Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCâu chuyện truyền thông qua những năm Tỵ trong lịch sử

Câu chuyện truyền thông qua những năm Tỵ trong lịch sử

(CLO) Nhìn lại những năm Tỵ trong lịch sử dân tộc, bên cạnh những sự kiện về chính trị, ngoại giao, các cuộc chiến đầu chống ngoại xâm, cũng có nhiều bài học về truyền thông đáng quý.

Năm Tỵ đầu tiên gắn với nền tự chủ ngắn ngủi của nước ta trong một nghìn năm Bắc thuộc là năm Kỷ Tỵ, 549, khi Triệu Việt Vương lên ngôi.

Lúc đó, quân dân nước ta đang ở trong cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược, kéo dài đã 5 năm, bắt đầu từ năm 545, khi vua Lương sai Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân sang đánh nước ta, vua Lý Nam Đế phải chạy vào ẩn náu trong động Khuất Lão (nay ở huyện Tam Nông, Phú Thọ).

cau chuyen truyen thong qua nhung nam ty trong lich su hinh 1

Vua Lê Hoàn – Ảnh: LTL

Kỷ Tỵ (549) – chuyện móng rồng của Triệu Việt Vương

Mùa xuân năm Mậu Thìn (548), Lý Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày, vì nhiễm lam sơn chướng khí, ốm rồi qua đời. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, sang năm Kỷ Tỵ (549), tướng Triệu Quang Phục ở trong chằm (đầm) Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, Hưng Yên), thấy quân Lương không lui mới “đốt hương cầu đảo, khấn vái trời đất thần kỳ” rồi lên thay Lý Nam Đế lãnh đạo quân dân chống giặc. Sau khi đánh thắng quân của Trần Bá Tiên, Triệu Việt Vương vào ở thành Long Biên.

Từ đó, gắn liền với câu chuyện truyền thuyết mà “Toàn thư” ghi lại, rằng: “Bấy giờ vua được phép lạ mũ đâu mâu có ngù móng rồng dùng để đánh giặc, từ đấy quân thanh lừng lẫy, đến đâu ai cũng không địch nổi”.

Các sử quan thời Lê còn bổ sung phần chú giải rằng: “Tục truyền rằng thần nhân trong chằm là Chử Đồng Tử thường cưỡi rồng từ trời xuống, trút móng của rồng cho vua, bảo gài lên mũ đâu mâu để đánh giặc”.

Sau đó, kết cục của Triệu Việt Vương lại diễn ra giống như câu chuyện của An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy thời trước, với câu chuyện về việc Lý Phật Tử cho con trai là Nhã Lang lấy con gái Triệu Việt Vương là Cảo Nương, xin ở rể và lừa vợ để đổi trộm móng rồng của nhà vua, sau đó quân của Lý Phật Tử đánh úp khiến Triệu Việt Vương bại vong.

Khi biên soạn chính sử, sử thần Ngô Sĩ Liên ghi vào dưới đó thắc mắc của mình, và cũng là một chủ đề quan trọng trong truyền thông suốt thời phong kiến: Vì sao con gái của Triệu Việt Vương đã gả cho Nhã Lang rồi mà còn ở lại nhà mình, cho gửi rể (như tục lệ từ nhà Tần bên Trung Quốc) đến nổi phải bại vong? Vì rõ ràng đây không phải tục lệ của nước ta, có phải câu chuyện chỉ được sáng tác để giải thích và làm nhẹ đi nguyên nhân thất bại của vua Triệu mà thôi?

Ngoài câu chuyện mang tính truyền thuyết này, thì toàn bộ câu chuyện về Triệu Việt Vương cũng là một nghi vấn trong lịch sử. Khi biên soạn “Toàn thư”, các sử quan đời Lê đã ghi chú: “Xét sử cũ (có thể là bộ “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu biên soạn thời Trần) không chép về Triệu Việt Vương và Đào Lang Vương, nay nhặt trong Dã sử và sách khác, bắt đầu chép vị hiệu Việt Vương và phụ chép Đào Lang Vương để bổ sung”.

Năm Tỵ tiếp theo cũng lại mang một dấu ấn của việc nhà Đinh khởi đầu nền độc lập tự chủ. Năm Mậu Thìn (968) vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đặt kinh đô ở Hoa Lư, bắt đầu đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi.  

Sang năm Kỷ Tỵ (969), vua phong con trưởng là Đinh Liễn làm Nam Việt Vương, năm sau (Canh Ngọ 970) thì tiếp tục một việc quan trọng của một chính quyền tự chủ: đặt niên hiệu là Thái Bình năm thứ nhất. Theo sử cũ, nước ta bắt đầu có niên hiệu từ khi này, do đó, việc vua Lý Nam Đế trước đó đã đặt niên hiệu cũng là vấn đề cần xem xét. Sau đó, nhà vua cũng sai sứ giả sang nhà Tống giao hảo. Sang năm Tân Mùi, (971) triều Đinh bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo.

