ảnh: Phương Lan)

Tọa đàm là chương trình hợp tác giữa VICAS và các đối tác là Nhà xuất bản Kim Đồng, Lân Tinh Foundation nhằm kỷ niệm hơn 30 năm bộ truyện Doraemon hiện diện ở Việt Nam.

Tham dự tọa đàm có PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng VICAS; TS Nguyễn Thị Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp văn hóa và Nghệ thuật đương đại, cùng các diễn giả uy tín như: TS Alisa Freedman, GS Văn hóa đại chúng và Văn học Nhật Bản tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ; nhà nghiên cứu truyện tranh Nguyễn Anh Tuấn (bút danh ChuKim); Biên tập viên Lê Phương Liên – người biên tập bộ Đôrêmon phiên bản đời đầu; Biên tập viên Đặng Cao Cường, Trưởng Ban biên tập truyện tranh, Nhà xuất bản Kim Đồng.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương chia sẻ: “Trong nhiều năm qua, VICAS luôn theo đuổi mục tiêu hỗ trợ tối đa cho sự phát triển văn hoá, nghệ thuật và sáng tạo Việt Nam.

Từ năm 2010 tới nay, Viện chúng tôi cũng là một đơn vị nghiên cứu và tư vấn chính sách và chiến lược của Việt Nam đối với các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, trong đó, ngành xuất bản là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa đã được xác định trong phạm vi của Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành vào ngày 8/9/2016.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, trong suốt quá trình hoạt động nghiên cứu và tư vấn chính sách của Viện về văn hóa – nghệ thuật nói chung và các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng, VICAS luôn cố gắng tham gia vào các chương trình, hoạt động gắn với thực tiễn phát triển của ngành để có được những đánh giá sát với thực tiễn, từ đó các đề xuất chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn.

Tọa đàm này là một hoạt động ý nghĩa trong nỗ lực chung đó nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và chia sẻ kiến thức về bảo vệ và khai thác sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực xuất bản.

Câu chuyện văn hoá và vấn đề bản quyền nhìn từ huyền thoại Doraemon
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng VICAS, phát biểu tại tọa đàm. (Ảnh: Phương Lan)

Tại Tọa đàm, các diễn giả cũng đã có những trao đổi nhằm mang đến cho khán giả cái nhìn tổng quan về quá trình xuất bản truyện tranh Đôrêmon hay Doraemon ở Việt Nam; việc biên tập và xuất bản bộ truyện tại Việt Nam trong thời kỳ đầu và hiện nay; những thành công của bộ truyện nổi tiếng này sau hơn 30 năm có mặt ở Việt Nam.

Biên tập viên Lê Phương Liên – người biên tập bộ Đôrêmon phiên bản đời đầu, chia sẻ. “Khi chúng tôi thực hiện biên tập những tập đầu tiên của Đôrêmon chưa có bản quyền, chúng tôi như trong một hòn đảo cô đơn. Khi ấy, mục đích xuất bản duy nhất là thu hút sự yêu thích của trẻ em Việt Nam và làm thế nào để lời tranh tuyệt vời nhất, sáng tạo, hấp dẫn nhất”.

Bên cạnh đó, bà cũng đã chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong việc biên tập và xuất bản Đôrêmon, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự sáng tạo trong quá trình chuyển thể nội dung từ nguyên tác.

Biên tập viên Đặng Cao Cường, Trưởng Ban biên tập truyện tranh, NXB Kim Đồng, cho biết năm 1992 là một dấu mốc quan trọng đối với thế giới truyện tranh ở Việt Nam khi Nhà xuất bản Kim Đồng đưa Doraemon về Việt Nam.

Một làn sóng truyện tranh giải trí hấp dẫn đã cuốn hút cả phía các nhà xuất bản và phía độc giả. Tuy nhiên, truyện tranh và phim hoạt hình khi đó ở Việt Nam còn phát triển tự phát, vì thế vấn đề bản quyền còn lơi lỏng. Việc NXB Kim Đồng mua bản quyền cho bộ truyện tranh Doraemon, đã tạo ra những đột phá cho vấn đề bản quyền xuất bản.

