Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamCẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao

Chiều muộn 4/11, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 20 để thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Theo dự kiến, chiều tối 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, trước khi trình Quốc hội vào ngày 13/11 tới.

Phấn đấu hoàn thành trong năm 2035

Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, điểm đầu tuyến tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm) với tổng chiều dài khoảng 1.541 km. Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố. Quy mô đầu tư mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h; xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy báo cáo làm rõ một số vấn đề các đại biểu nêu tại phiên họp toàn thể lần thứ 20 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội để thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Trong quá trình vận hành khai thác, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định đầu tư bổ sung một số vị trí nhà ga tại các khu đô thị có nhu cầu vận tải lớn.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất khoảng 10.827ha. Hình thức đầu tư là đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 1.713.548 tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD). Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn, vốn góp của các địa phương, vốn huy động có chi phí thấp và ít ràng buộc. Trong quá trình xây dựng và vận hành, sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga; đầu tư thêm phương tiện khi có nhu cầu.

Về tiến độ thực hiện, Thứ trưởng Huy cho biết sẽ lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025-2026; khởi công cuối năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035. Chính phủ cũng đề xuất dự án được áp dụng một số cơ chế, chính sách và giải pháp đặc thù áp dụng để triển khai.

Bố trí 23 ga hành khách là hợp lý

Nêu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Trần Văn Tiến, Ủy viên Ủy ban Kinh tế đồng tình với việc bố trí 23 ga hành khách và mỗi ga cách nhau 70km là phù hợp. Tuy nhiên, theo ông Tiến, cần nêu rõ 5 ga hàng sẽ nằm ở vị trí nào. Ngoài ra, khi bổ sung nhà ga tại các khu vực có nhu cầu vận tải lớn, cần chỉ rõ kinh phí do Chính phủ hay địa phương bỏ ra.

“Về áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, trong giai đoạn này, chúng ta chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao, vậy trong tờ trình cần làm rõ sử dụng công nghệ nào”, đại biểu Tiến góp ý và cho rằng, nên làm rõ thêm về hiệu quả tài chính.

Quan tâm đến nguồn nhân lực, đại biểu Nguyễn Trúc Anh, thành viên Ủy ban Kinh tế cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng: “Tôi đề nghị nên chia từng bước: Đào tạo nhân lực, sau đó xây dựng trung tâm nghiên cứu chuyển giao để làm chủ công nghệ, tăng tỉ lệ nội địa hóa; sản xuất, bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì. Như Trung Quốc họ đã gửi đào tạo 50.000 kỹ sư trong 10 năm, chuẩn bị hàng triệu linh kiện và tỉ lệ nội địa hóa rất cao”, ông Trúc Anh nêu ý kiến.

Nên dự báo cả rủi ro để quản trị

Đánh giá cao tinh thần khẩn trương của Bộ GTVT trong suốt thời gian qua, đại biểu Trần Văn Khải, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhìn nhận, đây là dự án đặc biệt lớn, lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam, với yêu cầu tiềm lực, công nghệ tiên tiến.

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu kết luận phiên họp.

Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục phân tích đánh giá chi tiết, kỹ lưỡng hơn để đảm bảo khả thi. “Đây là dự án đầu tư công nên về nguyên tắc phải chỉ ra được rủi ro của dự án. Việc chỉ ra rủi ro không phải bàn lùi mà là tính toán cách thức để quản trị rủi ro về tài chính, tổ chức thực hiện, quy hoạch”, ông Khải nói.

Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh góp ý thêm một số vấn đề. Về tốc độ, ông Thanh cho biết, các đại biểu đều thống nhất 350km/h vì nếu thấp hơn sẽ không phù hợp với xu hướng thế giới.

Về công năng, điều cần bàn là có kết hợp cả khách và hàng hay không vì nếu kết hợp 2 phương thức sẽ làm tăng tổng mức đầu tư. Theo ý kiến cá nhân, ông Thanh cho rằng nên tách chở khách, còn chở hàng thì dùng đường thủy, đường sắt hiện hữu, qua đó phương án tài chính sẽ hiệu quả hơn.

