Trang chủChính trịNgoại giaoCánh cửa mới đã mở, cùng tiến thẳng vào đường đua

Cánh cửa mới đã mở, cùng tiến thẳng vào đường đua

Chính phủ đã “mở đường”, cộng đồng doanh nghiệp và người dân hãy cùng nhau tiến thẳng vào đường đua bán dẫn toàn cầu!

Chính phủ mới đây ban hành “Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050” và phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” với mục tiêu đưa đất nước trở thành một trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu.

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam: Cánh cửa mới đã mở, cùng tiến thẳng vào đường đua
Ông Nguyễn Thanh Yên, Tổng Giám đốc Công ty CoAsia Semi (Hàn Quốc) tại Việt Nam, thành viên ban quản trị Cộng đồng Vi mạch Việt Nam.

Phóng viên Báo Thế giới và Việt Nam đã có buổi trò chuyện với ông Nguyễn Thanh Yên, Tổng giám đốc Công ty CoAsia Semi (Hàn Quốc) tại Việt Nam, thành viên Ban quản trị Cộng đồng vi mạch Việt Nam xoay quanh vấn đề phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế

Là người gắn bó với ngành vi mạch, bán dẫn trong nhiều năm, ông nhận định thế nào Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 mà Thủ tướng Chính phủ mới ban hành?

Sự phát triển của những quốc gia giàu mạnh, phát triển trên thế giới hiện tại đều có sự đóng góp quan trọng của công nghiệp bán dẫn. Khi thế giới đang bước vào thời kỳ phát triển mới, “tài nguyên số” có vai trò quyết định trong hầu hết mọi lĩnh vực.

Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, các chuyên gia trình độ cao, tầm nhìn rất dài.

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 mà Thủ tướng Chính phủ mới ban hành là văn bản thể hiện quyết tâm chính trị ở mức cao nhất, giúp tạo niềm tin, thống nhất sự hợp tác từ tất cả các tổ chức.

Đây chính là căn cứ pháp lý để huy động tối đa nguồn lực đất nước trong các chương trình hành động cụ thể tiếp theo nhằm từng bước hiện thực hóa các mục tiêu mà chiến lược đã đưa ra, để Việt Nam trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Đối với lĩnh vực bán dẫn, một sản phẩm từ lúc có ý tưởng tới lúc có thể thương mại hóa cần ít nhất 3-5 năm. Do đó, nếu tầm nhìn chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 5 năm, 10 năm là chưa đủ. Chỉ trong khoảng thời gian này, rất khó để định vị hay có được định hướng rõ ràng cho sự phát triển của lĩnh vực bán dẫn Việt Nam.

Trong top 15 các công ty vi mạch bán dẫn lớn nhất toàn cầu, số lượng kỹ sư Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Đội ngũ kỹ sư lành nghề này đóng vai trò là “mỏ neo” lưu giữ các công ty tên tuổi ở lại Việt Nam.

Chiến lược mà Chính phủ ban hành có tầm nhìn gần 30 năm – khoảng thời gian đủ dài để định hình kiến trúc của ngành công nghiệp bằng việc xác định rõ sản phẩm đầu ra chủ lực trong từng giai đoạn, hoàn toàn có thể đo, đếm được.

Điều này giúp chúng ta định lượng được tính hiệu quả của mỗi chương trình, từ đó, kịp thời đưa ra các giải pháp cũng như điều chỉnh cần thiết để đạt các mục tiêu đề ra.

Là một kỹ sư Việt Nam, theo đuổi lĩnh vực thiết kế chip hơn 20 năm, tôi cảm thấy được động viên. Có thể khẳng định, trong 20 năm qua, chưa bao giờ lĩnh vực nghề nghiệp tôi làm được Chính phủ, xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm tới vậy.

Điều này chứng tỏ bài toán đã rõ ràng, việc của chúng ta bây giờ là làm thế nào để cùng nhau thực hiện thành công chiến lược này.

Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam thế nào, thưa ông? Việt Nam có những lợi thế nổi bật gì?

Thứ nhất, Việt Nam có vị trí địa lý rất đặc biệt, là khu vực chiếm tỷ trọng lớn của thị trường bán dẫn toàn cầu và được đánh giá là nơi định hình sự phát triển trong tương lai của lĩnh vực này. Chính trị ổn định, vị trí tối ưu về chi phí logistics… cũng là những ưu thế nổi bật của đất nước.

Thứ hai, trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã sở hữu nguồn nhân lực hơn 5.000 kỹ sư thiết kế chip. Các kỹ sư của đất nước đã và đang chứng minh được năng lực trong công việc, từ đó, chiếm được lòng tin của các cấp quản lý ở nước ngoài.