Theo Giáo sư Alisa Freedman – chuyên gia nghiên cứu văn học và văn hóa Nhật Bản từ Đại học Oregon, ở Nhật và ở Mỹ, thái độ của cộng đồng thường rất quyết liệt trước những hiện tượng xuất bản không bản quyền. Chính phủ Nhật đã có những cơ chế chính sách chuyên biệt để phát triển văn hóa đại chúng trở thành những sản phẩm văn hóa và lan tỏa toàn cầu.

Chính vì thế, Manga (truyện tranh) và Anime (phim hoạt hình được chuyển thể từ Manga) tại Nhật Bản có cơ hội phát triển và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, lan tỏa đến nhiều lĩnh vực văn hóa khác.

Doraemon là một trong những bộ truyện tranh có cộng đồng yêu thích đông đảo, và nhân vật Doraemon nổi tiếng hơn ở Việt Nam so với bất kỳ quốc gia nào ngoài Nhật Bản. Cũng nhờ đó mà văn hóa Nhật Bản được biết đến trên khắp thế giới, như một hình thức “quyền lực mềm” giúp Nhật Bản cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế.

Bên cạnh vấn đề bản quyền, nhà nghiên cứu truyện tranh Nguyễn Anh Tuấn cũng đã chia sẻ các khía cạnh pháp lý liên quan đến bản quyền truyện tranh, góp phần làm rõ những thách thức mà ngành công nghiệp truyện tranh Việt Nam đang phải đối mặt.

Để xây dựng một nền tảng công nghiệp văn hóa từ phim hoạt hình và truyện tranh, trước hết phải thay đổi tư duy đó là thể loại dành cho trẻ con. Nếu cứ định vị như thế, loại hình này sẽ gặp rất nhiều rào cản.

Câu chuyện văn hoá và vấn đề bản quyền nhìn từ huyền thoại Doraemon
Tọa đàm đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu về công nghiệp văn hóa, đại diện các đơn vị xuất bản ở Việt Nam… (Ảnh: Phương Lan)

Tại Tọa đàm, khán giả cũng đã tích cực tham gia vào phần hỏi đáp, bày tỏ sự quan tâm về việc bảo vệ bản quyền tác phẩm sáng tạo. Nhiều ý kiến cho rằng cần có những chính sách rõ ràng và hiệu quả hơn để hỗ trợ các tác giả và nhà xuất bản.

Sự kiện đã khép lại với những suy nghĩ sâu sắc về tương lai của ngành công nghiệp truyện tranh Việt Nam nói riêng và công nghiệp văn hóa nói chung, khuyến khích sự phát triển bền vững thông qua việc tôn trọng và bảo vệ bản quyền.

Có thể nói, Đôrêmon hay Doraemon không chỉ là câu chuyện giải trí, mà phía sau nó còn là câu chuyện của văn hóa đại chúng, của cách làm công nghiệp văn hóa và tư duy quản lý của những người làm công tác quản lý Nhà nước về văn hóa.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cau-chuyen-van-hoa-va-van-de-ban-quyen-nhin-tu-huyen-thoai-doraemon-287285.html

Cùng chủ đề

Ngành xiếc chung tay thực hiện công nghiệp văn hóa

(Tổ Quốc) - Nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày thành lập, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã đón các thế hệ cán bộ, nghệ sĩ và các đại biểu tại sân khấu mới hoàn thành, tọa lạc ngay cạnh Rạp xiếc Trung ương, 67 - 69 Trần Nhân Tông, Hà...

Nâng Giải Mai Vàng lên tầm quốc gia: Gửi trọn niềm tin vào một hành trình bền bỉ, sáng tạo

30 năm Giải Mai Vàng của Báo Người Lao Động là một chặng đường khó quên, đầy ý nghĩa với rất nhiều hoạt động khắc sâu trong tim giới văn nghệ sĩ ...

Giải Mai Vàng khát vọng nâng tầm đẳng cấp

Hai sự kiện lớn liên quan Giải Mai Vàng tối 8-1 đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng văn nghệ sĩ, bạn đọc và công chúng ...

