Trang chủChính trịNgoại giaoCặp đồng minh "gai góc" Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Đồng minh thân thiết Nga-Iran thực ra rất mong manh!
Đồng minh thân thiết Nga-Iran thực ra rất mong manh. Trong ảnh: Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS Kazan, tháng 10/2024. (Nguồn: Reuters)

“Đối thủ của đối thủ là bạn”

Đối với những người quan sát cả hai quốc gia này, mối quan hệ đối tác Nga-Iran không có gì đáng ngạc nhiên. Họ đều nằm trong số những đối thủ “không đội trời chung” của phương Tây. Cả hai đều đang phải gánh chịu các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất và cần tìm kiếm đối tác ở bất cứ nơi nào họ có thể tìm thấy.

Động thái mới đây nhất, cùng nhằm đáp trả các chính sách trừng phạt của phương Tây, Nga-Iran hiện “bắt tay” loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng đồng USD trong giao dịch thương mại, chuyển sang dùng nội tệ là đồng Ruble và Rial.

Tháng trước, Moscow và Tehran chính thức kết nối hệ thống thanh toán quốc gia, cho phép người dân hai nước sử dụng thẻ ghi nợ nội địa ở cả Nga lẫn Iran. Tehran cũng đã bắt đầu dùng hệ thống thanh toán Mir của Nga trong giao dịch với các nước khác. Cơ chế chuyển tiền liên ngân hàng giúp họ giao dịch trực tiếp, tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến họ không thể sử dụng đồng Euro hoặc USD

Vài năm qua, Moscow và Tehran ngày càng thắt chặt hơn quan hệ cả về thương mại và tài chính. Điện Kremlin mới đây thông báo, kim ngạch thương mại song phương 8 tháng đầu năm 2024 giữa Nga-Iran đã tăng 12,4% so với năm ngoái. Năm 2023, kim ngạch song phương đã đạt hơn 4 tỷ USD.

Năm 2023, Tehran đã ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu do Nga đứng đầu và chấp nhận về cùng đội với Nga trong Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) – liên minh do Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc khởi xướng. Hồi tháng 1/2024, Iran đã chính thức gia nhập khối này, cùng Ai Cập, Ethiopia và UAE.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Moscow và Tehran đã công bố một loạt thỏa thuận kinh doanh mới, trao đổi các mặt hàng như tua-bin, vật tư y tế và phụ tùng ô tô… Nga đã thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc sang Iran. Nga-Iran cũng đang tăng cường thương mại với các nước thuộc BRICS.

Ngoài ra, Nga-Iran cũng đang thảo luận kế hoạch xây dựng Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam – một tuyến đường thương mại xuyên lục địa mới nhằm nối Biển Baltic với Ấn Độ Dương.

Tuyến đường dài 3.508 dặm, bao gồm hệ thống đường thủy, đường sắt và đường bộ, kéo dài từ thành phố Saint Petersburg đến Biển Caspi, từ đó đến thủ đô Tehran rồi đến thành phố Mumbai (Ấn Độ), nhằm mục đích bảo vệ các liên kết thương mại giữa Nga và Iran khỏi sự can thiệp của phương Tây, cũng như thiết lập các liên kết mới với các thị trường ở châu Á.

Thậm chí, ngày 31/10, phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov “bật mí” về một “bước tiến chưa từng có” trong quan hệ hai nước – Hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Iran đang được chuẩn bị và sẽ ký kết trong tương lai gần. Dù không có nhiều thông tin được tiết lộ, nhưng đây sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong việc tăng cường quan hệ Nga-Iran, khẳng định mong muốn của các bên, ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn trong đa dạng lĩnh vực.

Giám đốc Mohammed Soliman thuộc Chương trình Công nghệ chiến lược và an ninh mạng của Viện Trung Đông (Mỹ) nhận định, một thỏa thuận có khả năng củng cố sự đối mặt chung của họ với phương Tây; có thể bao gồm sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất dầu khí, lọc dầu, các dự án cơ sở hạ tầng, đến chia sẻ những tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm mục tiêu hạn chế sự phụ thuộc vào công nghệ phương Tây; hoặc phát triển, mua thêm vũ khí tiên tiến, kể cả khả năng tập trận quân sự chung…

Xích lại gần nhau hơn?

Iran và Nga có thể sẽ xích lại gần nhau hơn trong những năm tới, nhưng chưa có gì đảm bảo sự hợp tác lớn hơn.

Dù với tất cả những gì đang diễn ra, liên minh Iran-Nga vẫn tồn tại những mâu thuẫn cố hữu, chưa hội đủ lòng tin lẫn nhau, trong khi những cạnh tranh về lợi ích có thể làm suy yếu sự bền chặt của liên minh bất cứ lúc nào.

Theo giới phân tích, phía sau mối quan hệ đối tác chặt chẽ này, Iran và Nga có chung các đối thủ, nhưng chính họ cũng có lịch sử xung đột lâu dài và chưa bao giờ biến mất hoàn toàn. Về mặt kinh tế, họ đều là những cường quốc dầu mỏ nhưng cạnh tranh trên cùng một thị trường. Về mặt chính trị, họ đang “đấu khẩu” về việc ai sẽ là cường quốc chính ở Kavkaz và Trung Á.