Hiện nay, trong các dự án thiết kế chip quan trọng của các tổ chức, kỹ sư Việt Nam được giao những công việc đòi hỏi chuyên môn cao và nhiều thách thức. Bên cạnh đó, ngày càng có thêm những công ty lớn quyết định đặt văn phòng hoặc mở rộng quy mô kỹ sư thiết kế chip ở Việt Nam.

Những năm gần đây, trong top 15 các công ty vi mạch bán dẫn lớn nhất toàn cầu, số lượng kỹ sư Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Đội ngũ kỹ sư lành nghề này đóng vai trò là “mỏ neo” lưu giữ các công ty tên tuổi ở lại Việt Nam.

Ngoài ra, hàng năm, chúng ta có hơn nửa triệu học sinh đăng ký xét tuyển Đại học. Đây là con số rất ấn tượng, bảo đảm yếu tố nguồn nhân lực cho bất kỳ kế hoạch đầu tư, phát triển lĩnh vực bán dẫn nào ở Việt Nam.

Thứ ba, sở hữu trữ lượng đất hiếm đứng thứ 2 trên thế giới và chưa khai thác ồ ạt cũng có thể là một lợi thế của Việt Nam. Đất hiếm là nguyên liệu đầu vào quan trọng dùng trong các nhà máy sản xuất chip.

Thứ tư, Mỹ – cái nôi của công nghiệp bán dẫn thế giới – và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ trở thành Đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam nằm trong số ít nước cùng với Costa Rica, Mexio, Panama, Indonesia, Philippines được Mỹ công khai ủng hộ trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng bán dẫn, cụ thể là mảng đóng gói kiểm thử (ATP).

Rõ ràng, Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong việc thu hút kêu gọi đầu tư hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn.

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam: Cánh cửa mới đã mở, cùng tiến thẳng vào đường đua
Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển bền vững công nghiệp bán dẫn. (Nguồn: MPI)

Thiếu động lực đủ lớn

Còn khó khăn, thách thức thì sao, thưa ông? Và Việt Nam cần làm gì để chủ động gỡ khó?

Tính sở hữu trong chuỗi giá trị bán dẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Sở dĩ mô hình công ty fabless (tự thiết kế ra mẫu chip theo ý của mình) có lãi lớn là do họ là người sở hữu sản phẩm. Việc sở hữu sản phẩm, sản xuất hàng loạt số lượng lớn là yếu tố chính tạo ra lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị bán dẫn.

Khi xét ở góc độ này, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam gần như chưa có nền tảng gì đáng kể vì tính sở hữu của chúng ta còn rất thấp. Gần như toàn bộ các doanh nghiệp liên quan tới bán dẫn ở Việt Nam là công ty có vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài (FDI).

Với các công ty thiết kế chip, Việt Nam có gần 50 công ty. Tuy nhiên, đa phần các công ty ở Việt Nam vẫn đóng vai trò như một chi nhánh cung cấp nguồn nhân lực cho công ty mẹ có trụ sở ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, khi chúng ta có ý tưởng công nghệ, bằng phát minh sáng chế nhưng nếu không có nhà máy thì công nghệ và bằng phát minh sáng chế đó chỉ nằm trên giấy. Chỉ khi có nhà máy thì chúng ta mới có thể thu hẹp được khoảng cách về công nghệ. Đây cũng là thách thức không nhỏ mà Việt Nam cần phải giải quyết.

Việt Nam hoàn toàn có thể đầu tư mô hình công ty fabless để phục vụ nhu cầu nhập khẩu linh kiện bán dẫn. Càng tham gia muộn, chi phí bỏ ra đầu tư sẽ ngày càng lớn, điều quan trọng là chúng ta quyết tâm làm đến đâu.

Tôi tin tưởng rằng, với mạng lưới người Việt Nam ở nước ngoài làm việc trong lĩnh vực này cùng với đội ngũ kỹ sư hiện tại, đất nước hoàn toàn có thể hình thành các công ty nội địa, tập hợp được đội ngũ kỹ sư lành nghề làm việc cùng nhau, dần dần nâng cấp “tính sở hữu” trong chuỗi giá trị bán dẫn.

Việt Nam hoàn toàn có thể đầu tư mô hình công ty fabless để phục vụ nhu cầu nhập khẩu linh kiện bán dẫn. Càng tham gia muộn, chi phí bỏ ra đầu tư sẽ ngày càng lớn, điều quan trọng là chúng ta quyết tâm làm đến đâu.

Theo ông, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để hòa mình cùng làn sóng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, từ đó, tiến sâu hơn vào chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu?

