Trang chủChính trịNgoại giaoCăng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Rút khỏi ‘công xưởng thế giới’

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Rút khỏi ‘công xưởng thế giới’


Luật mới về chính sách đối ngoại cho phép Trung Quốc đáp trả các hành động của Mỹ một cách mạnh mẽ hơn. Sẽ có thêm nhiều căng thẳng trong cuộc chiến kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ban hành luật mới về đối ngoại: Cách Trung Quốc đáp trả Mỹ
Mối quan hệ Mỹ-Trung đã xuống dốc trong một thời gian, với việc Washington phàn nàn về các hoạt động thương mại và tiền tệ của Bắc Kinh. (Nguồn: Reuters)

Ngày 28/6 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua một đạo luật mới về cơ bản cho phép nước này đáp trả ngày càng nhiều lệnh trừng phạt do Mỹ và các đồng minh áp đặt. Đạo luật về chính sách đối ngoại mới cung cấp một khuôn khổ pháp lý để Trung Quốc có hành động chống lại các công ty và quốc gia mà nước này cho là đang trừng phạt họ. Luật mới có hiệu lực từ ngày 1/7.

Global Times, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông tin: “Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc đã thông qua Luật Quan hệ đối ngoại vào ngày 28/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng. Đây là luật quan hệ đối ngoại cơ bản và toàn diện đầu tiên nhằm khắc phục những kẽ hở trong chính sách đối ngoại.

Luật được ban hành trong bối cảnh có những thách thức mới trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là khi Trung Quốc thường xuyên phải đối mặt với sự can thiệp từ bên ngoài vào các vấn đề nội bộ với các biện pháp trừng phạt đơn phương từ phương Tây”.

Mỹ gia tăng trừng phạt

Không có gì bí mật khi mối quan hệ Mỹ-Trung đã xuống dốc trong một thời gian, với việc Washington phàn nàn về các hoạt động thương mại và tiền tệ của Bắc Kinh.

Chẳng hạn, Mỹ thường cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ – hành động giữ cho đồng NDT yếu đi – nhằm giành ưu thế trong thương mại. Thâm hụt thương mại với nền kinh tế số 1 châu Á là vấn đề then chốt mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Tương tự, Washington cũng lo ngại về việc Bắc Kinh đánh cắp bí mật công nghệ. Tháng 10/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một loạt lệnh cấm xuất khẩu sâu rộng. Theo đó, về cơ bản, các công ty Trung Quốc không thể mua vi mạch tiên tiến và thiết bị liên quan có xuất xứ từ Mỹ.

Việc Mỹ ngày càng xích lại gần Ấn Độ cũng được nhìn nhận theo cùng một khía cạnh rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hy vọng sử dụng quốc gia Nam Á làm đối trọng với sự trỗi dậy của quốc gia Đông Bắc Á.

Đại dịch Covid-19 đã chứng kiến nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ, ngày càng cố gắng đưa ra các chiến lược để giảm thiểu rủi ro khi can dự với Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này nói thì dễ hơn làm.

Trên thực tế, trong ba thập niên qua, Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới. Việc di chuyển các nhà máy ra khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là việc không dễ dàng vì không thể có sự thay thế ngay lập tức.

Rất ít quốc gia có thể tự hào về cơ sở hạ tầng con người và vật chất như Trung Quốc. Việc rời bỏ công xưởng thế giới, thậm chí do những lo ngại về địa chính trị và chính sách đối ngoại, sẽ không phải là không có chi phí.

Phản ứng của Trung Quốc

Không có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh đã nhiều lần chỉ trích các lệnh cấm và hạn chế của Washington, đồng thời bác bỏ các cáo buộc về hoạt động gián điệp của các công ty và hành vi bị cho là thao túng tiền tệ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tranh luận về một trật tự kinh tế toàn cầu cởi mở hơn.

Thái độ và hành động của Bắc Kinh ngày càng trở nên quyết đoán, đặc biệt kể từ khi cuộc đối đầu kinh tế với Washington cũng lan sang các vấn đề liên quan vùng lãnh thổ như Hong Kong và Đài Loan của Trung Quốc.

Chẳng hạn, vào ngày 27/6, trong khi phát biểu tại Hội nghị thường niên lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Thiên Tân – còn được gọi là Davos mùa Hè – Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã cảnh báo các cường quốc phương Tây rằng, nỗ lực “giảm thiểu rủi ro” từ nước này có thể dẫn đến sự phân mảnh của chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông nói, các chính phủ không nên “vượt quá giới hạn của mình” để tác động các công ty rời khỏi Trung Quốc.

Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh: “Chúng ta nên phản đối việc chính trị hóa các vấn đề kinh tế và cùng nhau hợp tác để giữ cho chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu ổn định, thông suốt và an toàn nhằm mang lại thành quả của toàn cầu hóa cho các quốc gia và nhóm người khác nhau theo cách công bằng hơn”.

Theo People’s Daily, luật mới ngụ ý rằng: “Trung Quốc có quyền thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết theo luật pháp đối với các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ quốc tế và gây nguy hiểm cho chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ xây dựng các luật, quy định hành chính, thiết lập các hệ thống và cơ chế làm việc tương ứng, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận, thiết lập và thực hiện các biện pháp đối phó và hạn chế có liên quan”.

Trả lời Global Times, Giáo sư Viện Luật pháp quốc tế của Đại học Vũ Hán Huang Huikang cho biết: “Lần đầu tiên luật nêu rõ mục đích, điều kiện và định hướng chính sách của việc áp dụng luật pháp Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại, đồng thời quy định các nguyên tắc đối với các biện pháp chống lại và hạn chế đối với quốc gia, cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài”.

