- Trung tâm bảo trợ xã hội TP. Cần Thơ:
Đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp cho đối tượng - Cần Thơ đảm bảo đời sống người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn người dân trên địa bàn
- Thừa Thiên Huế xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em
Theo kế hoạch, UBND thành phố yêu cầu UBND quận/huyện chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát các xã/phường/thị trấn có nhiều hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi triều cường, mưa lũ.
Qua đó, xây dựng kế hoạch tham mưu UBND quận/huyện tổ chức điểm giữ trẻ em phù hợp và an toàn trong mùa mưa lũ năm 2023; vận động các hộ gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi bị ảnh hưởng nặng bởi triều cường, mưa lũ gửi trẻ tại các điểm tập trung để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Thời gian dự kiến khoảng 45 ngày, tùy theo tình hình thực tế (mực nước tại các quận, huyện) mà tổ chức các điểm giữ trẻ cho phù hợp. Địa điểm tại các xã, phường, thị trấn thuộc các quận, huyện trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi triều cường, ngập lụt trong mùa mưa lũ.
Số lượng theo thực tế phát sinh ở mỗi quận, huyện (mỗi điểm không quá 25 trẻ em). Đối tượng là những trẻ em dưới 6 tuổi sống trong các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách gặp khó khăn, bảo trợ xã hội, trẻ em sống trong gia đình có nguy cơ bị tai nạn, thương tích cao.
Về kinh phí thực hiện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sử dụng kinh phí trong dự toán của UBND TP giao từ đầu năm 2023, cụ thể kinh phí kiểm tra, giám sát của TP là 20 triệu đồng. UBND quận, huyện sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ngân sách 2023 của địa phương.
Cụ thể, thuê giáo viên dạy trẻ 90.000 đồng/ngày/người. Thuê bảo mẫu quản lý 80.000 đồng/ngày/người. Mua dụng cụ, đồ dùng cho trẻ 2 triệu đồng/điểm giữ trẻ. Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ 30.000 đồng/ngày/trẻ. Kinh phí kiểm tra tại các quận, huyện là 5 triệu đồng/quận, huyện.
Theo UBND TP Cần Thơ, kế hoạch này nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn tính mạng trẻ em trong mùa mưa lũ.