Với việc một số địa phương đề nghị bổ sung thêm ga tàu, cơ quan soạn thảo nên cân nhắc để đảm bảo cứ 50-70km có 1 ga.

Về hồ sơ trình, đại biểu cho biết Ủy ban đã nghiên cứu ngày đêm và nhận thấy về cơ bản là đủ. Tuy nhiên, theo ông, hồ sơ dự án trình Quốc hội còn thiếu thành phần hồ sơ đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác.

Theo tờ trình của Chính phủ ngày 19/10, tổng diện tích GPMB của dự án là 10.827ha, trong đó có 242,9ha rừng đặc dụng, 652ha rừng phòng hộ, 1.671ha rừng sản xuất. Với diện tích như vậy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thuộc thẩm quyền của Quốc hội, do đó cần có hồ sơ để Quốc hội nghiên cứu.

Về quy hoạch liên quan, Chính phủ khẳng định phù hợp với chủ trương của Đảng, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch mạng lưới đường sắt, dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát bổ sung làm rõ việc bố trí quỹ đất để thực hiện dự án theo quy hoạch vùng, tỉnh của các tỉnh/thành phố Trung ương nơi có đường sắt đi qua làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Về lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, đại biểu cơ bản nhất trí lựa chọn công nghệ đường sắt chạy trên ray. Song, cần bổ sung phân tích khả năng thích ứng khi bảo dưỡng, bảo đảm phù hợp về địa lý, khí hậu, tránh phụ thuộc quá mức vào nước ngoài.

Chú trọng khâu giải phóng mặt bằng

Đồng tình phương án thiết kế tốc độ 350km/h, đại biểu Nguyễn Văn Thân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế cho rằng, dự án sử dụng vốn đầu tư công nên không nên tính toán đến việc bao giờ có lãi.

Điểm cần lưu ý theo ông Thân là khâu giải phóng mặt bằng và thực hiện: “Chúng ta phải tách bạch 2 việc này, không thể vừa làm vừa giải phóng mặt bằng. Về nguồn lực, có nhiều nguồn. Nguồn thứ nhất là Chính phủ phát hành trái phiếu. Nguồn thứ 2 là ngân hàng tài trợ, nếu Chính phủ bảo lãnh, các ngân hàng sẽ cho vay ngay”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: “Trong quá trình xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tỉnh Nghệ An đã tham gia đầy đủ ý kiến, chúng tôi thống nhất rất cao báo cáo chủ trương đầu tư mà Chính phủ trình Quốc hội”.

Theo ông Trung, đây là chủ trương được Quốc hội phê duyệt, nếu chi tiết quá, sau này thay đổi sẽ rất khó thực hiện. “Ví dụ, về sử dụng đất rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng, sau này điều chỉnh rất phức tạp”, ông Trung nói và khẳng định địa phương sẽ thực hiện nghiêm túc việc giải phóng mặt bằng.

Nghiên cứu cẩn trọng, cầu thị tiếp thu

Phát biểu làm rõ thêm các ý kiến góp ý của đại biểu, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, đây là dự án rất lớn, hồ sơ của dự án đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chia làm nhiều nhóm vấn đề. Cùng đó là 163 ý kiến của các Ủy viên Trung ương tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua.

“Chính vì thế, Bộ GTVT rất cầu thị. Chúng tôi tiếp thu tối đa các ý kiến, đây là những ý kiến rất tâm huyết, có những vấn đề chúng tôi chưa lường hết”, Thứ trưởng chia sẻ và cho biết, phát triển công nghiệp đường sắt tốc độ cao đòi hỏi nghiên cứu rất cẩn trọng, chuyển giao công nghệ cũng vậy.

Ông dẫn chứng việc để sản xuất một đoàn tàu tốc độ cao lắp ráp tại Trung Quốc thì chi phí gấp 1,8 lần mua. Ngoài mua công nghệ, mỗi năm Trung Quốc còn bỏ ra 2 tỷ USD (liên tục 10 năm) để phát triển công nghiệp đường sắt. Các chuyên gia quốc tế cho rằng, thị phần phải trên 10.000km thì làm chủ công nghệ mới đảm bảo hiệu quả

“Tuy nhiên, trong xây dựng thì tiến tới chúng ta phải làm chủ toàn bộ. Đã có đề án phân công nhiệm vụ, Bộ Công thương làm gì, Bộ Xây dựng làm gì… Trong đề án đã đề cập đến kinh phí đào tạo nhân lực để làm chủ. Bên cạnh đó, việc chuyển giao máy móc, thiết bị thế nào cho hiệu quả cũng đã được tính toán kỹ lưỡng để tránh lãng phí.

