Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có...

Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Hệ lụy lớn với sức khỏe

Thực tế thời gian qua, trong mô hình bệnh tật ở Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong hàng đầu, ước tính trung bình cứ 10 người thì có 8 người chết do các bệnh không lây nhiễm.





Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia trong đó có Việt Nam nhằm giảm mức tiêu thụ và các tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe.

PGS-TS.Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho hay, đồ uống có đường cũng là nguyên nhân của ít nhất 9 nhóm bệnh (nguy cơ thừa cân béo phì, tiểu đường tuýp 2, hội chứng rối loạn chuyển hóa, tim mạch, tiết niệu, tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa, sa sút trí tuệ…).

Tiêu thụ đồ uống có đường/nước giải khát có đường gây ra những tác động nặng nề lên nền kinh tế, không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêu thụ nhiều và thường xuyên đồ uống có đường/ nước giải khát có đường là một nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. Đường dạng lỏng trong đồ uống có đường được dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ, vì vậy, cơ thể sẽ tiếp tục nạp năng lượng vào một cách không kiểm soát.

Do đó, tổng lượng calo nạp vào tăng lên dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng gây thừa cân, béo phì nhưng lại thiếu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do năng lượng từ đồ uống có đường/nước giải khát có đường là năng lượng rỗng.

Người lớn uống 1 lon nước ngọt/ngày trong vòng 1 năm có thể làm tăng tới 6,75kg cân nặng (nếu giữ nguyên mức dung nạp năng lượng từ các nguồn thực phẩm khác). Trẻ em uống nhiều đồ uống có đường thường xuyên có nguy cơ bị béo phì > 2,57 lần so với những trẻ không uống.

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường/nước giải khát có đường làm gia tăng cơ mắc các rối loạn chuyển hóa và các bệnh không lây nhiễm khác. Đường trong đồ uống có đường/nước giải khát có đường làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến insulin, cholesterol và các chất chuyển hóa gây ra huyết áp cao và viêm nhiễm. Những thay đổi này đối với cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, sâu răng, hội chứng chuyển hóa và bệnh gan.

Chẳng hạn, tiêu thụ đồ uống có đường/nước giải khát có đường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Người uống từ 354 – 704ml đồ uống có đường/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 > 26% và nguy cơ phát triển các bệnh về chuyển hóa khác > 20%.

Những nam giới và phụ nữ trung niên uống từ 01 ly/lon nước ngọt trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường cao hơn 25% – 32% và có khả năng mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn gần 45% so với những người không uống.

Đồ uống có đường/ nước giải khát có đường cũng khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nam giới uống 354ml đồ uống có đường/ngày có nguy cơ bị mạch vành hoặc tử vong do bệnh mạch vành > 20%. Nữ giới uống 708ml đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị bệnh mạch vành hoặc tử vong do bệnh mạch vành cao hơn 40%.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều và thường xuyên đồ uống có đường/nước giải khát có đường có nguy cơ bị tăng huyết áp > 1,36 lần; gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở cả nam và nữ. Cụ thể, phụ nữ uống một lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút > 75%. Nam giới uống 1 lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút > 1,45 lần, và uống >1 lon mỗi ngày có nguy cơ > 1,85 lần.

Nguy cơ ung thư đại trực tràng > 2 lần ở những người tiêu thụ ≥ 708ml đồ uống có đường/ngày. Đồng thời làm giảm khả năng sinh sản: Uống ≥ 354 ml đồ uống có đường/ngày có liên quan đến việc giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.

Chưa kể, việc tiêu thụ nhiều và thường xuyên đồ uống có đường/ nước giải khát có đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng và các bệnh về răng miệng, tác động xấu đến sức khỏe của xương. Nguy hiểm hơn, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường/nước giải khát có đường gây nguy cơ tử vong do liên quan tới bệnh tim mạch và ung thư hoặc nguyên nhân bất kỳ.

Cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường/nước giải khát có đường

Với những gánh nặng bệnh tật do đồ uống có đường/nước giải khát có đường gây ra như nêu trên theo nhiều chuyên gia, Việt Nam cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm này để giảm tiêu thụ, giảm gánh nặng bệnh tật cho người dân, đồng thời giảm chi phí điều trị y tế.

Trên thế giới, nhiều nước cũng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường vì nó mang lại 3 lợi ích, bao gồm cải thiện sức khỏe cộng đồng; tăng thu cho ngân sách nhà nước; và giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe với các bệnh có liên quan và giảm tổn thất năng suất lao động về dài hạn.

Tính đến 8/2023 đã có 117 quốc gia áp thuế đối với đồ uống có đường, trong đó 104 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này. Bằng chứng từ các khu vực đã thực hiện áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho các sản phẩm đồ uống có đường cho thấy mức giảm đáng kể trong việc tiêu thụ đồ uống có đường so với các khu vực không áp dụng thuế.

Bà Đinh Thị Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, chia sẻ: Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho đồ uống có đường có thể làm gia tăng ngân sách từ 5.300 – 17.350 tỷ đồng tùy theo cơ chế thuế và mức thuế suất.

Nguồn thu có được từ thuế đối với đồ uống có đường/nước giải khát có đường có thể được tái đầu tư vào các chương trình cải thiện sức khỏe cộng đồng như trợ cấp cho cơ sở hạ tầng, nước uống, hỗ trợ các bữa ăn lành mạnh tại trường học hoặc cung cấp quỹ tài chính cho các chiến dịch truyền thông sức khỏe. Đồng thời giúp tăng chi cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chương trình xã hội và thực hiện các đề án phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế Công cộng đã chỉ ra, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 20% trên giá bán lẻ đối với đồ uống có đường thì tỷ lệ thừa cân và béo phì có thể giảm lần lượt là 2.1% và 1.5%.

Với băn khoăn của nhiều người hiện nay về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường/nước giải khát có đường có làm giảm việc làm trong ngành công nghiệp nước giải khát?

Theo phân tích của một số chuyên gia, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường làm tăng giá bán lẻ dẫn đến giảm tiêu dùng các loại sản phẩm này nhưng không có bằng chứng nào về mối liên hệ với mất việc làm trong ngành đồ uống.

Theo Báo cáo “Các công cụ tài chính nhằm giảm tiêu dùng đồ uống có đường tại Việt Nam” do WHO công bố 2018 thì hiện tượng giảm việc làm trong ngành đồ uống thường đến từ việc ngành đầu tư dây chuyền công nghiệp hóa hiện đại, vì trên thực tế việc làm trong ngành đồ uống không nhiều vì mức độ công nghiệp hóa dây chuyền sản xuất rất cao.

Áp thuế đồ uống có đường giảm sức mua các nhóm đồ uống có đường chịu thuộc diện chịu thuế, nhưng ngành đồ uống còn cung ứng ra thị trường nhiều loại đồ uống khác mà không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có bằng chứng nào việc áp thuế này sẽ làm giảm sức mua của các loại đồ uống đó.

Cũng như chưa có bằng chứng nào về giảm doanh thu của ngành công nghiệp đồ uống, nhất là khi sức mua các loại đồ uống lành mạnh (như nước lọc) sẽ tăng khi đồ uống có đường bị áp thuế và điều này sẽ tạo ra các việc làm thay thế.

Áp thuế đồ uống có đường làm tăng doanh số các đồ uống lành mạnh không bị đánh thuế và tạo động cơ cho nhà sản xuất điều chỉnh lại công thức sản phẩm, giảm hàm lượng đường.

Tuy quá trình này có thể mất nhiều thời gian nhưng khi làm được sẽ giúp cho không bị mất công ăn việc làm và sản phẩm mới có mức tiêu dùng tăng sẽ bù lại cho lượng giảm đồ uống có hàm lượng đường cao hơn.