Có lẽ, chúng ta đang thiếu một động lực đủ lớn làm chất kết dính, để có thể tập hợp được đội ngũ, cùng nhau làm việc cho mục đích lớn lao hơn.

Tôi giả thiết một kịch bản như sau: Nếu các doanh nghiệp Việt Nam đồng lòng giải quyết thách thức nhất của đất nước là cùng nhau góp vốn xây dựng nhà máy waferfab (nhà máy sản xuất chất bán dẫn) thì đây sẽ là một việc làm rất thiết thực và ý nghĩa. Nguyên nhân bởi:

Thứ nhất, nhà máy có sự góp vốn của các doanh nghiệp, điều này sẽ thúc đẩy mô hình kinh doanh là bạn chứ không là đối thủ. Điều này cũng bảo đảm doanh nghiệp có thể dễ tiếp cận khách hàng, thuyết phục các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử ở Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp FDI), thay thế một số linh kiện nhập ngoại trong các sản phẩm như tivi, điều hòa, máy giặt, đèn chiếu sáng, nhà thông minh…

Thứ hai, nhà máy có thể bắt đầu với những chip phục vụ khối chính phủ như chip thẻ căn cước, chip thẻ SIM … Điều này bảo đảm những đơn hàng đầu tiên đều đặn cho nhà máy, giảm thiểu rủi ro không có đơn đặt hàng để nhà máy vận hành.

Thứ ba, nhà máy đó sẽ là “cánh chim đầu đàn” dẫn dắt cả hệ sinh thái đi theo, đỡ đầu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, từ đó, tác động tích cực tới hệ sinh thái khởi nghiệp và kéo thêm được các đối tác khác đặt nhà máy tại Việt Nam.

“Gỡ rối” nhân lực, tiến bước vững vàng trên thị trường

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn của Việt Nam với mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên, 1.300 giảng viên được đào tạo chuyên sâu về bán dẫn. Theo quan điểm của ông, trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn ở Việt Nam hiện nay có những khó khăn như thế nào?

Khi nói về chip là nói về sản xuất hàng loạt số lượng vô cùng lớn. Một thiết kế khi đưa vào sản xuất sẽ tạo ra hàng trăm triệu chip. Do đó, chỉ một sai sót nhỏ trong thiết kế có thể sẽ làm hỏng cả chuỗi, ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.

Việt Nam đang thiếu vắng doanh nghiệp nội địa lớn để dẫn dắt. Điều này làm hạn chế tính chủ động về thị trường đầu ra cho đào tạo, đặt ra thách thức khá lớn cho công tác lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.

Chính vì lý do này, kỹ sư ngành này có tính bảo thủ rất cao, kỹ sư càng có nhiều kinh nghiệm thì lại càng có giá trị, dẫn tới việc các công ty thường ưu tiên tuyển dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm.

Do đó, điều khó nhất của đào tạo nhân lực ngành bán dẫn là không có cách gì có thể tạo ra hàng loạt kỹ sư có kinh nghiệm.

Hiện tại, Việt Nam đang thiếu vắng doanh nghiệp nội địa lớn để dẫn dắt, làm hạn chế tính chủ động về thị trường đầu ra cho đào tạo, đặt ra thách thức khá lớn cho công tác lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có hệ sinh thái bán dẫn hoàn chỉnh, tác động gián tiếp tới chất lượng đào tạo. Đây là thách thức không dễ giải quyết một sớm một chiều đối với các trường Đại học trong việc chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên.

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam: Cánh cửa mới đã mở, cùng tiến thẳng vào đường đua
Việt Nam chưa có hệ sinh thái bán dẫn hoàn chỉnh, tác động gián tiếp tới chất lượng của đào tạo. (Nguồn: VGP)

Cần làm gì để “gỡ rối” trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn để đạt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên, thưa ông?

Bản chất của con số 50.000 nhân lực chính là 50.000 việc làm, đây là bài toán đầu ra cho đào tạo nguồn nhân lực chứ không hẳn là vấn đề đào tạo.

Điều này liên quan đến chính sách làm sao tạo ra nhiều việc làm mới cho ngành bán dẫn. Các con chip sẽ ngày càng phức tạp kéo theo nhu cầu về nhân lực trong ngành này sẽ tiếp tục tăng ở quy mô toàn cầu. Cơ hội việc làm của nguồn nhân lực Việt Nam không nên chỉ giới hạn trong phạm vi địa lý của đất nước.

