Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần thời gian để điều chỉnh

Cần thời gian để điều chỉnh

Sau khi Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các đối tượng liên quan như nhà trường, giáo viên, học sinh…. sẽ cần có thời gian để thay đổi nhận thức, thói quen. Đây chính là cơ hội để mỗi học sinh tìm lại tinh thần tự học.

Thúc đẩy khả năng tự học

Trong bức thư ngỏ gửi giáo viên và học trò của trường nhân dịp đầu năm mới, ông Nguyễn Minh Quý – Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP Hải Phòng) nhìn nhận khi “thói quen” học thêm dừng lại, sự hoang mang, hụt hẫng, thậm chí là khó khăn lớn xuất hiện. Nhưng đây cũng chính là cơ hội để mỗi học sinh học được cách tự học.

bai chinh
Một tiết học tại Trường Tiểu học Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: NTCC.

Theo ông Quý, tự học không chỉ là kỹ năng mà còn là nền tảng để hình thành 3 phẩm chất quan trọng. Đó là tự tin, tự giác và tự chủ. Việc học thêm giúp các em đi theo dòng chảy có sẵn nhưng hiện nay, mỗi em cần tự chèo lái con thuyền, tìm kiếm nguồn học liệu phù hợp với sự trợ giúp của thầy cô và tự hệ thống hóa kiến thức, tìm kiếm lời giải. Các em chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở, chủ động sắp xếp thời gian, tìm tòi kiến thức mới, làm chủ công nghệ để khai thác kiến thức và kiên trì với mục tiêu.

Nhiều năm gắn bó với công việc giảng dạy, ông Quý hiểu được quy định học thêm mới ban đầu sẽ khó nhọc và khó khăn bởi nhiều học trò chưa có thói quen tự học, cần nhiều thời gian để hình thành. Việc dạy học khi ấy sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Khó khăn vì thu nhập giáo viên có sự sụt giảm đáng kể so với trước đây.

Nhưng với cái tâm của người làm nghề, thầy cô vẫn luôn ở đây, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ trực tiếp hoặc trực tuyến khi có thể. Các em học sinh hãy nhớ, dù có khó khăn thế nào, thầy cô vẫn luôn đồng hành, hướng dẫn và giúp đỡ các em khi cần.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo – GDĐT) cho biết: Theo quy định của Thông tư 29, nếu nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Nếu học sinh chưa đạt, nhà trường phải có trách nhiệm dạy thêm hay còn gọi là phụ đạo kiến thức. Tương tự với đối tượng học sinh được lựa chọn bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh ôn thi cuối cấp, nằm trong kế hoạch nhà trường, cũng thuộc trách nhiệm của nhà trường, được đưa vào kế hoạch giáo dục để thực hiện, không phải là hoạt động dạy thêm thu tiền học sinh.

Bộ GDĐT chỉ đạo các Sở GDĐT cần tăng cường chỉ đạo và giám sát các nhà trường thực hiện đúng trách nhiệm, đặc biệt là việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh cuối cấp ôn thi. Đồng thời tuyên truyền đầy đủ cho giáo viên, phụ huynh, học sinh về quy định dạy thêm, học thêm để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, học sinh yên tâm học tập, tuyệt đối không để tình trạng ngừng dạy thêm trong nhà trường là buông lỏng việc hỗ trợ học sinh học tập, ôn thi.

Không buông lỏng trách nhiệm của nhà trường, giáo viên

Liên quan đến việc chi trả cho hoạt động dạy thêm đúng quy định trong nhà trường, ông Thành cho biết, giáo viên kiêm nhiệm, dạy thừa giờ được thanh toán tiền thừa giờ theo quy định. Việc phân công giáo viên để bảo đảm sự công bằng, phù hợp về thời gian làm việc thuộc trách nhiệm của nhà trường.

Trong trường hợp nhà trường tổ chức dạy thêm cho các đối tượng học sinh theo quy định thì cần xây dựng kế hoạch hợp lý để những giáo viên được phân công dạy thêm không vượt giờ chuẩn quá nhiều, trong khi có những giáo viên khác lại chưa đủ giờ chuẩn. Nguồn kinh phí để chi trả tiền thừa giờ là nguồn kinh phí hợp pháp của nhà trường, bao gồm ngân sách và các khoản thu theo quy định.

Ông Nguyễn Xuân Thành cũng lưu ý, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, tự tìm tòi để thẩm thấu những nội dung đã được học trên lớp, tránh chuyện học thêm theo kiểu dồn ép kiến thức, không mang lại hiệu quả. Bộ GDĐT hạn chế 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường là nhằm hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm.

Trước hiện tượng một số giáo viên chuyển từ hình thức dạy thêm trực tiếp sang dạy trực tuyến, đại diện Bộ GDĐT cho biết theo quy định, giáo viên trường công sẽ không được dạy thêm trực tuyến có thu phí đối với học sinh mình đang trực tiếp giảng dạy tại trường. Đồng thời người dạy thêm trực tuyến có thu phí phải đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và chịu trách nhiệm theo quy định.

Còn nặng nề điểm số, dạy thêm, học thêm khó giải quyết bất cập

Ngày 17/2, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã đưa ra quan điểm về quy định dạy thêm, học thêm sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2.

Theo ông Cương, nếu phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm vì con không đi học thêm, còn nặng nề về điểm số… thì dù có nỗ lực, ngành Giáo dục cũng khó thể giải quyết căn cơ những bất cập về dạy thêm, học thêm. Vì vậy, ông Cương kêu gọi, phụ huynh, học sinh hãy tin tưởng, đồng lòng chung sức, khẳng định trách nhiệm gia đình cùng ngành Giáo dục thực hiện và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm, bảo đảm quyền lợi để các em được phát triển toàn diện.