Getty Images và Shutterstock sáp nhập, đối đầu ‘kỷ nguyên’ ảnh AI

Hai 'ông lớn' Getty Images và Shutterstock sẽ hợp nhất để tạo ra đế chế hình ảnh trị giá 3,7 tỉ USD, chuẩn bị cho kỷ nguyên AI. Đối mặt với sự giám sát chặt chẽTuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới ngoại giao Mỹ yêu cầu miễn trừ cho chương trình viện trợ Kiev, Nga nêu cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Nhật báo Financial Times (FT) dẫn các tài liệu và nguồn tin tiết lộ giới ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao loại trừ các chương trình liên quan đến Ukraine khỏi lệnh đình chỉ viện trợ nước ngoài kéo dài 90 ngày.

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Bài đọc nhiều

Dân trồng phật thủ rục rịch phục vụ khách hàng dịp Tết 2025

(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, người dân làng trồng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) lại rục rịch phục vụ khách đến mua phật thủ về cúng gia tiên dịp Tết cổ truyền năm nay. ...

Phát triển Kon Tum toàn diện tạo động lực tăng trưởng khu vực Tây Nguyên

Ngày 10/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của Kon Tum, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho khu vực Tây Nguyên. Thi công kết cấu hạ tầng ở Kon Tum. (Ảnh: Thanh Hưng)  Với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Bộ trưởng VHTTDL Mỗi địa phương cần sáng tạo để phát triển du lịch đêm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm: Bài toán cần lời giải sáng tạo Vấn đề thu hẹp đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật cũng được đưa ra thảo luận. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận rằng, nếu không có...

Cùng chuyên mục

Xu hướng laptop năm Ất Tỵ: Chip di động, gaming và AI

Năm 2025 dự báo sẽ là một năm đầy biến động đối với ngành công nghiệp laptop, với nhiều xu hướng mới nổi lên, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hệ sinh thái, công nghệ chip tiên tiến và nhu cầu ngày càng cao về hiệu suất và tính di động. Các hãng sản xuất sẽ tiếp tục cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ phần cứng và phần mềm, trong khi người dùng cũng...

Chi hàng triệu USD quảng bá lì xì kỹ thuật số

Các công ty công nghệ Trung Quốc đã tặng người dùng hàng triệu USD trong các bao lì xì kỹ thuật số vào dịp Tết Nguyên đán. Phong tục lì xì bắt đầu được số hóa tại Trung Quốc từ đầu những năm 2010, khi các siêu ứng dụng như Alipay và WeChat giúp mọi người thuận tiện hơn khi gửi và nhận tiền ngay trên điện thoại. Họ cũng giới thiệu các cơ chế để thổi sinh khí mới cho...

Thấy tiếng động lạ cặp đôi ‘tá hỏa’ phát hiện thứ mắc kẹt trong tường nhà

Sau khi nghe thấy những tiếng động lạ phát ra từ bên trong bức tường của nhà mình, một cặp vợ chồng đã cắt một phần tấm thạch cao và vô cùng sửng sốt. ...

Mới nhất

Hàng nghìn giáo viên vùng cao Thanh Hóa có tiền thưởng dịp Tết

Theo đó, các giáo viên vui mừng, phấn khởi khi vừa được nhận tiền thưởng vào dịp Tết, với số tiền lớn theo nghị định 73 của Chính phủ. ...

Người mắc bệnh tim mạch cần chú ý gì dịp Tết?

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Người mắc bệnh tim mạch cần duy trì ăn uống, chế độ thuốc trong dịp Tết như thế nào để...

Trải nghiệm du lịch Hải Phòng

Hành khách từ Hải Phòng đi Lào Cai và ngược lại sẽ được trải nghiệm xe khách cabin giường nằm êm ái, đầy tiện nghi, không lo mỏi mệt khi di chuyển hành trình xa. ...

Trung Quốc đòi treo giò vĩnh viễn tuyển thủ Hàn Quốc

Sự việc xảy ra hồi 2023. Son Jun-jo bị cơ quan an ninh tỉnh Liêu Ninh bắt sau khi anh bị cáo buộc nhận tiền để dàn xếp tỷ số. Thời điểm đó, tiền vệ tuyển Hàn Quốc đang thi đấu cho Shangdong Luneng tại giải VĐQG Trung Quốc. Đây là thông tin rất sốc vì Son Jun-jo...

Chốt tuần tăng rất mạnh

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chốt tuần tăng rất mạnh, vàng miếng tiến sát 89 triệu đồng/lượng. ...

Mới nhất