Hiện nay, chỉ có 4 nước xây dựng bộ tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao, các quốc gia còn lại đều vận dụng các tiêu chuẩn trên thế giới. Hiện, Bộ GTVT không định hướng công nghệ nào cả, điều này để tránh chúng ta bị phụ thuộc. Chúng tôi tham khảo một số tiêu chuẩn tiên tiến như tiêu chuẩn châu Âu, vì có tính mở”, Thứ trưởng Huy nói.

Theo Thứ trưởng, đối với đội ngũ tư vấn sẽ huy động từ nước ngoài, còn với những dịch vụ, hàng hóa mà Việt Nam làm chủ được thì phải sử dụng.

Cần cơ chế đặc thù huy động nguồn lực

Nêu ý kiến về việc huy động nguồn vốn, ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, dự án sẽ không chỉ có đầu tư công mà huy động từ các nguồn khác.

Theo ông, nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn, đặc biệt là hạ tầng chiến lược, đòi hỏi nguồn lực tập trung, đồng thời phải hiệu quả. Chính vì vậy, việc có những ý kiến băn khoăn về nguồn vốn đầu tư cũng dễ hiểu.

Vì vậy, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội cho 3 cơ chế đặc thù mới có thể huy động được nguồn lực. Nếu chỉ trông chờ đơn thuần vốn đầu tư công, chắc chắn rất khó để cân đối.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/can-trong-cau-thi-khi-lam-duong-sat-toc-do-cao-192241105002419221.htm

Cùng chủ đề

Cần 2.000 tỉ đồng để đào tạo nhân lực chất lượng cho đường sắt tốc độ cao

Để thu hút được người giỏi học các chuyên ngành phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao, Nhà nước cần đầu tư 2.000 tỉ đồng nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó gồm khoản học bổng cho sinh viên. ...

Tin mới nhất, hay nhất trên Báo Giao thông ngày 11/2/2025

Kỳ vọng lớn từ dự án đường sắt 8,3 tỷ USD; Cân nhắc tăng thêm mức phạt vi phạm giao thông; Thị trường tài chính sôi động ngay sau Tết... là những tin mới nhất trên Báo Giao thông. ...

TPHCM: Dự kiến hơn 21.700 tỷ đồng mở rộng quốc lộ 13 lên 60m, rộng 10 làn xe

Quốc lộ 13 nối TPHCM với Bình Dương sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 21.700 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM vừa trình UBND thành phố thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Đây là một trong những...

Đề xuất 6 cơ chế đặc thù để tăng tốc các dự án đường sắt đô thị

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 12/2 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP HCM. ...

TPHCM cần hơn 58.000 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng 4 cửa ngõ huyết mạch

Để nâng cấp, mở rộng 4 cửa ngõ huyết mạch liên kết vùng, TPHCM cần hơn 58.000 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT. Ngày 10/2, đại diện Sở GTVT TPHCM cho biết, vừa hoàn tất Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và chính thức trình UBND TPHCM xem xét, thẩm định 4 dự án nâng cấp, mở rộng 4 cửa ngõ huyết mạch theo hình thức PPP, hợp đồng BOT. Các dự án trên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp

Nhiều đại biểu đề nghị xem lại việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp. Thực tế nhiều dự án luật khi trình Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. ...

Lập tổ công tác đặc biệt để giao đủ mặt bằng cao tốc Biên Hòa

Tổ công tác đặc biệt sẽ tham gia triển khai công tác GPMB cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua địa bàn phường Phước Tân để hoàn thành giao trong tháng 3 tới. ...

Tùng Dương, Nguyễn Xuân Son được đề cử ở Giải Cống hiến 2025

Ban Tổ chức vừa chính thức công bố top 5 đề cử tại các hạng mục của Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025. ...

Hàng vạn người chứng kiến trận đấu nảy lửa của các “ông Cầu” tại Vĩnh Phúc

Sáng 13/2 (16 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng vạn người đứng kín sân vận động tại xã Hải Lựu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) để xem những trận đấu nảy lửa của các "ông Cầu" tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu 2025. Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu thể hiện tinh thần thượng võ, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, phục vụ nhu cầu văn hóa, tâm linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, gia đình...

Gần 300 cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ hưu trước tuổi

Nhiều lãnh đạo ở Vĩnh Phúc xin nghỉ hưu trước tuổi để góp phần tạo thuận lợi cho công tác tinh gọn bộ máy. ...

Bài đọc nhiều

Kỳ vọng lớn từ dự án đường sắt 8,3 tỷ USD

Tuyến đường khi được đầu tư sẽ mở ra cơ hội lớn cho vận tải, kết nối quốc tế, giảm chi phí logistics. Để triển khai, nhiều cơ chế đặc thù đã được đề xuất. ...

Quy định mới về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 15/2025/NĐ-CP ngày 3/2/2025 về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt. ...

Ra quân hưởng ứng phong trào “Đường tàu

Trong không khí phấn khởi của mùa xuân, ngày 10/02, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lễ phát động phong trào "Đường tàu - Đường hoa" và chương trình “Tết trồng cây” xuân Ất Tỵ 2025 tại ga Kép. Đây là một hoạt động thể hiện tinh thần trách nhiệm của ngành đường sắt với môi trường, với cảnh quan của tuyến đường, nhà ga và với thế hệ tương lai. Phong trào trồng cây vào mỗi...

ĐSVN mở bán vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Năm nay, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 được nghỉ dài ngày (05 ngày) nên nhu cầu đi lại bằng tàu hỏa của người dân trước và sau kỳ nghỉ lễ tăng cao hơn so với ngày thường. Do đó, ngành Đường sắt mở bán bán vé các đoàn tàu chạy thường xuyên trong dịp này nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Theo đó, vé sẽ được mở bán từ nay đến hết ngày...

Đường sắt răng cưa Đà Lạt

Xuống cấp đồng bộNgày 20/11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn chính...

Cùng chuyên mục

Nhiều chính sách giảm giá vé tàu khách Bắc

Đường sắt áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, giảm giá vé tàu khách tuyến Bắc - Nam sau Tết, tùy mác tàu, cung chặng và mua xa ngày đi tàu. ...

Kỳ vọng lớn từ dự án đường sắt 8,3 tỷ USD

Tuyến đường khi được đầu tư sẽ mở ra cơ hội lớn cho vận tải, kết nối quốc tế, giảm chi phí logistics. Để triển khai, nhiều cơ chế đặc thù đã được đề xuất. ...

Quy định mới về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 15/2025/NĐ-CP ngày 3/2/2025 về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt. ...

Ra quân hưởng ứng phong trào “Đường tàu

Trong không khí phấn khởi của mùa xuân, ngày 10/02, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lễ phát động phong trào "Đường tàu - Đường hoa" và chương trình “Tết trồng cây” xuân Ất Tỵ 2025 tại ga Kép. Đây là một hoạt động thể hiện tinh thần trách nhiệm của ngành đường sắt với môi trường, với cảnh quan của tuyến đường, nhà ga và với thế hệ tương lai. Phong trào trồng cây vào mỗi...

Điều chỉnh quy mô đầu tư đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Tại Tờ trình Chính phủ ngày 7/2 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Bộ GTVT đã điều chỉnh quy mô, tổng mức đầu tư. ...

Mới nhất

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. ...

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. ...

Độc dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. ...

Cổ phiếu khoáng sản hút dòng tiền, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 13/2, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm. VN-Index phục hồi và giữ được đà tăng điểm đến hết phiên là nhờ sự trợ giúp của cổ phiếu VHM và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu khoáng sản...

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước thì là và nghệ tươi hàng ngày?

Tại sao nên kết hợp thì là và nghệ? Ủ hạt thì là với nghệ tươi hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và khả năng miễn dịch, đồng thời giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thì là và nghệ hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cường trao đổi chất và...

Mới nhất