Cùng ngày, Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố về triển khai Thông tư 29. Theo đó, Sở yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khẩn trương tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về Thông tư số 29. Ngoài ra, cơ sở giáo dục quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm; có kế hoạch kiểm tra, rà soát, kiên quyết không để xảy ra dạy thêm, học thêm không đúng quy định trong và ngoài nhà trường.

M.K



Nguồn: https://daidoanket.vn/day-them-hoc-them-can-thoi-gian-de-dieu-chinh-10300072.html

Cùng chủ đề

Báo Thanh Niên và Trường ĐH Nam Cần Thơ ký kết hợp tác

Thông qua hợp tác, Báo Thanh Niên đồng hành cùng Trường ĐH Nam Cần Thơ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, sự kiện và nhân sự; trong đó có việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hướng nghiệp cho sinh...

Dạy thêm, nhìn từ góc độ giáo viên

Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Huế, ra trường vào giữa thập niên 1980. Gần 10 năm dạy học, tôi chưa bao giờ có một tiết dạy thêm. ...

Sắp xếp dạy 2 buổi/ngày để lách quy định dạy thêm?

Đại diện Bộ GD&ĐT lên tiếng trước luồng ý kiến cho rằng các trường, địa phÆ°Æ¡ng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để lách quy định về cấm dạy thêm tại Thông tÆ° 29/2024. Sau khi Thông tư 29/2024 về dạy thêm học thêm được áp dụng, nhiều địa phương lên kế hoạch tổ chức phương án dạy học 2 buổi/ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Nhiều người cho rằng, việc các địa phương,...

Nâng cao năng lực ứng dụng AI cho giáo viên

Trong đó, công tác tập huấn được coi trọng, để giáo viên/nhân viên nhà trường có thể sử dụng thành thạo được AI trong công việc, từng bước phổ biến kiến thức, hiểu biết về AI để giúp...

Điểm sàn xét tuyển ngành sức khỏe và giáo viên năm 2025 ra sao?

Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, tuyển sinh trình độ CĐ năm nay dự kiến có một số điều chỉnh so với dự thảo lấy ý kiến và so với quy chế tuyển sinh năm 2024. Đáng chú ý trong đó là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành lập mới 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy

Chiều 20/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức, cán bộ. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị...

Hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển du lịch miền Tây

Nova Hotel & Resort World (NovaGroup) cho biết, tập đoàn vừa ký kết với Tập đoàn Marriott International (Marriott) của Mỹ chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm quản lý, khai thác và vận hành Khu nghỉ dưỡng Legacy Mekong tại Cồn Ấu TP Cần Thơ. ...

Cán bộ sẽ bị thay thế nếu không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Sau 6 tháng hoặc 1 năm, nếu cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì phải cương quyết bố trí, phân công nhiệm vụ khác. Đây là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đà...

Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ thêm 30% mức hỗ trợ chung

Theo chính sách của tỉnh Nam Định, người được hỗ trợ nếu được tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện nghỉ việc thì phải hoàn trả lại số tiền hỗ trợ đã nhận. ...

Thông qua Đề án chi hơn 6.000 tỷ đồng cho cán bộ nghỉ hưu

Chiều 20/2, Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã thông qua, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách, phục vụ yêu cầu sắp xếp tinh gọn bộ máy. ...

Bài đọc nhiều

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Cùng chuyên mục

Có nên “quay xe” trước cánh cửa ngành Sư phạm?

Thông tư 29 được áp dụng, việc dạy thêm, học thêm bị siết chặt. Với nhiều học sinh và phụ huynh có con đang học cuối cấp, câu hỏi đặt ra là: "Có nên "quay xe" trước cánh cửa ngành Sư phạm?". ...

Thành phố nào trong lành nhất Việt Nam?

Thành phố này được xếp hạng trong lành nhất Việt Nam, đồng thời thuộc nhóm những đô thị trong lành nhất Đông Nam Á. ...

Đảm bảo quyền lợi của học sinh khi Trường quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động

Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ sở giáo dục công lập và các nhà đầu tư, các trường có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận học sinh chuyển từ Trường quốc tế...

Trẻ ngại nói cảm ơn hay do tôi khó tính?

Câu chuyện về lời cảm ơn do chị Nguyễn Thị Thương, phụ huynh có con đang học lớp 9 ở TP.HCM kể và phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi lại. "Hôm ấy, con tôi đi cùng nhóm bạn tham gia một chương trình...

Mới nhất

Ông Đoàn Văn Phương làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang

Ngày 20/2, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập sở và triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường gồm ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giữ chức giám...

Có nên “quay xe” trước cánh cửa ngành Sư phạm?

Thông tư 29 được áp dụng, việc dạy thêm, học thêm bị siết chặt. Với nhiều học sinh và phụ huynh có con đang học cuối cấp, câu hỏi đặt ra...

Những việc cần làm sau kỳ họp bất thường

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua là kỳ họp đặc biệt hơn cả những kỳ họp bất thường từ trước tới nay. ...

Rõ việc, rõ trách nhiệm làm nhanh các dự án đường sắt

Quốc hội vừa thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM. ...

Cơ hội rộng mở cho vật liệu xanh

Nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí Hiện nay, ngành công nghiệp VLXD đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn quốc. Nhiều sản phẩm đã tham gia thị trường xuất khẩu như clanhke, kính tiết kiệm năng lượng, gạch ốp lát, đá ốp lát, sứ...

Mới nhất