Bắc Kinh cũng đã và đang thực hiện các hành động như cấm các công ty nội địa mua sản phẩm của Micron Technology Inc, một nhà sản xuất chip của Mỹ.

Trung Quốc hy vọng sẽ vượt lên trên Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, một siêu cường công nghệ. Đồng thời, Bắc Kinh không thể từ bỏ quyền kiểm soát hiện có của mình với tư cách là trung tâm đầu não của sản xuất toàn cầu.

Đạo luật mới được kỳ vọng sẽ cho phép Trung Quốc đáp trả các hành động của Mỹ mạnh mẽ hơn nữa.





Nguồn

Cùng chủ đề

Kỷ nguyên Trump 2.0 và những tác động đến trật tự thế giới mới

(NB&CL) Trật tự địa chính trị toàn cầu đang trải qua những thay đổi sâu sắc với sự trỗi dậy của các tập hợp lực lượng mới, có khả năng dịch chuyển cán cân quyền lực. Trong bối cảnh đó, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng...

Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN). Chiều 14/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi tiếp thân mật Thủ tướng Liên bang Nga...

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm, trên nhiều lĩnh vực. Ẩn sau bề nổi đa chiều đó là gì?

Đối ngoại quốc phòng Việt Nam, phát huy truyền thống, vững bước hướng tới tương lai

Đối ngoại quốc phòng là bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong tổng thể đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân.

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ...

Từ ngày 4-5/12, ông Trần Đình Vũ Hải, Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã dự Lễ khai mạc Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ 27 và các hoạt động bên lề liên quan tại Đặc khu kinh tế tỉnh Hải Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

UAV của Ukraine tấn công các cơ sở dầu khí lớn ở Nga, Moscow chỉ ra những thứ mà phương Tây hỗ trợ Kiev

Ngày 3/2, hàng chục máy bay không người lái của Ukraine tấn công các cơ sở năng lượng ở miền Nam nước Nga, gây hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu lớn và một nhà máy xử lý khí đốt, đồng thời làm gián đoạn nhiều chuyến bay từ khu vực Volga đến dãy núi Caucasus.

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Phương án tuyển sinh năm 2025 của các trường đại học hot thế nào?

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học top đầu ở phía Bắc đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025, trong đó có không ít điểm mới.

Các yếu tố rủi ro, cách phòng và nhận biết cúm chuyển thành viêm phổi

Tránh hút thuốc, vệ sinh và rửa tay thường xuyên, ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn... giúp ngăn ngừa biến chứng viêm phổi do cúm.

Bài đọc nhiều

Thị trường chứng khoán Mỹ lộ dấu hiệu tích cực nhờ báo cáo doanh nghiệp lạc quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm khi kết phiên giao dịch 30/1, trong bối cảnh các nhà đầu tư hy vọng vào hàng loạt báo cáo doanh nghiệp tích cực.

75 năm quan hệ Việt Nam – Nga: Vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố

Vị thế của Việt Nam đã tăng lên trong quan hệ với Liên bang Nga, không chỉ là đối tác chính trị truyền thống bền vững, mà còn là cầu nối Nga với Đông Nam Á và ASEAN. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nga V. Titov đồng chủ trì Đối...

Ông Trump tuyên bố không nhượng bộ khi áp thuế với hàng hóa từ Canada, Trung Quốc và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc

Giáo sư Australia chỉ ra cơ hội phát triển từ chủ trương tinh gọn bộ máy ở Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đặc biệt, ông bày tỏ ấn tượng về sự lãnh đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Việt Nam cất cánh là một ước mơ táo bạo, mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân

GS-TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) kỳ vọng về những biến chuyển chưa từng có của đất nước trong những ngày này, sau lời hiệu triệu về kỷ nguyên vươn mình của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Cùng chuyên mục

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Tổng thống Trump chính thức áp thuế với ba đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp áp dụng mức thuế quan toàn diện lên ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Việc tăng thuế quan ở mức cao là một chiến lược mạo hiểm, một chiến lược mà ngay cả ông Trump cũng chưa từng thử trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Giá cà phê trong nước tăng gần 4.000 đồng/kg, có nên lo ngại về nguồn cung năm 2025?

Những lo ngại về nguồn cung cà phê toàn cầu càng đẩy giá mạnh bởi việc mua vào từ các quỹ trong bối cảnh mặt bằng giá cà phê tiếp tục căng thẳng.

Giá vàng miếng SJC “thắng lớn” ngày vía Thần Tài, vàng thế giới cao kỷ lục khi mối đe dọa thành hiện thực

Giá vàng hôm nay 3/2/2025: Giá vàng miếng SJC và giá vàng nhẫn tròn trong nước đều tăng vọt sau một năm người mua giữ vàng ngày vía Thần Tài. Giá vàng thế giới "bám chặt" đỉnh 2.800 USD và có vẻ không dừng ở mức cao này.

Mới nhất

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025 công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ...

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau dịp nghỉ Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân cán bộ, công chức, viên chức, người...

ĐSVN tổ chức lễ ra quân đầu năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng

Trong không khí vui tươi của dịp Xuân mới Ất Tỵ - 2025, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt đầu năm và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025).Tham dự lễ ra quân có Lãnh đạo Tổng công ty, cán bộ nhân viên cơ...

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

Kinhtedothi - Chiều 3/2, Thành ủy Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm gửi lẵng...

Mới nhất