Đứng từ phía doanh nghiệp, chúng ta có thể tạm chia làm hai nhu cầu. Thứ nhất, nhu cầu tuyển kỹ sư có kinh nghiệm, cần người có thể làm việc ngay. Thứ hai, nhu cầu tuyển kỹ sư mới ra trường hàng năm cho chiến lược phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng hiểu, nếu không tuyển dụng sinh viên mới ra trường thì việc tuyển dụng kỹ sư có kinh nghiệm sẽ ngày càng khó khăn. Do vậy, tăng cường củng cố kiến thức nền tảng cho học sinh sinh viên sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trưởng thành của các “tân binh”, tác động tích cực tới tỷ lệ tuyển dụng sinh viên mới ra trường hàng năm của doanh nghiệp.

Về cơ bản, sách giáo khoa thì ở đâu cũng giống nhau. Điểm khác biệt là cách con người tương tác với sách giáo khoa như thế nào.

Trong quá trình trực tiếp nói chuyện và quan sát các bạn sinh viên, tôi nhận thấy, nếu một bạn sinh viên chịu khó làm bài tập thì khi trả lời phỏng vấn sẽ có nhiều nội dung và tự tin hơn so với bạn chỉ chăm chăm đọc để hiểu/nắm được nội dung phục vụ mục tiêu thi qua môn.

Với việc đào tạo ngành bán dẫn cũng vậy. Điều này sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ tuyển dụng sinh viên mới ra trường hàng năm của các công ty.

Thêm vào đó, việc bắt tay hợp tác một cách thực chất, cụ thể giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo các môn học định hướng vi mạch cũng là việc có thể làm được ngay.

Xu hướng dịch chuyển của các tập đoàn lớn trên thế giới đặt Việt Nam vào thời điểm “nghìn năm có một” trong ngành bán dẫn. Chính phủ đã “mở đường”, cộng đồng doanh nghiệp và người dân hãy cùng nhau tiến thẳng vào đường đua bán dẫn toàn cầu!

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://baoquocte.vn/nganh-cong-nghiep-ban-dan-viet-nam-canh-cua-moi-da-mo-cung-tien-thang-vao-duong-dua-294151.html

Cùng chủ đề

Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân bắt nhịp với xu hướng phát triển bền vững, kinh tế xanh như thế nào để có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội? ...

Vượt qua rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Đồng hành cùng sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, các nữ doanh nhân đang vượt qua nhiều rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. ...

Trao cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án lớn

Mạnh dạn giao doanh nghiệp tư nhân thực hiện dự án lớn của đất nước là một trong những giải pháp được PGS-TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, nhằm đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển đất nước. Mạnh dạn giao doanh nghiệp tư nhân thực hiện dự án lớn của đất nước là một trong những giải pháp được PGS-TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, nhằm đưa...

Ngân hàng UOB: Chính sách tiền tệ toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng từ ông Trump

Ngân hàng UOB (Singapore) cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ chỉ cắt giảm lãi suất một lần với mức 0,25% trong quý 2 năm nay. Nhận định về kinh tế Việt Nam, ông Lê Thành Hưng - giám đốc đầu...

Giao dịch hàng hóa sẽ bùng nổ, tạo nền tảng vững chắc cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Vào hai ngày 19 và 21/3/2025, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã tổ chức chương trình tập huấn đặc biệt tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện quy tụ gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý và có sự tham gia của đại diện ba Sở Giao dịch hàng hóa hàng đầu khu vực ASEAN. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho “cuộc chơi” chung

Việt Nam đang dần trở nên quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thậm chí, có thể nói, đã đến lúc thế giới cần Việt Nam. Nhưng điều quan trọng là, doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội và cùng tham gia “cuộc chơi” đó như thế nào?

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Du lịch tiếp tục là “ngôi sao” của kinh tế Trung Quốc, Đông Nam Á được ưa chuộng nhất

Không chỉ du lịch nội địa bùng nổ, du lịch nước ngoài cũng gia tăng ấn tượng trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, góp phần đưa ngành "công nghiệp không khói" trở thành "ngôi sao" của nền kinh tế Trung Quốc.

Sinh hoạt chuyên đề liên chi bộ về học tập phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh

Để học tập và làm theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, cán bộ ngoại giao trước tiên cần xây dựng quyết tâm, rèn luyện bền bỉ, giữ vững bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng, trau đồi kiến thức và năng lực để triển khai vận dụng trong thực tiễn đối ngoại.

Nếu Mỹ rời IMF và WB… sẽ là ‘món quà’ cho các nước khác?

Sau khi Tổng thống Donald Trump ký các sắc lệnh hành pháp chính thức rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người ta nói đến khả năng Washington tiếp tục rời khỏi nhiều tổ chức toàn cầu hơn, trong đó có Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB)…

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất