Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngCần ưu tiên chính sách kích cung, “điểm đúng huyệt” để tăng...

Cần ưu tiên chính sách kích cung, “điểm đúng huyệt” để tăng tốc nền kinh tế


Cần ưu tiên chính sách kích cung, “điểm đúng huyệt” để tăng tốc nền kinh tế

Trong khi nới lỏng tiền tệ đã hoàn thành sứ mệnh, chính sách kích cung hỗ trợ doanh nghiệp cần phải được ưu tiên. Đây là nhận định của ông Nguyễn Đức Hùng Linh – người sáng lập kiêm Giám đốc tư vấn Think Future Consultancy trong báo cáo mới đây.

Tăng trưởng 2024-2025: Khả quan nhờ xuất khẩu

Theo số liệu do Tổng cục Hải Quan vừa công bố, tổng giá trị xuất khẩu đến giữa tháng 6/2024 đạt 172,8 triệu USD, tăng 15,19% so với cùng kỳ. Trước đó, xuất khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 15,2%. Xét theo từng vùng lãnh thổ, riêng xuất khẩu sang Mỹ tăng 22,3%, trong khi cùng kỳ năm 2023 giảm 11,7%. Xuất khẩu sang EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đều quay lại tăng trưởng tốt, lần lượt đạt 16,1%, 10,9% và 3,2%. Nhập khẩu ghi nhận mức tăng trưởng nhanh hơn so với xuất khẩu trong tháng 5 nhưng cũng được đánh giá là tín hiệu tích cực cho mùa cao điểm xuất khẩu sắp tới. 

Nhận định trong báo cáo Tiêu điểm tăng trưởng kinh tế tháng 6/2024, ông Nguyễn Đức Hùng Linh – người sáng lập kiêm Giám đốc tư vấn Think Future Consultancy nhận định xuất khẩu của Việt Nam là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đồng thời, cũng đang phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của các nền kinh tế phát triển. Mỹ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đang chiếm tới 53% giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Chính sự sụt giảm xuất khẩu sang các thị trường này đã khiến tổng xuất khẩu giảm và làm chậm tăng trưởng kinh tế năm 2023. Bước sang năm 2024, các nền kinh tế phát triển đang lấy lại đà tăng trưởng tích cực, dự báo tăng trưởng đạt 1,7% trong năm 2024 và 1,8% vào năm 2025 (so với mức 1,6% của năm 2023). Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự đoán thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tăng lần lượt 2,6% và 3,3% trong các năm 2024 và 2025, sau khi giảm 1,2% vào năm 2023.

“Nói thêm về thị trường Mỹ, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm hơn ¼ tổng giá trị xuất khẩu của nước ta. Trong các năm 2021 và 2022, các nhà nhập khẩu của Mỹ đã tăng nhanh nhập khẩu hàng hóa để bù đắp cho quãng thời gian gián đoạn bởi Covid-19. Sang năm 2023, khi mối lo đại dịch qua đi, các nhà nhập khẩu nhận thấy không cần thiết phải tích trữ quá nhiều hàng hóa nên đã chủ động giảm nhập khẩu để giải phóng hàng tồn kho. Đây là nguyên nhân khiến nhập khẩu hàng hóa của Mỹ trong năm 2023 giảm 160,5 tỷ USD (-5,1%). Trong đó, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng như may mặc, giày dép, điện thoại và đồ dùng gia đình – các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam – giảm 80,6 tỷ USD (-9,6%). Sang năm 2024, xu hướng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ đã tích cực hơn với mức tăng +1,7% trong 4 tháng đầu năm. Điều này lý giải vì sao hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giảm trong năm 2023 và tăng trở lại trong những tháng đầu năm 2024”.

Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, dự báo tăng trưởng kinh tế và thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2024 và 2025 sẽ tích cực hơn, nhờ đó kéo theo nhu cầu với hàng hóa Việt Nam.

Nhờ vào xuất khẩu khả quan, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I/2024 đã tăng lên 5,66%, so với mức tăng 3,32% của quý I/2023. Số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp trong quý 1/2024 cũng giảm xuống còn 168 nghìn lượt, mức thấp nhất trong 10 quý, cho thấy sự cải thiện ở khu vực việc làm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với dự báo kinh tế của các thị trường phát triển tiếp tục xu hướng tích cực và nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng của Mỹ đang tăng trở lại, chuyên gia từ Think Future Consultancy cho rằng có thể tin tưởng rằng xuất khẩu của Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt như những tháng đầu năm. Xuất khẩu của năm 2025 cũng được kỳ vọng sẽ khả quan do các nền kinh tế phát triển dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao (2024: 1,7% và 2025: 1,8%).

“Với xu hướng này, chúng ta có thể tự tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ có diện mạo khởi sắc hơn trong cả hai năm 2024 và 2025”, ông Linh cũng nhấn mạnh.

Sứ mệnh chính sách nới lỏng tiền tệ đã hoàn thành

Kể từ khi đại dịch nổ ra, Việt Nam đã hướng mọi biện pháp thúc đẩy tăng trưởng vào chính sách tài khóa và tiền tệ. Thực tế, theo chuyên gia từ Think Future Consultancy, sau khi nới lỏng một thời gian dài, cả chính sách tài khóa và tiền tệ đều đã bị kéo căng hết mức.

Về phía tài khóa là giảm thuế GTGT và tăng đầu tư công. Ngân sách cho đầu tư cơ bản năm 2024 đã không thể tăng thêm, dừng lại ở xấp xỉ 700 nghìn tỷ. Về phía tiền tệ, lãi suất đã giảm xuống mức “thấp nhất 20 năm”, không thể giảm thêm.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 không nhờ sự nới lỏng tài khóa hay tiền tệ này mà khả quan hơn.

“Một lý do đơn giản là thương mại toàn cầu và xuất khẩu rất ít liên quan đến lãi suất VND. Doanh nghiệp FDI, nhóm chiếm tới ¾ giá trị xuất khẩu, hoàn toàn có thể vay bằng USD với lãi suất thấp theo những quan hệ sẵn có với ngân hàng nước ngoài. Trong khi đó, giảm sâu lãi suất VND đang gây sức ép lên các cân đối vĩ mô quan trọng, rõ rệt nhất là tỷ giá và bong bóng tài sản.

Cụ thể, với tỷ giá, kể từ đầu năm, đồng VND đã mất giá xấp xỉ 5% so với USD. Kể từ năm 2022, tỷ giá liên tục chịu sức ép do lãi suất đồng VND giảm trong khi đồng USD lại tăng. Với bong bóng tài sản, trong giai đoạn Covid 2021-2022, một đợt sóng tăng giá chứng khoán và sau đó là bất động sản đã diễn ra trên diện rộng. Bong bóng này xì hơi vào cuối 2022 khi lãi suất điều hành tăng vào tháng 9 và 10/2022. Trong hai tháng đó, NHNN tăng lãi suất điều hành hai lần mỗi lần 1% để bảo vệ tỷ giá. Vậy nhưng khi lãi suất được giảm trở lại vào đầu 2023, một đợt tăng giá bất động sản khác lại nổ ra. Ngoài bất động sản, giá vàng cũng nổi sóng. Chênh lệch giá vàng SJC trong nước và giá vàng thế giới bắt đầu nới rộng donngười dân đã chuyển hướng sang đầu tư và thậm chí đầu cơ vàng.

Theo ông Linh, năm 2024 đã xuất hiện tình huống “trăm dâu đổ đầu tằm” khi NHNN cùng lúc phải ổn định tỷ giá và “bình ổn” giá vàng trong một không gian chính sách rất eo hẹp.

Trong khi tăng trưởng của 2024 và 2025 chắc chắn sẽ khả quan nhờ xuất khẩu, không phải nhờ nới lỏng tiền tệ. Ông Linh cho rằng có thể coi việc nới lỏng tiền tệ đến thời điểm này là đã hoàn thành sứ mệnh.