Vì vậy, sử thần Lê Văn Hưu bình luận rằng: “Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinh bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống của Triệu Vương chăng?”.

Tân Tỵ (980) chiến thắng sông Bạch Đằng lần thứ nhất

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, vua Đinh Toàn nhỏ dại, trước nguy cơ quân Tống lăm le xâm lược, các tướng sĩ triều đình đã đồng lòng và Thái hậu Dương Vân Nga đồng thuận tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế. Đó là sự kiện ở giữa năm Canh Thìn (980).

Theo “Toàn thư” thì ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Hoàn đã cho đổi niên hiệu là Thiên Phúc. Sang năm Tân Tỵ, niên hiệu Thiên Phúc năm thứ 2 (981), xảy ra sự kiện vô cùng oanh liệt là chiến thắng sông Bạch Đằng lần thứ nhất, nhờ kế sách đóng cọc ngăn sông và sai quân sĩ trá hàng của nhà vua, quân dân Đại Cồ Việt đánh tan quân Tống xâm lược, quân giặc chết quá nửa, tướng Hầu Nhân Bảo bị bắt chém, các tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân bị bắt sống đem về Hoa Lư.

Sử viết rằng từ năm Tân Tỵ này: “Từ đó trong nước rất yên. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Minh càn Ứng vận Thần vũ Thăng bình Chí nhân Quảng hiếu Hoàng Đế”.

Cho nên sử thần Lê Văn Hưu đã ca tụng vua Lê Hoàn rằng: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bằt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được. Có người hỏi: Đại Hành với Lý Thái Tổ ai hơn? Thưa rằng: Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành có công lao gian khổ hơn”.

Đến năm Ất Tỵ, niên hiệu Ứng Thiên năm thứ 12 (1005), vào tháng 3, vua Lê Hoàn băng hà ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành Hoàng đế, sau đó dùng làm miếu hiệu mà không đổi, thi hài nhà vua được táng ở sơn lăng châu Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay). Đây là một chi tiết mà truyền thông cả nghìn năm sau vẫn chưa khắc phục được.

Vì như lời phân tích của Lê Văn Hưu: “Thiên tử và hoàng hậu khi mới băng, chưa chôn vào sơn lăng, thì gọi là Đại Hành Hoàng Đế, Đại Hành Hoàng Hậu. Đến khi lăng tẩm đã yên thì hợp bầy tôi bàn xem đức hạnh hay hay dỡ để đặt thụy là mỗ hoàng đế, mỗ hoàng hậu, không gọi là Đại Hành nữa. Lê Đại Hành thì lấy Đại Hành làm thụy hiệu mà truyền đến ngày nay là làm sao? Vì Ngọa Triều là con bất tiếu, lại không có bề tôi Nho học để giúp đỡ bàn về phép đặt thụy cho nên thế”.

Đó là nguyên nhân đến tận ngày nay, sử sách vẫn chép thụy hiệu nhà vua là Lê Đại Hành, ở các địa phương đặt tên đường phố Lê Đại Hành, dù điều này vừa không chính xác, vừa thiếu sự kính trọng với tiền nhân.

Các năm Tỵ thời Lý: “Điềm rồng” liên tục

cau chuyen truyen thong qua nhung nam ty trong lich su hinh 2

Sử thời Lý ghi chuyện rồng hiện ở thềm điện Càn Nguyên (nay là nền điện Kính Thiên) – Ảnh: Tư liệu

Ở thời Lý, cũng có những câu chuyện về truyền thông nổi bật xảy ra vào các năm Tỵ, như vào thời Lý Thái Tông, năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 (1029), sử ghi tới mấy sự kiện có tính huyền bí, dạng điềm lành, như vào tháng 5 thì “có dấu người thần hiện ở chùa Thắng Nghiêm”, rồi đến tháng 6 “rồng hiện lên ở nền điện Càn Nguyên”.

Có lẽ, việc rồng hiện ở nền điện cũ nằm trong… “kế hoạch truyền thông” của vua Lý Thái Tông, vì sau sự kiện này, nhà vua nói với tả hữu rằng: “Trẫm phá điện ấy, sang phẳng nền rồi mà rồng thần còn hiện. Có lẽ đó là đất tốt, đức lớn hưng thịnh, ở chỗ chính giữa trời đất chăng?”.

Sau đó, vua sai dựng điện Thiên An trên nền cũ điện đó, rồi xây dựng các điện Tuyên Đức, Diên Phúc hai bên, thềm trước điện gọi là Long Trì (thềm rồng), phía đông thềm rồng đặt điện Văn Minh, phía tây đặt điện Quang Vũ, hai bên tả hữu thềm rồng đặt lầu chuông đối nhau để dân chúng ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên… Điềm rồng hiện đã khiến khu vực nền điện Càn Nguyên cũ trở thành trung tâm quan trọng nhất của triều đình nhà Lý từ đó về sau, và tồn tại suốt qua thời Trần, Lê, Nguyễn, nay chính là nền điện Kính Thiên trong khu Hoàng thành Thăng Long.