Điều này sẽ bù cho doanh thu đồ uống có đường mất đi. Nhiều khu vực có áp thuế đồ uống có đường đã có sự tăng trưởng trong tổng doanh số và doanh thu cho các nhà sản xuất đồ uống, mặt dù doanh số đồ uống có đường giảm.

Các nghiên cứu từ Mỹ, Mexico và Anh cho thấy không có sự mất việc làm đối với ngành sản xuất đồ uống hoặc ngành bán lẻ thực phẩm, không có các tác động kinh tế tiêu cực khác sau khi áp dụng thuế đồ uống có đường.

Tại thành phố Berkeley (California, Mỹ), doanh thu của các cửa hàng bán lẻ thực phẩm không giảm sau khi áp thuế đồ uống có đường, và việc làm trong ngành thực phẩm tăng 7% trong giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2016, 15 tháng sau khi triển khai đánh thuế.

Các đánh giá về thuế đồ uống có đường tại thành phố Philadelphia’s (Pennsylvania, Mỹ) sau 1 và 2,5 năm triển khai không ghi nhận thay đổi đáng kể nào về tình trạng thất nghiệp trong lĩnh vực siêu thị, sản xuất nước ngọt và các ngành công nghiệp liên qua sau khi đánh thuế đồ uống có đường so với các hạt lân cận không đánh thuế đồ uống có đường.

Nghiên cứu mô hình tác động của thuế đồ uống có đường từ 20% đến 50% ở Brazil còn chỉ ra mức thuế này sẽ làm tăng GDP và sẽ tạo ra từ 69.000 đến 200.000 việc làm, tùy thuộc vào thuế suất.

Mô hình mô phỏng tác động của thuế đồ uống có đường 20% tại bang Illinois và California cho thấy việc triển khai thuế sẽ dẫn tới tăng số việc làm thực ở cả hai bang.

Nghiên cứu về tác động của bộ luật ở Chile làm giảm 24,7% sức mua đồ uống có đường cũng cho thấy không có việc giảm việc làm.

Tại Mexico, việc giảm lao động chủ yếu xảy ra trong giai đoạn hiện đại hóa khi, ngành công nghiệp đồ uống tăng cường đầu tư máy móc, hiện đại hóa. Từ khi tăng thuế thì việc làm không thay đổi.

Một nghiên cứu mô hình tác động của thuế đồ uống có đường từ 20% đến 50% ở Brazil còn chỉ ra mức thuế này sẽ làm tăng tổng sản phẩm quốc nội từ 2,4 tỷ R$ (460 triệu USD) đến 3,8 tỷ R$ (736 triệu USD) và sẽ tạo ra từ 69.000 đến 200.000 việc làm, tùy thuộc vào thuế suất.

Áp thuế đối với đồ uống có đường/nước giải khát có đường sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực hiện tại và tương lai cho các hộ gia đình và xã hội đồng thời có nhiều khả năng tạo ra công ăn việc làm mới.

Theo số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế; trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là dưới 25g/ngày.

Ở Việt Nam, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng mạnh trong những năm qua. Tổng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng nhanh từ 1,59tỷ lít năm 2009 lên 6,67tỷ lít năm 2023 (tăng 420%). Tiêu thụ đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18.5 lít/người năm 2009, lên thành 66.5 lít/người năm 2023 (tăng 350%). Trong khoảng thời gian từ năm 2002-2016, lượng tiêu thụ đồ uống có ga đã tăng gấp 3 lần, sản phẩm đồ uống thể thao và nước tăng lực tăng 9 lần và sản phẩm trà/café hòa tan tăng 6 lần.