Cần lưu ý rằng lãi suất cho vay, yếu tố quyết định đến hỗ trợ tăng trưởng lại không nhất thiết phải tăng theo lãi suất huy động. Nhìn lại thời gian đại dịch, các NHTM đã giảm lãi suất cho vay chậm hơn lãi suất huy động và nhờ đó lợi nhuận của ngành ngân hàng đã tăng mạnh. Do đó, theo ông Linh, thời điểm này sẽ là lúc các NHTM cần chia sẻ thực chất hơn với doanh nghiệp bằng cách tăng lãi suất cho vay chậm hơn. Thực tê,s Chính phủ trong tháng 5 cũng đã ra chỉ thị là phải tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm 1-2% trong năm 2024.

Do đó, chính sách tiền tệ và định hướng lãi suất trong năm 2024 cần phải rất linh hoạt theo hướng tăng dần lãi suất huy động VND để hỗ trợ ổn định tỷ giá, giảm bớt đầu cơ hình thành bong bóng tài sản trong khi cố gắng giữ, giảm hoặc tăng chậm lãi suất cho vay. Đây là cách mà ông Linh cho rằng Việt Nam chắc chắn sẽ có được cả tăng trưởng và ổn định vĩ mô năm 2024 và 2025.

Cần ưu tiên chính sách kích cung

Nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất về lý thuyết có thể mang lại tăng trưởng. Tuy nhiên, ông Linh cho rằng việc đặt gánh nặng lên chính sách tiền tệ cần phải xem xét lại.

Nguyên nhân bởi xét trong bối cảnh Việt Nam, tác động tới tăng trưởng từ giảm lãi suất thực sự đang có khoảng cách. Dù lãi suất đã xuống rất thấp, tín dụng và đầu tư của khối tư nhân vẫn tăng rất chậm. Chính sách kích cung, tức hỗ trợ doanh nghiệp, do đó cần phải được ưu tiên.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, các chính sách điều hành cần hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, bảo hộ có chọn lọc và chia sẻ nguồn tài nguyên từ phía doanh nghiệp nhà nước sang khối tư nhân. Có như vậy, khối doanh nghiệp tư nhân mới có thể đẩy nhanh tốc độ tích lũy vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về phía doanh nghiêp nhà nước, chúng ta cần đặt ra các chỉ tiêu KPI rõ ràng và trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp. Việc thay đổi lãnh đạo ở một số tập đoàn nhà nước lớn gần đây đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây sẽ là bài học quan trọng để tiếp tục nâng cao hiệu quả của khối doanh nghiệp nhà nước, nơi sẽ vẫn tiếp tục nắm những nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia.

“Một cách nhìn đúng về các động lực tăng trưởng sẽ giúp chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam “điểm đúng huyệt”, giúp tăng tốc nền kinh tế trong khi vẫn đảm bảo ổn định vĩ mô, thành tố quan trọng hàng đầu để có tăng trưởng bền vững. Thay đổi cách nhìn về động lực tăng trưởng”, Giám đốc tư vấn Think Future Consultancy nhấn mạnh về việc cần thiết phải thay đổi cách nhìn về động lực tăng trưởng.





Nguồn: https://baodautu.vn/can-uu-tien-chinh-sach-kich-cung-diem-dung-huyet-de-tang-toc-nen-kinh-te-d218242.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp Việt đừng ngại vào thị trường châu Mỹ

Thị trường châu Mỹ đã trở nên dễ thâm nhập hơn kể từ khi có Hiệp định CPTPP, song khoảng cách địa lý và rào cản ngôn ngữ khiến đa phần doanh nghiệp Việt vẫn e ngại tiếp cận thị trường này. Đã qua thời khó nhưng nỗi lo vẫn còn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019 đã thúc đẩy thương mại...

Nguồn lực mới cho nền kinh tế 2025

(PLVN) - Vượt qua những dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, năm 2024, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Chỉ dấu quan trọng về sức mạnh nội sinh Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 7,09%; quy mô...

Phó Thống đốc Ngân hàng nói về dự án được ‘rót’ tiền năm nay

TPO - Trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2025, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, chú trọng đầu tư tín dụng vào các dự án, công trình trọng điểm. TPO - Trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2025, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất...

Giảm tiền thuê đất tạo nguồn lực đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng

Nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo: "Chúng ta phải "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021-2025, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026-2030". Nhiều giải pháp đã được Chính phủ triển khai ngay từ đầu năm...