Năm Kỷ Tỵ đó, cũng như nhiều năm khác suốt thời các vua đầu triều Lý, nhiều câu chuyện lạ được chính sử chép lại, như vào tháng 8 có chuyện “châu Hoan dâng kỳ lân” đến tháng 10, ngày mồng 1, xảy ra việc “trời mưa gạo trắng thành đống trước bậc thềm chùa Vạn Tuế”.

Hay sang thời vua Lý Nhân Tông, năm Ất Tỵ, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ năm thứ 6 (1125), sử chép việc rồng hiện liên tục, như vào tháng 6, “vua từ hành cung Ứng Phong đến hành cung Lý Nhân, Nhập nội thường thị trung thừa là Mâu Du Đô vâng chỉ tuyên bảo các quan trong ngoài rằng có rồng vàng hiện ở điện kín của hành cung, chỉ có các cung nữ và hoạn quan trông thấy”. Đến tháng 11, lại chép “rồng vàng lượn ở bảo đài kỳ thọ ở Động Vân”.

Việc rồng hiện khắp kinh thành, các cung điện cho đến cả ở hành cung rồi thuyền vua, cho thấy đây quả là chiêu bài truyền thông được ưa thích của các vua Lý, chứ đời Trần không còn thấy ghi, thời Lê chỉ chép có một lần.

Cho nên về sau, sử thần Ngô Sĩ Liên bàn rằng: “Về thời đại thuận ngày xưa, người làm vua biết giữ tín đạt thuận, tới được mức trung hòa, cho nên bấy giờ trời không tiếc đạo, đất không tiếc của báu, móc ngọt tuân sa, rượu thơm suối chảy, cỏ chỉ nảy mọc, mà các vật điềm lành như rồng, phượng, rùa, lân, không giống gì không đến. Thời Lý Nhân Tông, sao các vật điềm lành nhiều đến thế? Là vì nhà vua thích, cho nên bề tôi dâng xằng mà thôi”.

Lời bàn của sử thần họ Ngô ở thời Lê để lại bài học cho những người đọc sử thời sau: Không vì bề trên thích mà kẻ dưới lại dốc công nịnh bợ!

Ngô Thì Sĩ, khi biên soạn “Đại Việt sử ký tiền biên”, cũng bình luận rằng: “Đoạn sử về đời Lý Nhân Tông, Sử cũ chép rồng vàng hiện ra đến 10 lần, nhưng đến rồng vàng hiện ra ở hành cung Lý Nhân năm nay (năm 1125), là việc tự dối mình một cách quá đáng.

Còn vua Tự Đức, khi đọc bản thảo bộ sử “Khâm định Việt sử thông giám cương mục, thấy “điềm rồng” thời Lý nhiều quá, cũng lấy bút son phê rằng: “Những điềm tốt lành, ngòi bút Sử cũ ghi chép không ngớt, nhưng đồng thời những việc dữ điềm dở nào có ít đâu, như thế phỏng có ích gì!”.

Ất Tỵ (1365): Thiều Thốn hết oan

cau chuyen truyen thong qua nhung nam ty trong lich su hinh 3

Đền thờ Thiều Thốn ở Đông Sơn, Thanh Hóa – Ảnh: LTL

Thời Trần, có một câu chuyện khá thú vị diễn ra vào năm Ất Tỵ, đời vua Trần Dụ Tông, niên hiệu Đại Trị năm thứ 8 (1365), cho thấy thời nào thì sức mạnh dư luận cũng có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của các bậc quân vương.

“Toàn thư” chép rằng, bấy giờ có viên tướng Thiều Thốn người Thanh Hóa (ông quê ở xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa), giữ chức phòng ngự sứ Lạng Giang, thống lĩnh quân Lạng Giang, đóng ở sông Đông Bình, khéo vỗ về quân sĩ, trong quân ai cũng thích ông ta.

Sau vì em trai ông kiêu ngạo làm bậy, ông bị tội lây, mất chức. Trong quân tiếc cho ông, làm câu ca về ông: “Trời chẳng thấu oan, ông Thiều mất quan”. Đến khi ông sửa soạn hành trang ra về, quân lịnh lại làm câu ca: “Ông Thiều trở về, lòng ta tái tê”. Triều đình nghe biết chuyện ấy, khôi phục quan chức cho ông, trong quân lại có câu ca: “Trời đã thấu oan, ông Thiều lại làm quan”.