Nguồn: https://baodautu.vn/can-thiet-ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-d228009.html

Cùng chủ đề

Đồ uống có đường gây ra khoảng 2,2 triệu ca tiểu đường tuýp 2 trong năm 2020

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Nature Medicine, việc tiêu thụ đồ uống có đường trong năm 2020 đã dẫn đến khoảng 2,2 triệu ca tiểu đường tuýp 2 mới trên toàn cầu. Đồ uống có đường gây ra khoảng 2,2 triệu ca tiểu đường tuýp 2 trong năm 2020Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Nature Medicine, việc tiêu thụ đồ uống có đường trong năm 2020 đã dẫn đến khoảng 2,2 triệu...

Bác sĩ chỉ cách ăn trứng tốt nhất cho người lớn tuổi

Những gì chúng ta ăn có tác động đáng kể đến quá trình lão hóa sức khỏe khi chúng ta già đi, đặc biệt là khi phải đối phó với những thay đổi khi qua tuổi 60. ...

Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn

Theo Healthline, một nghiên cứu cho thấy không chỉ lượng đường tiêu thụ, mà nguồn gốc của nó và tần suất tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu được công...

Những món ăn nên tránh khi mắc huyết áp cao

Huyết áp cao hay tăng huyết áp có thể được kiểm soát bằng hoạt động thể chất đều đặn, duy trì cân nặng phù hợp và có một chế độ ăn uống hợp lý. Hướng dẫn từ chuyên gia dinh dưỡng rất quan trọng...

Trẻ em Việt thừa cân, béo phì cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á

Các chuyên gia y tế cho rằng cần có các biện pháp đồng bộ ngăn chặn thừa cân, béo phì ở trẻ em, trong đó hạn chế đồ uống có đường bằng cách đánh thuế. Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cắt giảm, đơn giản thủ tục hành chính trong y tế

Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tin mới y tế ngày 9/2: Cắt giảm, đơn giản thủ tục hành chính trong y tếBộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ...

Gợi mở thêm giải pháp để GDP tăng trên 8%

Nhất trí cao điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, đại biểu Quốc hội gợi mở thêm các giải pháp sát sườn, như tăng trưởng tín dụng cao hơn, hay tính toán gói kích thích kinh tế, tiếp tục miễn giảm thuế, phí trong một số lĩnh vực. Nhất trí cao điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, đại biểu Quốc hội gợi mở thêm các giải pháp...

Bất động sản tăng giá trị nhờ hoạt động văn hóa, nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật, văn hóa thêm sức hút cho khu đô thị trên toàn cầu, từ đó tăng giá trị bất động sản. Bất động sản tăng giá trị nhờ hoạt động văn hóa, nghệ thuậtCác hoạt động nghệ thuật, văn hóa thêm sức hút cho khu đô thị trên toàn cầu, từ đó tăng giá trị bất động sản. Kết hợp văn hóa, nghệ...

Các doanh nghiệp lớn kiến nghị gì trong cuộc gặp Thường trực Chính phủ

Nhiều cam kết và đề xuất cụ thể được đưa ra tại Cuộc gặp gỡ của Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới diễn ra sáng 10/2/2025. Các doanh nghiệp lớn kiến nghị gì trong cuộc gặp Thường trực Chính phủNhiều cam kết và đề xuất cụ thể được đưa ra tại...

Gọi tên tứ mã cổ phiếu ngành dược

Bốn mã cổ phiếu ngành dược phẩm vốn có tính phòng thủ cao đã chuyển thế tấn công với đà tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ - đều đang có câu chuyện liên quan đến bán vốn cho đối tác chiến lược và/hoặc thoái vốn nhà nước. Bốn mã cổ phiếu ngành dược phẩm vốn có tính phòng thủ cao đã chuyển thế tấn công với đà tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ - đều đang có câu chuyện liên...

Bài đọc nhiều

Đua trend trữ bánh chưng, bánh tét sau Tết, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì?

Sau Tết, nhiều người tìm cách bảo quản và chế biến lại bánh chưng, bánh tét để sử dụng lâu hơn mà vẫn giữ trọn hương vị. Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khuyên hạn chế rán bánh vì...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, công tác bảo đảm ATTP đã được các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai nghiêm túc, từ đó góp phần phục vụ Nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh và an toàn. Hiện nay đang là thời điểm sôi động của mùa lễ hội Xuân 2025. Nguy cơ mất ATTP và xảy ra sự cố...

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu

Thường xuyên ăn 2 món này trong bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, có thể gây hẹp hoặc xơ cứng động mạch. ...

Cùng chuyên mục

Người dân Cần Thơ, Trà Vinh đổ xô đi tiêm vaccine cúm mùa

Ngày 11/2, Bác sĩ chuyên khoa II (BSCKII) Huỳnh Minh Trúc - Giám đốc...

Clip người phụ nữ nói mình bị dàn cảnh móc túi trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 là dàn dựng

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), clip người phụ nữ nói mình bị dàn cảnh móc túi trước cổng bệnh viện chỉ là dàn dựng. Ngày 11-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2...

Hà Nội ghi nhận 114 ca mắc sởi

Cộng dồn năm 2025 đến nay, Hà Nội ghi nhận 327 trường hợp mắc sởi tại 29/30 quận, huyện (trừ huyện Phúc Thọ), tăng so với cùng kỳ năm 2024. Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 36 trường hợp dưới 6 tháng (11%); 44 trường hợp 6-8 tháng (13,5%); 35 trường hợp 9 - 11 tháng (10,7%), 64 trường hợp 1 - 5 tuổi (19,6%), 71 trường hợp 6 - 10 tuổi (21,7%), 77 trường hợp trên 10...

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả

Bộ Y tế giao các đơn vị triển khai đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton ở 3 bệnh viện lớn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam là Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế. ...

Loại lá “trường thọ”, dùng vài lá mỗi ngày ngăn ngừa ung thư

  Tăng cường chức năng não bộ Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có thể cải thiện chức năng não bộ, tăng cường trí nhớ, sự tập trung và khả năng học tập. L-theanine, một axit amin có trong trà xanh, có tác dụng kích thích sóng alpha trong não, giúp thư giãn tinh thần mà không gây buồn ngủ. Caffeine trong trà xanh cũng giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Trà xanh hỗ trợ...

Mới nhất

Cơ sở hạ tầng khí đốt bị tấn công, Ukraine hạn chế sử dụng điện

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết, Kiev ngày 11/2 đã áp đặt các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế cung cấp điện sau khi Nga triển khai nhiều cuộc tấn công ngay trong đêm và sáng sớm nhằm vào cơ sở hạ tầng khí đốt của quốc gia Đông Âu.

Vào mùa ‘đếm lá thu tiền’, nông dân thu tiền triệu mỗi ngày

TPO - Sau Tết, đặc biệt là dịp Rằm tháng Giêng, người trồng trầu không tại Nghệ An tất bật hái lá để phục vụ nhu cầu thờ cúng của người dân, thu tiền triệu mỗi ngày. 11/02/2025 | 13:32 ...

Nam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuê

Chị Nguyễn Thị L. (vợ của nam shipper bị hành hung) cho biết, do có gia cảnh khó khăn nên hai vợ chồng mới đến Hà Nội để làm thuê được hơn 1 năm thì xảy ra vụ việc chồng bị hành hung. Chiều 11/2, bên hành lang bệnh viện, chị Nguyễn Thị L. (vợ của nam shipper bị hành...

‘Đại gia’ ngân hàng kiến nghị bổ sung vốn điều lệ hằng năm tối thiểu 10.000 tỷ

Tổng giám đốc Agribank kiến nghị có cơ chế riêng cho các ngân hàng thương mại vốn Nhà nước, trong đó xem xét cấp bổ sung vốn điều lệ của Agribank, tối thiểu là 10.000 tỷ đồng/năm, bắt đầu từ năm 2025. Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại nhằm tăng tốc,...

Mới nhất