Như vậy, ngoài mục đích chung là làm suy yếu quyền bá chủ của phương Tây, họ không chia sẻ bất kỳ chương trình nghị sự quốc tế nào. Ngay cả khi nói đến quan hệ với Washington, họ cũng có những khác biệt về mặt chiến lược.

Iran và Nga không chỉ có lợi ích địa chính trị khác nhau. Kể cả khi những đồn đoán về việc hình thành quan hệ đối tác thương mại, cả hai quốc gia cuối cùng vẫn bị chi phối bởi những lợi ích riêng trong ngành công nghiệp hydrocarbon của mình. Chẳng hạn, các vòng lệnh trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây cùng hạn chế khả năng bán dầu của họ cho toàn thế giới, Nga và Iran buộc phải chia nhau bán dầu ở cùng một số ít thị trường giới hạn.

Do đó, cạnh tranh và xung đột lợi ích là khó tránh khỏi và thậm chí có thể sớm trở nên gay gắt hơn, khi thị trường lớn nhất trong các thị trường quan trọng của họ là Trung Quốc lại đang trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế, khiến nhu cầu mua năng lượng của Bắc Kinh có thể bị suy yếu.

Phân tích tình hình hiện tại, giới phân tích quốc tế cho rằng, Washington đang gộp Iran và Nga lại với nhau, coi họ như một dạng “trục bền vững” đe dọa đến lợi ích của Mỹ. Nhưng xét đến nhiều điểm khác biệt giữa hai quốc gia, phương Tây nên thay vì gộp cả hai lại với nhau, mà nên kiên nhẫn tìm cách đẩy họ ra xa nhau. Chẳng hạn, một chính sách về năng lượng làm giảm giá dầu cũng có thể khiến kinh tế hai nước vốn phụ thuộc vào giá bán năng lượng, khó đứng chung một sân.

Thật ra, Nga-Iran không phải là quan hệ đối tác tự nhiên, nhưng theo thời gian, hợp tác giữa họ sẽ ngày càng khăng khít. Lợi ích khi đi cùng nhau không chỉ giúp họ bớt bị cô lập trên trường quốc tế, mà có thể giúp họ vượt lên những khác biệt để xây dựng một quan hệ đối tác bền vững.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cap-dong-minh-gai-goc-nga-iran-thuc-ra-rat-mong-manh-295366.html

Cùng chủ đề

Căn cứ hải quân ngầm ở độ sâu 500 m của Iran

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 18.1 hé lộ một cơ sở lưu trữ ngầm chiến lược mới được xây dựng ở bờ biển phía nam Iran để chứa một đội tàu tấn công nhanh và những tàu...

Brazil chấp nhận Nigeria làm đối tác của BRICS

(CLO) Ngày 17/1, Chính phủ Brazil tuyên bố Nigeria chính thức trở thành quốc gia đối tác trong khối BRICS. ...

Nga và Iran ký hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện

(CLO) Ngày 17/1/2025, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã chính thức ký kết Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện tại Điện Kremlin, Moscow. ...

Nga, Iran ký hiệp ước 20 năm, bắt tay đối phó “bão” trừng phạt phương Tây

(Dân trí) - Nga và Iran đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược 20 năm để tăng cường hợp tác về cả kinh tế, quân sự. Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian vào ngày 17/1 đã thống nhất tăng cường quan hệ quân sự giữa hai quốc gia bằng cách ký một thỏa thuận đối tác chiến lược kéo dài 20 năm. Động thái này có thể khiến phương Tây lo ngại.Theo thỏa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Miền thương miền nhớ” và sự kết nối giá trị liên văn hóa

Sách “Australia - Miền thương miền nhớ” của tác giả Hồng Chi là những trang viết thể hiện góc nhìn, trải nghiệm liên văn hóa sống động, sâu sắc dưới con mắt của một cựu du học sinh người Việt Nam tại Australia được phát hành rộng rãi tại Việt Nam và toàn cầu. Chỉ sau một tuần được giới thiệu trên nền tảng Amazon, sách đã được sự đón nhận của đông đảo độc giả người Việt trên khắp thế giới.

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Bầu không khí khác lạ ở Iran và niềm tin về một ông Trump “rất khác”

Thay vì lo lắng và ấp ủ những chiến lược lớn để đối phó với chính sách "gây áp lực tối đa' của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Iran đang tỏ ra lạc quan về một tương lai mới trong quan hệ với Mỹ.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Indonesia từng bước hiện thực hóa mục tiêu trung tâm kinh tế Halal toàn cầu

Mới đây, Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia đã xác định 3 lĩnh vực trọng tâm chính để phát triển các sản phẩm Halal, như đã nêu trong Kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia 2025-2029 (RPJMN).

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Tọa đàm Hạ tầng số

(MPI) - Trưa ngày 22/01/2025, theo giờ địa phương, tại Davos, Thuỵ Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tập đoàn Sovico tổ chức Tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới về chủ đề "Hạ tầng số - Năng lượng xanh: Vươn mình trong kỷ nguyên...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ Y tế vừa phát đi thông báo yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trên mạng internet. Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá...

Mới nhất