Như vậy, nỗi lòng của binh lính tận nơi miền biên ải đã thấu về đến triều đình, khiến cho Thiều Thốn gỡ được nổi hàm oan. Chỉ tiếc rằng sau đó không lâu thì Thiều Thốn qua đời. Ông được vua Trần Dụ Tông phong làm “Khai quốc công thần phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng tể kiêm Trưởng kim Ngô Vệ”, được đưa về chôn cất và xây đền thờ ở quê hương, đến nay đền thờ vẫn được người dân thường xuyên cúng tế.

Những người có công với nước, có ơn với nhân dân, binh lính sẽ mãi được tôn thờ, kính trọng như vậy.

Lê Tiên Long



Nguồn: https://www.congluan.vn/cau-chuyen-truyen-thong-qua-nhung-nam-ty-trong-lich-su-post332336.html

Cùng chủ đề

Khoảnh khắc gắn Kết và bản sắc dân tộc đậm đà

(CLO) Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết Âm lịch, không chỉ là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt, mà còn là biểu tượng của sự đoàn viên, sự khởi đầu mới và bản sắc văn hóa đậm đà. Tết không chỉ là thời điểm mọi người...

Hà Nội sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới Ất Tỵ 2025

Kinhtedothi - Vào thời khắc Giao thừa đón chào năm mới Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội sẽ thực hiện nhiệm vụ bắn pháo hoa phục vụ Nhân dân tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Đến nay, công tác chuẩn bị đang diễn ra theo kế hoạch và bảo đảm an toàn để góp phần mang lại không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân Thủ đô chào đón năm...

Hội Thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam đồng hành trong ngôi nhà chung Mặt trận

Ngày 15/1, Hội Thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam đến chúc mừng UBTƯ MTTQ Việt Nam nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Ất Tỵ 2025. Ông Vũ Đăng Minh, Uỷ viên UBTƯ MTTQ Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Tôn giáo thân mật tiếp đoàn. ...

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

LTS- Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.   Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh ĐĂNG KHOA) Phóng viên: Kính thưa Tổng Bí thư, trong không khí phấn khởi, tự hào đón mùa Xuân mới cũng là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, xin Tổng...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nhất định Việt Nam sẽ vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã trả lời phỏng vấn TTXVN. Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh: TTXVN Sau đây là nội dung phỏng vấn: * Kính thưa Tổng Bí thư, trong không khí phấn khởi, tự hào đón mùa xuân mới cũng là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc du lịch Cát Bà

(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản). ...

Tổng thống lâm thời Syria công bố thành lập chính phủ chuyển tiếp

(CLO) Ngày 29/3, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố chính phủ chuyển tiếp với 23 bộ trưởng, đánh dấu giai đoạn mới sau khi chế độ của Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm ngoái. ...

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ba lần trong 24 giờ

(CLO) Trong vòng 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã ba lần tấn công nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ dẫn đầu tại Biển Đỏ. ...

Mùi tử khí và cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực động đất ở Myanmar

(CLO) Mùi tử khí nồng nặc lan khắp đường phố Mandalay, Myanmar vào ngày 30/3 khi người dân tuyệt vọng tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, hai ngày sau trận động đất khiến hơn 1.600 người thiệt mạng. ...

Nét văn hóa truyền thống độc đáo có tại Lễ hội điện Huệ Nam

(CLO) Sáng ngày 30/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế. ...

Bài đọc nhiều

Festival Hue 2024, a grand and spectacular international arts week

Over its 24-year history, the Huế Festival has achieved significant milestones, steadily establishing its national and worldwide reputation. It has contributed to stimulating tourism, preserving culture, and fostering socio-economic development in Thua Thien Hue province. Striving to become a national and international Festival city According to Mr. Nguyễn Thanh Binh, Vice Chairman of the Provincial People's Committee of Thua Thien Hue, Head of the Organizing Committee, in the effort to become a nationally and internationally recognized Festival city, the Hue Festival...

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Chợ phiên Tả Sìn Thàng

Bức tranh đầy thơ mộng của chợ Tả Sìn Thàng không chỉ được tạo nên bởi cảnh sắc thiên nhiên, mà còn từ sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở Điện Biên.

Đêm giao thừa, người phụ nữ nghèo mất 1,5 triệu đồng khi đi chợ tết, được ‘lì xì’ 100 triệu

Công an xã Vĩnh Thái nỗ lực tìm lại chủ nhân 1,5 triệu đồng gói trong tờ giấy vở và có bài đăng về hoàn cảnh éo le của người phụ nữ nghèo trong khi cả xã hội đang đón tết. Trong đêm giao thừa, cộng đồng mạng đã chung tay lì xì hơn 100 triệu đồng. ...

Ra mắt logo chính thức của Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka

Logo của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka là sự tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện sự giao thoa giữa truyền thống, hiện đại và tương lai.

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Mới nhất