Chuyển hóa di sản văn hóa thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) - Trong những năm qua, di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiến tạo hệ sinh thái y tế mới, khai mở thị trường tỷ USD

Trong bối cảnh mô hình bệnh tật tại Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao, GS-BS. Nguyễn Thu Anh, Viện trưởng Viện Đại học Sydney Việt Nam cho rằng, TP.HCM cần tập trung vào 3 trụ cột để tái định hình hệ sinh thái mới cho ngành y tế, bao gồm phát triển và ứng dụng công nghệ trong y tế, đẩy mạnh công nghệ sinh học, sản xuất và xuất khẩu thực phẩm chức năng. Trong bối cảnh...

Người mắc các bệnh chuyển hóa cần chú ý điều gì trong dịp Tết?

Đối với những người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, Tết có thể là thời điểm thử thách nếu không biết cách kiểm soát chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Người mắc các bệnh chuyển hóa cần chú ý điều gì trong dịp Tết?Đối với những người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, Tết có thể là...

Giải pháp kiểm soát cân nặng hiệu quả trong dịp Tết

Tết Nguyên Đán với lịch sinh hoạt thất thường là thời gian dễ khiến chúng ta mất kiểm soát trong chế độ ăn uống, dẫn đến tình trạng tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tết Nguyên Đán với lịch sinh hoạt thất thường là thời gian dễ khiến chúng ta mất kiểm soát trong chế độ ăn uống, dẫn đến tình trạng tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe. ...

Cố đô Huế bước vào vận hội mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của cả nước. Sự kiện trọng đại này mở ra một chương mới cho phát triển của mảnh đất cố đô. Từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của cả nước. Sự kiện trọng đại này mở ra một chương mới...

TP.HCM duyệt quy hoạch 1/500 Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ rộng 2.870 được quy hoạch thành khu du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng, khách sạn và tòa tháp cao 108 tầng mang tính biểu tượng. Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ rộng 2.870 được quy hoạch thành khu du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng, khách sạn và tòa tháp cao...

Bài đọc nhiều

Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 sẵn sàng hoà lưới điện lần đầu vào ngày 1/2/2025

Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 đã hoàn thành việc kiểm tra vận hành không tải ở tốc độ 3.000 vòng/phút trong ngày 29/1/2025 (tức mùng 1 Tết), sẵn sàng hòa lưới điện lần đầu vào ngày 1/2/2025. Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 sẵn sàng hoà lưới điện lần đầu vào ngày 1/2/2025Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 đã hoàn thành việc kiểm tra vận hành không tải ở tốc độ 3.000 vòng/phút trong ngày 29/1/2025 (tức mùng...

TP.HCM định vị xung lực bứt phá

Với những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật trong năm 2024, có thể khẳng định, TP.HCM đã vững vàng vượt qua khó khăn, tạo nền tảng quan trọng cho những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ về thời cơ để TP.HCM cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Với những thành tựu kinh tế...

Thu hút đầu tư vào Vườn quốc gia Phong Nha

Với nhiều giá trị phong phú và đặc sắc, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Đây cũng là điểm đến hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… Với nhiều giá trị phong phú và đặc sắc, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hấp dẫn của...

Mẹo dọn nhà đón khách dịp cuối năm và lễ tết

(Dân trí) - Chỉ một vài thay đổi nhỏ, căn nhà bạn sẽ trở nên ấm cúng và thoải mái để sẵn sàng đón khách đến chơi. Mùa lễ hội đang đến gần và cũng là dịp gia đình bạn quây quần đoàn tụ. Làm thế nào để căn nhà thân thuộc trở nên ấm cúng để đón người thân, bạn bè tới chơi? Sau đây là một số bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn thay đổi...

4 đại gia địa ốc tuổi Tỵ có nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán

(Dân trí) - Nhà sáng lập Tập đoàn Hà Đô sinh năm 1953, tuổi Quý Tỵ. Còn CEO Vincom Retail, Lideco lại được giới thiệu sinh năm 1977, tuổi Đinh Tỵ. Cựu chủ tịch Tập đoàn Hà ĐôTheo thông tin giới thiệu, ông Tuân có trình độ chuyên môn là thạc sĩ kinh tế. Ông từng là chuyên viên kế toán và sau đó là kế toán trưởng tại các công ty thuộc họ Sông Đà như Ban điều hành...

Cùng chuyên mục

Khu nghỉ dưỡng 4 tỷ USD có diễn biến mới: Thay chủ tịch và tổng giám đốc

(Dân trí) - Ông Benny Chong, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn VMS, được bổ nhiệm làm Chủ tịch Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An; ông Alan Teo sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc điều hành. Tập đoàn VMS - chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng có vốn đầu tư 4 tỷ USD Nam Hội An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - mới đây phát thông cáo về việc thay đổi...

Cố đô Huế bước vào vận hội mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của cả nước. Sự kiện trọng đại này mở ra một chương mới cho phát triển của mảnh đất cố đô. Từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của cả nước. Sự kiện trọng đại này mở ra một chương mới...

Tiềm năng đầu tư tại huyện Ân Thi, Hưng Yên

(Dân trí) - Sự phát triển lĩnh vực công nghiệp thu hút chuyên gia, kỹ sư và công nhân về làm việc tại huyện Ân Thi, Hưng Yên, tạo nhu cầu cao nhà ở và dịch vụ, mở ra tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản. Triển vọng phát triển công nghiệp tại Ân ThiHuyện Ân Thi (Hưng Yên), nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng và thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với...

Đẩy nhanh tiến độ GPMB, phục vụ thi công dự án đường Vành đai 2,5

Tuyến đường huyết mạch của Thủ đô Thời gian qua, quận Thanh Xuân đã tập trung đầu tư các trục đường, tuyến phố trọng điểm, huyết mạch trên địa bàn. Với định hướng “giao thông đi trước, mở đường”, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, quận tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông gắn với chỉnh trang đô thị, khắc phục ùn tắc giao thông với nhiều dự án;...

Những dự án bất động sản tại Hà Nội dự kiến được mở bán trong năm nay

(Dân trí) - Dự báo trong năm nay, Hà Nội sẽ có 10 dự án được mở bán, đóng góp nguồn cung gần 13.600 căn hộ. Báo cáo thị trường căn hộ Hà Nội năm 2024 của một đơn vị vừa được công bố mới đây cho thấy, tính đến quý IV/2024, với sự ra mắt của nhiều dự án cao cấp, giá bán sơ cấp tại khu vực Hà Nội đã ghi nhận mức tăng khoảng 5% so với...

Mới nhất

Trồng san hô dưới đáy biển: Những ‘thợ vườn’ của đại dương

Nhiều rạn san hô tại vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) bị ảnh hưởng bởi tác động của tự nhiên và con người, bằng sự trăn trở, tình yêu thiên nhiên, nhiều bạn trẻ đã bắt tay vào việc tái tạo, phục hồi san hô. ...

Phát hiện lợi ích bất ngờ của gãi ngứa

Nghiên cứu mới phát hiện việc gãi ngứa kích hoạt phản ứng miễn dịch, giúp bảo vệ da khỏi các nhiễm trùng có hại. Điều này mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân ngứa mạn tính. ...

Đài Loan cảnh giác với ứng dụng DeepSeek

Đài Loan vừa cấm những người làm việc trong khu vực công và trong các cơ sở hạ tầng quan trọng sử dụng DeepSeek của Trung Quốc, cho rằng ứng dụng này có thể gây nguy hiểm cho an ninh hòn đảo. ...

Chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á

Mùng 4 Tết, du khách đã đến chùa Minh Đức (nằm trên núi Thiên Mã, Quảng Ngãi). Nơi đây có tượng Phật Quan Âm cao 125 m, được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay. ...

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra tại sân bay Long Thành

Trưa 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đến công trường sân bay Long Thành chúc Tết, động viên công nhân và các nhà thầu đang thi công. Đây là lần thứ 6 Thủ tướng Phạm Minh Chính tới công trường sân bay Long Thành trong 3 năm qua. ...

Mới nhất